Nhóm giải pháp liên quan tới chính sách thu hút đầu tư

Một phần của tài liệu FDI và tăng trưởng kinh tế (Trang 47)

Chúng ta đã tham gia nền kinh tế thị trường, tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế như WTO, AFTA, ASEAN+3 ( Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) thì Việt Nam cần phải tôn trọng những hiệp ước hiệp định đã ký với các quốc gia trên. Do đó các quy định pháp luật và thủ tục hành chính cũng cần có những thay đổi một cách phù hợp và thống nhất giữa các quốc gia, hơn nữa cần phải đơn giản hóa thủ tục để thuận tiện trong việc lưu thông hàng hóa kinh tế. Trong thời gian tới nước ta cũng cần phải xây dựng hệ thống luật pháp vừa mang tính hoàn chỉnh đồng bộ rõ ràng, vừa phải mang tính ổn định, linh hoạt trong một thời gian dài để nhằm tạo điều kiện thuận lợi, an tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng lâu dài và ổn định làm ăn tại Việt Nam. Bổ sung thêm các điều khoản, luật về thị trường chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng, và giảm sự phân biệt giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Như vậy cần phải cải cách thủ tục hành chính và thủ tục cấp phép đầu tư một cách nhanh chóng tránh những phiền hà, nhũng nhiễu, gây khó khăn cản trở cho việc thu hút đầu tư nước ngoài. Cần đa dạng hóa và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia trong việc thu hút đầu tư liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần... để họ có thể phát huy và tận dụng tối đa những công nghệ, kinh nghiệm quản lý của doanh nghiệp nước ngoài.

Việc hoàn thiện khung pháp lý và thể chế của nước ta không còn là vấn đề mới mẻ. Tuy nhiên từ một đất nước theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường chúng ta phải dần dần thay đổi. Từ Luật thu hút đầu tư nước ngoài được ra đời cuối năm 1987 đầu năm 1988 như là bước mở đầu cho sự thu hút đầu tư nước ngoài thì

những nghị định khung pháp lý sau này được ra đời Luật doanh nghiệp năm 2005 đến nay đã có những nhược điểm vướng mắc trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Đối với Luật Đầu tư năm 2005, nhiều ý kiến nhận xét rằng, nội dung của luật này trùng lặp với nhiều luật khác, do vậy nên hình thành Chương Đầu tư trong Luật Doanh nghiệp, bởi vì đầu tư là hoạt động chính của doanh nghiệp. Cũng có ý kiến cho rằng, trong Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2005 không chú ý đặc điểm của FDI và doanh nghiệp FDI, nên đã không điều chỉnh được mọi hành vi liên quan đến FDI, làm giảm hiệu năng quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế này. Do vậy, Luật Doanh nghiệp mới cần khắc phục nhược điểm đó. Do vậy đó là một vấn đề khá quan trọng đối với nước ta trong giai đoạn tới luôn phải hoàn thiện và cải cách thể chế.

Thứ nhất nó giải quyết những khó khăn vướng mắc trong lĩnh vực luật pháp nhằm tạo ra một môi trường đầu tư mới hấp dẫn các nhà đầu tư. Bởi trong thời gian việc cạnh tranh thu hút nguồn vốn này rất khó khăn bởi tình hình kinh tế trên thế giới đang có những diễn biến bất lợi và khó khăn. Nếu chính phủ không thực hiện cải cách một cách đồng bộ thì có thể nguồn vốn này sẽ chảy sang các nước đang phát triển khác như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan... trong thời gian vừa qua có thể nhận thấy từ việc tỉnh thành Bình Dương, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc họ luôn nằm trong những tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cao hàng đầu Việt Nam, trong khi việc làm cải cách này tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh luôn chậm chạp giảm lòng tin đối với các nhà đầu tư.

Thứ hai việc cải cách thủ tục hành chính đơn giản có thể điều kiện cần thiết và bắt buộc của nền kinh tế nước ta trong quá trình dần dần đi vào quỹ đạo của nền kinh tế toàn cầu. Nhằm tạo ra sự đồng nhất và thuận lợi đối với các doanh nghiệp với các nhà đầu tư. Từ đó có thể tăng cường và củng cố thêm các quan hệ thương mại và đầu tư nội bộ giữa các thành viên trong khối kinh tế mà Việt Nam tham gia.

Hơn thế, trước thực trạng nhiều doanh nghiệp FDI đang gặp khó khăn do tác động từ khủng hoảng kinh tế thế giới và lạm phát cao trong nước, thì Chính phủ và chính quyền các cấp cần tiếp cận, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua tình trạng kinh doanh kém hiệu quả. Đó chính là cách xúc tiến đầu tư tốt nhất, vì chính các doanh nghiệp này sẽ quảng bá rộng rãi chính sách và phương thức hoạt động của bộ máy nhà nước ra bên ngoài.

Một phần của tài liệu FDI và tăng trưởng kinh tế (Trang 47)