Bảng 3: Tình hình dư nợ cho vay theo thời hạn gốc

Một phần của tài liệu luận văn quản trị rủi ro Ngăn ngừa và quản lý nợ quá hạn tại Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long – chi nhánh Hà Tây (Trang 38)

STT Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Dư nợ 31/12 Tỷ trọng (%) Dư nợ 31/12 Tỷ trọng (%) Dư nợ 31/12 Tỷ trọng (%) 1 Ngắn hạn 144,209 62.39 202,109 66.80 359,989 74.46 2 Trung hạn 72,093 31.19 80,818 26.71 23,980 4.96 3 Dài hạn 14,839 6.41 19,232 6.49 99,480 20.58 4 Tổng 231,141 100 302,559 100 483,449 100

Nguồn: Báo cáo tín dụng hàng năm

Dựa vào bảng số liệu có thể thấy tỷ lệ dư nợ cho vay ngắn hạn của ngân hàng luôn cao trên 60% và đang ngày một tăng. Qua các năm 2007, 2008 và 2009 dư nợ nhóm này tăng với tốc độ ngày càng cao từ hơn 40% năm 2008 so với 2007 đến hơn 78% của năm 2009 so với 2008. Đó là điều hợp lý với một chi nhánh mới mở trong môi trường cạnh tranh ngân hàng ngày càng khốc liệt.

Tuy vậy, ngân hàng cũng có hướng tăng tỷ trọng các khoản vay dài hạn. Với các khoản cho vay trung hạn, dư nợ giảm về cả giá trị lẫn tỷ trọng. Năm 2009 dư nợ khoản vay trung hạn giảm hơn 2/3 giá trị của năm 2008. Tỷ trọng cũng giảm từ 26.71 % xuống còn 4.96%. Đây là do phần lớn các khoản vay này đến kỳ tất toán và chuyển đổi sang vay dài hạn.

Với nhóm dài hạn, giá trị dư nợ tăng rất nhanh, năm 2009 so với 2008, dư nợ tăng 80248 triệu đồng từ 19232 triệu lên 99480 triệu, tương ứng 417%. Đây là một con số đáng tự hào của chi nhánh. Điều đó khẳng định ngân hàng đang có những khách hàng bền vững, lâu dài. Bởi đóng góp phần lớn cho sự tăng trưởng về dư nợ dài hạn này là khối các doanh nghiệp lớn mà khách hàng quan trọng của MHB Hà Tây trong năm vừa qua là Tổng công ty cổ phần xuất nhập và xây dựng Việt Nam- VINACONEX.

Mặt khác tỷ lệ dư nợ cho vay / tiền gửi khách hàng thường xuyên ở quanh mức 130%. Điều này cho thấy ngân hàng đang ở trong tình trạng khó khăn trong huy động vốn để đầu tư tín dụng. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động chưa

tương xứng với mức tăng trưởng dư nợ cho vay đã tạo nên áp lực đối với chi nhánh. Khả năng mở rộng tín dụng của chi nhánh bị hạn chế rất nhiều bởi tình trạng thiếu vốn huy động. Tình trạng này cũng dẫn tới giảm khả năng cân đối nguồn vốn kinh doanh.

II. Tình hình nợ quá hạn tại MHB Hà Tây.

1. Tình hình chung của toàn khối ngân hàng thương mại Nhà nước.

Đến cuối tháng 12/2009, tổng dư nợ của toàn ngành đạt 1,696,359 tỷ đồng. Trong đó tổng các nhóm nợ không đủ tiêu chuẩn bao gồm các nợ các nhóm 3, 4, 5 của toàn ngành là 38,637 tỷ đồng chiếm 2,3 % trên tổng dư nợ.

Nguồn: Bản tin Thông tin tín dụng NHNN VN

Riêng khối NHTM Nhà nước với 4 đơn vị, tổng dư nợ đạt 682,161 tỷ đồng chiếm trên 40% tổng dư nợ toàn ngành. Tổng nợ không đủ tiêu chuẩn tính đến cuối tháng 12/2009 đạt 23,443 tỷ chiếm 3.44 tổng dư nợ của khối, chiếm trên 60% tổng nợ không đủ tiêu chuẩn theo khối tổ chức tín dụng.

2. Tình hình nợ quá hạn tại MHB Hà Tây

Nợ quá hạn được xem như là không thể tránh khỏi trong kinh doanh ngân hàng. Bởi những tác động không mong muốn của nó, như giảm hiệu quả sử dụng vốn …, các ngân hàng không ngừng nỗ lực trong việc phòng ngừa phát sinh nợ quá hạn và thúc đẩy công tác xử lý nợ quá hạn. Trong những năm vừa qua, với nhiều cố gắng trong việc giảm tỷ lệ dư nợ quá hạn và MHB Hà Tây đã có nhiều thành tích nổi bật.

Bảng 4: Tình hình Nợ quá hạn qua các năm

Một phần của tài liệu luận văn quản trị rủi ro Ngăn ngừa và quản lý nợ quá hạn tại Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long – chi nhánh Hà Tây (Trang 38)