Bảng 1: Tình hình huy động vốn của MHB Hà Tây qua các năm

Một phần của tài liệu luận văn quản trị rủi ro Ngăn ngừa và quản lý nợ quá hạn tại Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long – chi nhánh Hà Tây (Trang 34)

STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1. Tiền gửi của khách hàng 164,993 255,877 292,474

1.1. Tiền gửi có kỳ hạn 159,368 241,641 274,926

1.2. Tiền gửi không kỳ hạn 5,625 14,236 17,548

2. Kỳ phiếu 3,749 4,561 7,501

3. Huy động vốn khác 49,885 60,689 38,564

4. Tổng số 218,627 321,127 406,539

Nguồn: Báo cáo nguồn vốn và sử dụng vốn hàng năm

Qua số liệu, ta thấy nguồn vốn của ngân hàng tăng lên với diễn biến tốt. Ngân hàng có nhiều phương thức huy động vốn khác nhau mà hình thức chủ yếu là nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và dân cư. Trong phần vốn huy động thì tiền gửi của khách hàng luôn chiếm tỷ lệ cao. Năm 2007, con số là 164, 993 triệu đồng chiếm 75% tổng vốn huy động. Sang năm 2008 là 255,877 chiếm tới 79.68%. Và vào năm 2009 là 292,474 triệu đồng tương đương 71.94%. Về tỷ trọng có giảm khi sang năm 2009 có giảm nhưng lượng tiền gửi của khách hàng có vẫn tăng rất đáng kể.

Cùng với đó, nguồn tiền gửi có kỳ hạn chiếm vị trí đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động được và đang ngày càng tăng, từ 159,368 triệu đồng ( năm 2007) lên 255,877 triệu đồng (năm 2008) và đạt 292,474 triệu đồng (năm 2009). Đây là nguồn tiền khá ổn định tuy nhiên ngân hàng lại phải trả 1 khoản chi phí trả lãi cao hơn so với khoản tiền gửi không kỳ hạn.

Ngoài ra, ngân hàng có nguồn vốn huy động từ phát hành kỳ phiếu đang dần tăng về giá trị và tỷ trọng.

Bên cạnh các nguồn vốn huy động trên, ngân hàng còn nhận các nguồn vốn vay vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho vay mà TCTD chịu rủi ro để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình và thường có giá trị không hề khiêm tốn (năm 2007: 12,471 triệu, năm 2008: 14,802 triệu, năm 2009: 9,888 triệu).

Tín dụng là hoạt động quan trọng đem lại phần lớn lợi nhuận trong hoạt động Ngân hàng. Vì vậy, trong định hướng hoạt động của mình, MHB nói chung và MHB Hà Tây nói riêng luôn chú trọng đến công tác tín dụng. Tuy nhiên việc phát triển tín dụng đòi hỏi phải cả lượng và chất. Trong điều kiện nền kinh tế vừa trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính 2008 – 2009, 2 năm vừa qua là thời gian khó khăn đối với các hoạt động kinh tế mà đặc biệt là ngành ngân hàng thì MHB Hà Tây. Nhờ việc thực hiện hiệu quả chính sách sử dụng vốn, chính sách khách hàng vẫn đạt được những kết quả đáng khích lệ. Vào 31/12/2009 dư nợ của chi nhánh là 483,499 triệu đồng.

Doanh số cho vay của ngân hàng MHB Hà Tây trong năm 2008 có tăng so với năm 2007 nhưng mức tăng không cao, phải sang tới năm 2009 thì mới phục hồi và tăng ở mức đáng kể. Lý giải cho hiện tượng này, ta xem xét bối cảnh tình hình tài chính ngân hàng chung trong 2 năm 2008 và 2009.

Đầu năm 2008 phải đối mặt với lạm phát tăng cao, việc thắt chặt tiền tệ đã gây khó khăn không nhỏ cho ngành ngân hàng. Các ngân hàng phải tăng lãi suất vay. Sự tăng lên quá cao của lãi suất cho vay khiến càng ít doanh nghiệp vay vốn, làm cản trở đến việc kinh doanh của ngân hàng. Cũng do lãi suất cao nên khả năng hoàn trả của các con nợ bị giảm sút, việc thu hồi nợ càng trở nên khó khăn hơn, các khoản nợ xấu gia tăng, làm tăng khả năng rủi ro của các ngân hàng. Và như vậy, các ngân hàng trở nên dè dặt trong việc cho vay vốn.

Sang đến năm 2009, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện điều hành linh hoạt, thận trọng chính sách tiền tệ, lãi suất và tỷ giá để đảm bảo góp phần thực hiện hài hồ các mục tiêu (i) Ngăn ngừa suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế hợp lý; (ii) Kiềm chế lạm phát; (iii) Ổn định tỷ giá. Có thể nói, năm 2009 là năm đầy thách thức đối với điều hành CSTT trong bối cảnh chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu, kinh tế trong nước suy giảm. Song, NHNN đã điều hành thành công CSTT và góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2009 đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XII ngày 19/6/2009: Tập trung cao độ mọi nỗ lực ngăn chặn suy giảm kinh tế, phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững, giữ ổn định kinh tế vĩ mô; chủ động phòng ngừa lạm phát cao trở lại, đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, trong đó mục tiêu hàng đầu là ngăn chặn suy giảm kinh tế.

NHNN đã điều hành linh hoạt các công cụ CSTT, tỷ giá, lãi suất, khối lượng tiền cung ứng nhằm hỗ trợ nền kinh tế vượt qua suy thoái đồng thời bảo đảm an toàn hệ thống các TCTD trên cơ sở triển khai thực hiện một số giải pháp điều hành như điều chỉnh giảm lãi suất, điều chỉnh giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng biên độ tỷ giá,… Tình hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng bắt đầu khởi sắc.

Bảng 2: Tình hình tín dụng cho vay MHB Hà Tây qua các năm

Một phần của tài liệu luận văn quản trị rủi ro Ngăn ngừa và quản lý nợ quá hạn tại Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long – chi nhánh Hà Tây (Trang 34)