Qui mô và số món thanh toán hàng xuất theo phương thức L/C:

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Thực trạng ngân hàng trong khoảng thời gian từ năm 2005-2010 và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán LC đến năm 2015 (Trang 25)

So với doanh số của hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ, thì doanh số của hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức này nhỏ hơn rất nhiều. Tình trạng này không chỉ diễn ra tại ngân hàng ANZ mà là hiện tượng chung với mọi ngân hàng hoạt động trên thị trường Việt Nam. Một nguyên nhân dễ thấy và trực tiếp nhất là tình trạng nhập siêu của cả nước. Lấy ví dụ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong năm 2007 đạt 111,2 tỷ USD, tăng 31,3% so với năm 2006. Trong đó xuất khẩu chiếm 48,56 tỷ USD, bằng 121,9% so với năm 2006; và nhập khẩu là 62,7 tỷ USD, tăng khoảng 40%, gấp 2 lần tốc độ tăng xuất khẩu. Chính vì thế mà nhập siêu bị đẩy lên một mức rất cao (14,12 tỷ USD), con số này gấp 2 lần tình trạng nhập siêu năm 2006 (5,06 tỷ USD). Năm 2008, nhập siêu ở mức khoảng 17 tỷ USD, tuy tốc độ tăng đã giảm đáng kể so với năm 2007, nhưng đây vẫn là một con số lớn.

Mặc dù chiếm 1 tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số thanh toán quốc tế, và so với hoạt động thanh toán L/C nhập, doanh số xuất khẩu bằng phương thức L/C vẫn

đạt được những kết quả đáng kể, thể hiện tiềm năng phát triển của hoạt động này trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới những năm tiếp theo.

Bảng 6: Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng ANZ Việt Nam

Năm Thanh toán xuất khẩu bằng L/C Doanh số (triệu USD) Số món +/- (%) Tỉ trọng trên tổng doanh số TTQT (%) 2005 14,2 245 - 2,1 2006 16,8 232 + 117,8 1,73 2007 35,9 250 + 213,9 2,3 2008 44,0 344 + 122,7 2,0 2009 92,7 499 + 210,7 3,1

(Nguồn: Báo cáo phòng thanh toán quốc tế –ANZ Việt Nam)

Là một ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, ANZ đã và đang tiếp tục nỗ lực thiết lập quan hệ với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam như: Tổng công ty than, Tổng công ty lương thực, Tổng công ty chè Việt Nam, tổng công ty Cà phê, Tổng công ty dầu khí… để tích cực nâng cao số xuất khẩu bằng phương thức L/C trong hoạt động thanh toán quốc tế của mình. Năm 2005 doanh số thanh toán hàng xuất là 14,2 triệu USD; sang đến năm 2006, con số này là 16,8 triệu USD, tăng trưởng bằng 117,8% so với năm 2005. Mặc dù có doanh số xuất khẩu L/C không cao nhưng nhìn chung ANZ có thế mạnh riêng của mình như có tiềm lực về ngoại tệ và công nghệ. Bên cạnh đó ANZ còn có hệ thống các ngân hàng đại lý trên khắp thế giới. Mối quan hệ này mang đến cho ANZ nhiều giao dich thanh toán hàng xuất khẩu như: thông báo L/C, đại lý nhận tiền…

Năm 2007 là năm mà ANZ đạt được kết quả cao trong cả 2 hoạt động thanh toán hàng xuất và nhập khẩu theo phương thức L/C. Trong năm này, ANZ tăng hạn mức xác nhận thư tín dụng và thiết lập thêm mã khoá giao dịch trực tiếp với nhiều ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu giao dịch của khách

hàng. Doanh số thanh toán hàng xuất năm 2007 là 35,9 triệu USD, bằng 213,9% - tăng lên hơn gấp đôi so với năm 2006.

Trong năm 2008, từ tháng 9 tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toán cầu đã bắt đầu thể hiện trong hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đồng loạt giảm giá mạnh, đặc biệt ở mặt hàng dầu thô, nông sản, thủy sản… Trong hai tháng cuối năm, lượng đơn hàng từ đối tác nước ngoài của nhiều ngành hàng bị hủy bỏ hoặc sụt giảm, tiêu biểu như dệt may giảm khoảng 20% - 30% về số đơn hàng và giá, thủy sản giảm khoảng 30% đơn hàng và giá… Tuy nhiên, giá hàng hóa trên thị trường thế giới leo thang cũng là yếu tố thúc đẩy tăng kim ngạch xuất khẩu. Chính điều này làm cho doanh số thanh toán hàng xuất trong năm 2008 chỉ tăng 22,7% so với năm 2007, ở mức 44 triệu USD.

ANZ khi tới Việt Nam đã cung cấp cho khách hàng dịch vụ thanh toán thuận tiện với nhiều phương thức như: tạm ứng, tài khoản mở, ký thác, nhờ thu… Các dịch vụ hỗ trợ như quản lý rủi ro và tài trợ mậu dịch, dịch vụ ngân hàng điện tử cũng được ANZ phổ biến thực hiện để đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng. Tại ANZ, L/C được giao tận tay người xuất khẩu, khách hàng còn được hạ thấp phí dịch vụ, lãi suất cho vay chiết khấu và mức ký quỹ. Năm 2009, hoạt động thanh toán hàng xuất của ANZ tiếp tục trên đà phát triển ổn định với con số tăng trưởng hơn 2 lần – 210% so với năm 2008, với gần 100 triệu USD doanh số thanh toán. Tuy với kết quả tăng trưởng ấn tượng này, hoạt động thanh toán hàng xuất của phòng thanh toán quốc tế ngân hàng ANZ Việt Nam còn chiếm tỉ trọng rất khiêm tốn trong tổng doanh số thanh toán quốc tể của ngân hàng. Đây thực sự là một mảnh đất tiềm năng để ngân hàng mở rộng khai thác trong tương lai.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Thực trạng ngân hàng trong khoảng thời gian từ năm 2005-2010 và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán LC đến năm 2015 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w