Nước ta chủ yếu thu hút nước ngoài nhờ nguồn nhân lực giá rẻ, công nhân Việt Nam chăm chỉ, cần cù. Tuy nhiên một sự thật là công nhân nước ta hầu hết là thiếu chuyên nghiệp, tay nghề còn yếu. Đây là mặt thực tế đòi hỏi hệ thống giáo dục cần phải dạy đi đôi với thực tế để công nhân có thể sau khi đào tạo, họ có thể bắt đầu một công việc cho phù hợp. Hiện nay, việc thiếu nhân lực không những xảy ra tại những tỉnh thành phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh mà còn có ở các tỉnh miền Bắc, khi mà các dự án
đầu tư nước ngoài được triển khai thực hiện xong thì họ vẫn chưa thể cho dự án đi vào hoạt động vì thiếu các công nhân có tay nghề cao.
Trong những thời gian gần đây việc kỷ luật, thực hiện lao động nội quy của các công nhân Việt Nam cũng là một điều đáng quan ngại. Họ thường nghỉ việc, đình công, đòi tăng lương, giảm giờ làm... khi chưa có sự chấp thuận của công đoàn công ty, cơ quan là ảnh hưởng đến môi trường hoạt động của nước ta. Đẩy nhanh việc triển khai kế hoạch tổng thể về đào tạo nhằm nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 40% vào năm 2010. Theo đó, ngoài việc nâng cấp đầu tư hệ thống các trường đào tạo nghề hiện có lên ngang tầm khu vực và thế giới, sẽ phát triển thêm các trường đào tạo nghề và trung tâm đào tạo từ các nguồn vốn khác nhau. Nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thực hiện các giải pháp nhằm đưa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động vào thực tế cuộc sống để ngăn ngừa tình trạng đình công bất hợp pháp, lành mạnh hóa quan hệ lao động theo tinh thần của Bộ luật Lao động.