Bảng 4: Tình hình Nợ quá hạn qua các năm

Một phần của tài liệu luận văn quản trị rủi ro Ngăn ngừa và quản lý nợ quá hạn tại Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long – chi nhánh Hà Tây (Trang 40)

STT CHỈ TIÊU Năm2007 Năm2008

Chênh lệch 2008 – 2007 Năm 2009 Chênh lệch 2009 – 2008 1. Dư nợ đến ngày 31/12 231,141 302,559 30.9 % 483,449 59.79% 2. Nợ quá hạn 5,459 7287 33.49 % 12387 70% 3. Tỷ lệ % nợ quá hạn 2.36 % 2.4% 2.56% 4. Nợ xấu 2873 2994 4.2 % 5010 67.33% 5. Tỷ lệ % nợ xấu 1.24% 0.99% 1.03%

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy giá trị nợ quá hạn trong 3 năm 2007, 2008 và 2009 đang tăng lên. Tổng dư nợ năm 2008 tăng 30.9 % (71,418 triệu đồng) so với

năm 2007 nhưng tổng nợ quá hạn lại tăng với mức 33.49% cao hơn so với mức tăng tổng dư nợ. Sang năm 2009, mức tăng nợ quá hạn là 70% cao hơn mức tăng tổng dư nợ (59.79%).

Nợ quá hạn của các năm 2008, 2009 có tăng lên nhưng nguyên nhân chủ yếu là do các khoản vay từ những năm trước đã đáo hạn, sang năm sau mới chuyển sang nợ quá hạn. Thực chất nợ quá hạn mang tính chất thời điểm chứ không phản ánh được toàn bộ hoạt động của ngân hàng.

Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên, tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ vẫn dưới mức 3%. Điều này cho thấy ngân hàng vẫn luôn đảm bảo tỷ lệ an toàn mà ngân hàng nhà nước cho phép.

Riêng về các khoản nợ xấu (nợ nhóm 3 – 5) tuy tăng nhưng với tốc độ chậm hơn rất nhiều so với nợ quá hạn. Điều này càng phản ánh rõ tính chất thời điểm của nợ quá hạn. Thành tích đạt được của MHB trong những năm qua là luôn giữ tỷ lệ nợ xấu quanh mức 1%. Đây là một thành tích đáng biểu dương của các cán bộ tín dụng trong thời kỳ khủng hoảng và hậu khủng hoảng vừa qua, khi các ngân hàng luôn phải đối mới với nguy cơ nợ quá hạn, nợ xấu cao trong kinh doanh.

Xét một cách tổng thể, có thể thấy chất lượng tín dụng của MHB Hà Tây trong năm 2009 vẫn giữ vững so với những năm trước và là cao trong toàn ngành. Để đạt được thành tích trên, có phần công sức không nhỏ của cán bộ nhân viên tín dụng với tinh thần trách nhiệm cao, thực hiện tốt quy chế, thể lệ tín dụng, đồng thời phản ánh trình độ của cán bộ tín dụng ngày càng được nâng cao.

Trong cơ chế thị trường hiện nay, ngân hàng làm nhiệm vụ tiếp sức cho các thành phần kinh tế có vốn hoạt động, MHB Hà Tây cũng hướng tới phát triển các khoản vay trung và dài hạn. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ lại tập trung chủ yếu vào các khoản cho vay ngắn hạn.

Bảng 5: Diễn biến nợ quá hạn theo thời hạn vay

Một phần của tài liệu luận văn quản trị rủi ro Ngăn ngừa và quản lý nợ quá hạn tại Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long – chi nhánh Hà Tây (Trang 40)