BAØI 40: BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN LỚP 4 TUẦN 20 (Trang 30 - 33)

I.MỤC TIÊU :

- Nêu được một số biện pháp bảo vệ khôn khí trong sạch:thu gom ,xử lí phân ,rác hợp lí ; giảm khí thải ,bảo vệ rừng và trồng cây

- Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bầu không khí trong sạch. - Có ý thức bảo vệ bầu không khí trong sạch

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình trang 80, 81 SGK

- Sưu tầm các tư liệu, hình vẽ, tranh ảnh về các hoạt động bảo vệ môi trường không khí.

- Giấy khổ lớn đủ cho các nhóm, bút màu III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

T.G HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 1’ 12’ 1. Ổn định: 2.

Bài cũ: Không khí bị ô nhiễm

- Thế nào là không khí sạch và thế nào là không khí bị ô nhiễm?

- Nêu những nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm

- GV nhận xét, chấm điểm 3.Bài mới:

 Giới thiệu bài

Hoạt động 1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch

- Hát

- HS trả lời - HS nhận xét - HS trả lời - HS nhận xét

Mục tiêu: HS nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.

Cách tiến hành:

+ Bước 1: Làm việc theo cặp

- GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 80,81 SGK và trả lời câu hỏi

+ Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV gọi 1 số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp

Kết luận của GV: Chống ô nhiễm không khí bằng cách:

- Thu gom và xử lí rác, phân hợp lí.

- HS quan sát và thảo luận câu hỏi theo cặp

- Một số HS trình bày kết quả làm việc. HS cần nêu được:

Những việc nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch được thể hiện qua các hình vẽ:

Hình 1 : các bạn vệ sinh lớp học để tránh bụi.

Hình 2: vứt rác vào thùng có nắp đậy để tránh bốc mùi hôi thối và khí độc.

Hình 3: nầu ăn bằng bếp cải tiến tiết kiệm củi, khói và khí thải theo ống bay lên cao, tránh cho người đun bếp hít phải

Hình 5: trường học có nhà vệ sinh hợp quy cáchgiúp HS đi đại tiện và tiểu tiện đúng nơi quy định và xử lí phân tốt không gây ô nhiễm môi trường

Hình 6: cảnh thu gom rác ở thành phố làm đường phố sạch đẹp, tránh bị ô nhiễm môi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 7: trồng cây gây rừng là biện pháp tốt nhất để giữ cho bầu không khí trong sạch.

Việc không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch được thể hiện qua các hình:

Hình 4: nhóm bếp than tổ ong gây ra nhiều khói và khí thải độc hại

Liên hệ bản thân, gia đình HS đã làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch

12’

5’

- Giảm lượng khí thải độc hại của xe co 1động cơ chạy bằng xăng, dầu và của nhà máy, giảm khói đun bếp,… * GDMT : Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh để giữ cho bầu không khí trong lành…

Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động bảo vệ bầu không khí trong sạch

Mục tiêu: Bản thân HS cam kết tham gia bảo vệ bầu không khí trong sạch và tuyên truyền, cổ động người khác cùng bảo vệ bầu không khí trong sạch.

Cách tiến hành:

+ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn:

GV chia nhóm 4 và giao nhiệm vụ cho các nhóm:

- Xây dựng bản cam kết bảo vệ bầu không khí trong sạch.

- Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ bầu không khí trong sạch. - Phân công từng thành viên của nhóm vẽ hoặc viết từng phần của bức tranh. + Bước 2: Thực hành

- GV đi tới các nhóm kiểm tra và giúp đỡ, đảm bảo mọi học sinh được tham gia

+ Bước 3: Trình bày và đánh gia

- GV đánh giá, nhận xét, chủ yếu tuyên dương các sáng kiến tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ bầu không khí trong sạch. Tranh vẽ đẹp hay xấu không quan trọng.

4.Củng cố – Dặn dò:

- GV đưa ra bài tập trắc nghiệm nên làm hoặc không nên làm.

- GV nhận xét tinh thần, thái độ học

- HS thảo luận theo nhóm 4

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm làm việc như GV đã hướng dẫn - Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình. Cử đại diện phát biểu cam kết của nhóm về việc thực hiện bảo vệ bầu không khí trong sạch và nêu ý tưởng của bức tranh cổ động do nhóm vẽ. Các nhóm khác có thể góp ý để nhóm đó tiếp tục hoàn thiện, nếu cần

a) Trồng cây gây rừng.

b) Đốt bọc ni-lon cho sạch rác. c) Chăm sóc vườn cây của trường.

tập của HS.

- Chuẩn bị bài: Aâm thanh

Tập làm văn

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN LỚP 4 TUẦN 20 (Trang 30 - 33)