Nguyên nhân chủ quan:
-Ngân hàng chưa đẩy mạnh hoạt động Marketing với đúng sức của mình. Mặc dù có những ưu thế về quan hệ với các ngân hàng trên nhiều quốc gia trên thế giới, bề dày kinh nghiệm của ngân hàng so với các ngân hàng trong nước… nhưng do
lượng khách hàng đến với dịch vụ thanh toán quốc tế của ANZ phần lớn là các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đã có quan hệ làm ăn lâu dài, trong hoạt động thanh toán hàng xuất theo phương thức L/C thì các khách hàng chính là các tổng công ty xuất khẩu lớn… nên chưa nhiều doanh nghiệp biết đến các ưu việt của ngân hàng trong hoạt động thanh toán theo L/C. Việc thu hút doanh nghiệp mới vào hoạt động này của ANZ là rất cần thiết, trên thực tế thực lực của ngân hàng là cao.
-Trình độ chuyên môn của nhân viên phòng thanh toán quốc tế còn hạn chế; đội ngũ nhân viên còn mỏng. Mặc dù đội ngũ nhân viên thanh toán quốc tế của ANZ được đào tạo chuyên môn bài bản, ngoại ngữ thành thạo, trong hoạt động thực tế vẫn tồn tại những thiếu sót cần được sửa chữa. Có nhiều giao dịch với khách hàng còn thể hiện tính cứng nhắc, phối hợp không đồng đều giữa các bộ phận dẫn tới tình trạng thông báo sửa chữa L/C cho khách hàng nhiều lần… Chưa kể đến trong quá trình nghiệp vụ các sai sót nhỏ nhặt do bất cẩn , nhầm lẫn còn xảy ra, gây bất tiện cho khách hàng.
-Mặc dù văn phòng của ANZ được trang bị máy móc đầy đủ, nhưng cả phòng (bao gồm nhiều phòng khác nhau) chỉ có 1 máy fax, nhiều khi trục trặc tốn rất nhiều thời gian để chờ được sửa chữa dẫn đến bất tiện
-Tình trạng khan hiếm ngoại tệ trong thanh toán hàng nhập cũng làm cho ANZ mất đi 1 lượng khách hàng tiềm năng.
Nguyên nhân khách quan:
-Môi trường pháp lý tại Việt Nam tạo ra nhiều khó khăn cho các ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức L/C. Chính phủ và các bộ ngành có liên quan thường xuyên thay đổi về danh mục các mặt hàng được phép xuất nhập khẩu, biểu thuế… làm cho doanh nghiệp bị động và cũng ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế băng L/C của ngân hàng. Các thủ tục hành chính trong hoạt động XNK còn rườm rà. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia hiện có chính sách, luật lệ không rõ ràng. Ngoài ra, còn không ít nghiệp vụ mới đang gây tranh cãi giữa các quốc gia về thanh toán quốc tế cũng làm cho hoạt động thanh toán quốc tế nói chung vấp phải nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện.
- Càng có nhiều ngân hàng nước ngoài ồ ạt tràn vào thị trường Việt Nam, vì thế nên cạnh tranh giữa các ngân hàng trong mọi hoạt động trở nên rất gay gắt.
- Trình độ kinh nghiệm của khách hàng nhiều khi là nguyên nhân quan trọng trong việc chậm trễ hay sai sót trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức L/C của ANZ. Doanh nghiệp Việt Nam có nhược điểm là khi thanh toán quốc tế không xem kỹ L/C, không có kiến thức đầy đủ về các hợp đồng và điều khoản đi kèm; chưa hiểu rõ các thủ tục giao nhận hàng, nhận biết đơn hàng cũng như các biện pháp quản lý rủi ro về mặt chứng từ, lãi suất, tỷ giá... Bên cạnh đó, sự không nắm bắt được tình hình các chính sách kinh tế chính trị thay đổi thường xuyên của những nước đối tác, doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam rất dễ bị rủi ro.
- Phòng thanh toán quốc tế còn đối mặt với nhiều rủi ro về các hành vi lừa đảo, từ đó dẫn tới rụt rè trong việc chọn lựa và tiếp nhận khách hàng. Các rủi ro mà ngân hàng thường gặp phải trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức L/C là:
+ Rủi ro không đảm bảo khả năng thanh toán ngoại tệ của Ngân hàng: Ngân hàng không cân đối được nguồn vốn và sử dụng ngoại tệ dẫn đến không đủ số dư ngoại tệ trên tài khoản để thực hiện các chi trả cho nước ngoài đúng hạn, làm ảnh hưởng uy tín của Ngân hàng trên trường quốc tế.
+ Rủi ro trong thanh toán: Bao gồm những rủi ro như không đòi được tiền thanh toán tuy đã giao hàng, hoặc đã thanh toán nhưng chưa nhận được hàng hoặc hàng nhận được không đủ tư cách phẩm chất ... Loại rủi ro này là do rất nhiều nhân tố như rủi ro về hoạt động chính trị, rủi ro về mặt kinh tế như phía nước ngoài gặp khó khăn về tài chính hoặc tuyên bố phá sản, rủi ro đạo đức như đối tác nước ngoài có hành vi lừa đảo.
+ Rủi ro về tỷ giá: là những thiệt hại gây ra do sự biến động của tỷ giá gây nên. - Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức L/C trong lĩnh vực hàng nhập khẩu thấp hơn nhiều so với xuất khẩu, tạo ra sự không cân đối trong tỉ trọng thanh toán quốc tế của toàn ngân hàng.
CHƯƠNG 3: