Định hướng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tin dụng chứng từ của ngân hàng ANZ trong thời gian tới:

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Thực trạng ngân hàng trong khoảng thời gian từ năm 2005-2010 và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán LC đến năm 2015 (Trang 38)

TẠI NGÂN HÀNG ANZ VIỆT NAM

3.1 Định hướng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tin dụng chứng từ của ngân hàng ANZ trong thời gian tới:

chứng từ của ngân hàng ANZ trong thời gian tới:

ANZ chính thức thiết lập mảng thị trường riêng là khu vực Mê Kông từ tháng 8/2009 nhằm tăng cường sự tập trung các hoạt động kinh doanh, đầu tư và gắn kết nhân sự giữa các thị trường Việt Nam, Lào và Campuchia. ANZ sẽ đầu tư mạnh mẽ vào Mê Kông trong tương lai với tôn chỉ "Hướng tới cộng đồng" bằng hình thức kinh doanh minh bạch, giao dịch đơn giản, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng. Đây là chiến lược để ANZ phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu ở khu vực Mê Kông. Ngân hàng bán lẻ của Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong một vài năm tới cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế. Việt Nam là thị trường tiềm năng, trong đó dân số có tài khoản ngân hàng còn rất ít (chỉ chiếm 10- 12%) và chỉ có khoảng 1% người sử dụng thẻ tín dụng. Vì vậy, các sản phẩm cho vay tiêu dùng, thẻ tín dụng, các sản phẩm quản lý tài chính và đầu tư sẽ tiếp tục phát triển.

Tại Việt Nam, ANZ đang đầu tư mạnh mẽ, chú trọng đến việc phát triển các gói sản phẩm và dịch vụ với nhiều tính năng linh hoạt, thuận tiện, đáp ứng tối đa các nhu cầu tài chính đa dạng của khách hàng. Các gói sản phẩm giao dịch (tài khoản thông minh và đắc lợi trực tuyến), tiết kiệm và đầu tư, gói các sản phẩm vay tiêu dùng và các sản phẩm ngân hàng với các lợi ích bảo hiểm sẽ là những sản phẩm ANZ quan tâm nhiều hơn. Để phục vụ tốt khách hàng, ANZ tăng cường mở rộng hệ thống ATM, các kênh phân phối bán lẻ, trung tâm chăm sóc khách hàng 24/7, đội ngũ chuyên gia phục vụ tận nơi, các tiện ích ngân hàng trực tuyến và dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động cũng sẽ được đầu tư mở rộng. Việt Nam và khu vực Mê Kông là thị trường chiến lược của ANZ, vì chúng tôi muốn trở thành ngân hàng hàng đầu khu vực này.

Cùng theo với hoạt động chung của ngân hàng, hoạt động thanh toán quốc tế cũng có hướng đi rõ ràng trong thời gian tới. Khu vực Mê Kông được ANZ xác định như một mảng thị trường riêng nên hoạt động thanh toán quốc tế trong hoạt động này đang được bổ sung đầu tư lớn về nghiên cứu thị trường, tập quán kinh doanh trong khu vực. Các Chuyên viên của phòng thanh toán quốc tế đều là người bản xứ và là những nhân viên đã hoạt động lâu năm trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Họ hiểu rõ thị trường và có thể cố vấn cho lãnh đạo ngân hàng hiểu rõ hơn về tập quán kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam và trong khu vực, cũng như các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Từ đó lãnh đạo phòng thanh toán quốc tế có thể đưa ra các biện pháp, dịch vụ đáp ứng tốt hơn nhu cầu và phù hợp với khách hàng.

Gần đây dịch vụ thanh toán quốc tế đang được đầu tư mạnh mẽ, trong đó có phương thức thanh toán L/C, do nền kinh tế mở cửa đã mở rộng cơ hội giao thương nên nhu cầu thanh toán tăng nhanh chóng. Theo ông Lê Tuấn Anh, Giám đốc kinh doanh ngoại hối ANZ, việc đầu tư dịch vụ thanh toán quốc tế còn góp phần giảm thiểu tình trạng chuyển ngân lậu tại một số nước, tăng doanh số chuyển tiền kiều hối qua kênh ngân hàng, hỗ trợ thiết thực cho công cuộc đổi mới và phát triển đất nước.

Khủng hoảng 2009 đã làm cho doanh số thanh toán xuất nhập khẩu, trong đó có doanh số thanh toán theo L/C giảm đáng kể. Tuy nhiên, so với tốc độ giảm doanh số này của các ngân hàng Việt Nam, ANZ đang và sẽ tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng trong dịch vụ thanh toán quốc tế trong thị trường. Làm được điều này chính là nhờ ANZ đã và đang không ngừng mở rộng quan hệ đại lý và củng cố các quan hệ đại lý với các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nước ngoải. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đã đa dạng hóa các sản phẩm tài trợ thương mại trên cơ sở lập các bộ phận chuyên trách để nghiên cứu, tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu khách hàng, từ đó vực dậy lòng tin của khách hàng và củng cố uy tín của ngân hàng trong dịch vụ thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán L/C tại ANZ nói riêng.

Bên cạnh đó, ANZ trực tiếp đảm bảo các quyền lợi cho khách hàng của mình thông qua việc khai thác có hiệu quả, chủ động nguồn ngoại tệ phục vụ cho nhu cầu khách hàng và ưu tiên hỗ trợ tài chính thông qua chương trình tài trợ nhập khẩu;

L/C được mở và chuyển đến người thụ hưởng trong thời gian ngắn nhất và tiết kiệm chi phí nhờ vào mạng lưới đại lý rộng khắp của ANZ. ANZ thực hiện ký quỹ linh động tùy thuộc vào quy mô sử dụng sản phẩm dịch vụ và mối quan hệ của khách hàng và Ngân hàng. Khách hàng nhận bản nháp L/C trong thời gian ngắn, thuận tiện trong việc giao dịch với nhà nhập khẩu. Bên cạnh đó khách hàng được tư vấn miễn phí nghiệp vụ nhằm giảm thiểu các rủi ro và chi phí cũng như được đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin.

ANZ Việt Nam cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ từ phía ngân hàng mẹ tại Úc và chính phủ, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Thực trạng ngân hàng trong khoảng thời gian từ năm 2005-2010 và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán LC đến năm 2015 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w