Tội loạn luân những vấn đề lý luận

Một phần của tài liệu Tội loạn luân trong luật hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 44 - 47)

Tội phạm là một hiện tượng xã hội – pháp lý gắn liền với sự ra đời của nhà nước và pháp luật. Trong hình thái kinh tế xã hội đầu tiên của lịch sử nhân loại – chế độ công xã nguyên thủy - khi chưa xuất hiện nhà nước và

pháp luật, cũng như sở hữu tư nhân và các giai cấp đối kháng, thì những hành vi gây thiệt hại cho con người, cho bộ tộc nào đó hoặc cho xã hội mặc dù nó mang tính chất tội phạm đều được mọi người tự giải quyết với nhau không phải bằng quyền lực nhà nước mà bằng quyền lực xã hội. Nói một cách khác, các xung đột ở thời đó được điều chỉnh không phải bằng các quy phạm pháp luật mà bằng các quy phạm xã hội khác có tính chất tập quán, tôn giáo và đạo đức. Sau khi chế độ công xã nguyên thủy tan rã, trong các hình thái kinh tế xã hội tiếp theo các quy định của pháp luật hình sự về tội phạm đều thể hiện ý chí của giai cấp thống trị – giai cấp nắm quyền lực nhà nước.

Ở Việt Nam ngay trong thời kỳ Lê Sơ, thời kỳ nhà Nguyễn với Bộ luật Hồng Đức và Hồng Đức Thiện Chính Thư và Bộ luật Gia Long (Hoàng Việt Luật Lệ) đều không ghi nhận định nghĩa pháp lý về tội phạm mà chỉ quy định những hành vi nguy hiểm cho chế độ phong kiến là tội phạm và phải chịu hình phạt. Sang đến Bộ luật hình Canh Cải cũng vẫn chưa có quy phạm định nghĩa về tội phạm, nhưng đã có sự phân loại tội phạm thành: Trọng tội, khinh tội và vi cảnh với các chế tài hình sự khác nhau. Pháp luật thời kỳ toàn quốc kháng chiến năm 1945 vẫn chưa có quy phạm định nghĩa về tội phạm mà chỉ quy định những tội phạm cụ thể và các biện pháp pháp lý hình sự áp dụng đối với chúng, nhằm phục vụ yêu cầu của cuộc kháng chiến. Đến trước khi có Bộ luật hình sự năm 1985 thì định nghĩa pháp lý về khái niện tội phạm vẫn chưa được ghi nhận chính thức trong các văn bản quy phạm pháp luật hình sự. Phải đến khi có Bộ luật hình sự năm 1985 định nghĩa pháp lý về tội phạm mới được ghi nhận. Trong Bộ luật hình sự năm 1985, lần đầu tiên định nghĩa pháp lý về khái niệm tội phạm đã được ghi nhận chính thức tại Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1985 như sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền,

thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạm chế độ Nhà nước xã hội chủ nghĩa, chế độ kinh tế và sở hữu xã hội chủ nghĩa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa” [4,14]

Hiện nay trong khoa học luật hình sự có rất nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa tội phạm. Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định:

“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa” [5,19]. Căn cứ vào các quy định của pháp luật về tội phạm và một số quan điểm khoa học về tội phạm. GS.TSKH Lê Cảm đưa ra định nghĩa khoa học của khái niệm tội phạm như sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự (tức là hành vi bị pháp luật hình sự cấm), do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi (cố ý hoặc vô ý)”. [12,297]

Định nghĩa khoa học của khái niệm tội phạm nêu trên là định nghĩa có tính tổng thể phản ánh được đầy đủ nội hàm của khái niệm tội phạm về nội dung và hình thức. Khái niệm này đã thể hiện được đầy đủ cả ba bình diện tương ứng với năm đặc điểm của tội phạm là:

- Bình diện khách quan (nội dung) – Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

- Bình diện pháp lý (hình thức) - Tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự.

- Bình diện chủ quan – Tội phạm là hành vi do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi.

Hành vi giao cấu với người cùng dòng máu trực hệ, với anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc anh chị em cùng mẹ khác cha là hành vi nguy hiểm cho xã hội, nó được quy định trong Bộ luật hình sự nên nó là hành vi trái pháp luật hình sự. Nó là tội phạm khi người thực hiện hành vi này là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiện hình sự và có lỗi. Tôi loạn luân được quy định tại Điều 150 Bộ luật hình sự năm 1999 thuộc chương XV các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình.

Một phần của tài liệu Tội loạn luân trong luật hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)