Hình phạt áp dụng đối với tội loạn luân

Một phần của tài liệu Tội loạn luân trong luật hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 55 - 56)

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế về hình sự nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quyết định trong bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của tòa án để tước bỏ hay hạn chế quyền, tự do của người bị kết án theo các quy định

của pháp luật hình sự. Hình phạt chỉ do tòa án quyết định trong bản án kết tội đối với bị cáo vì đã thực hiện tội phạm. Hình phạt là biểu hiện rõ ràng quan điểm, thái độ của nhà nước trong cuộc đấu tranh chống các loại tội phạm. Việc quy định hình phạt phải phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội nhằm đáp ứng đòi hỏi của công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, đạt được mục đích của hình phạt không chỉ trừng trị mà nó còn giáo dục, cải tạo người phạm tội góp phần bảo vệ chế độ và trật tự xã hội và các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Ngay trong khái niệm về tội phạm đã đề cập đến tính chịu hình phạt là đặc điểm của tội phạm. Tội phạm và hình phạt luôn đi liền với nhau. Tính chịu hình phạt là hậu quả tất yếu mà người phạm tội phải gánh chịu trước nhà nước tuy nhiên hình phạt chỉ đi liền với tội phạm mà nó không phải là thuộc tính bên trong của tội phạm.

Điều 150 Bộ luật hình sự hiện hành chỉ quy định một trường hợp phạm tội, người phạm tội bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. Nó là tội phạm nghiêm trọng.

Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội loạn luân theo Điều 150 Bộ luật hình sự, tòa án cũng phải căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại chương VII Bộ luật hình sự. Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng, thì tòa án có thể áp dụng mức thấp nhất của khung hình phạt (dưới sáu tháng tù) hoặc được hưởng án treo nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự; nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng, không có hoặc có ít tình tiết giảm nhẹ, gây hậu quả nghiệm trọng thì có thể bị phạt đến năm năm tù.

Một phần của tài liệu Tội loạn luân trong luật hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 55 - 56)