Từ 1979 đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã tăng lên rất nhanh. Nếu mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vào năm 1979 mới đạt 3% thì đến giữa thập niên 90, tốc độ tăng trưởng đạt trên 10% và hiện duy trì ở mức trên 7%. Đạt được thành tựu kỳ diệu như vậy phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của FDI.
1.5.1. Những bài học thành công tring thu hút FDI ở Trung Quốc
1.5.1.1. Từng bước mở rộng địa bàn đầu tư
Trước khi tiến hành cải cách, nền kinh tế Trung Quốc cũng lâm vào tình trạng suy thoái toàn diện, nên khi thực hiện mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, tất cả các địa phương, các ngành đều đứng trước nhu cầu thiếu gay gắt về vốn. Tuy nhiên, vì mỗi vùng có trình độ phát triển khác nhau nên không thể cùng một lúc mở cửa tất cả các vùng. Với phương châm “dò đá qua sông”, vừa làm thử vừa rút kinh nghiệm, Trung Quốc đã ưu tiên mở cửa đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các vùng có điều kiện thuận lợi phát triển trước.
a/ Xây dựng các đặc khu kinh tế (Special Economic Zones)
Khu vực ven biển Đông Nam của Trung Quốc có một ưu thế đặc biệt, đó là truyền thống kinh doanh buôn bán lâu đời và vị trí địa lý thuận lợi trong giao thương quốc tế. Xuất phát từ ý nghĩ đó, năm 1980, Trung Quốc chính thức thành lập tại khu vực này bốn đặc khu kinh tế (ĐKKT): Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu tại tỉnh Quảng Đông và đặc khu Hạ Môn tại tỉnh Phúc Kiến. Đến năm 1988, để đáp ứng nhu cầu mở cửa đối ngoại, Trung Quốc đã thành lập tỉnh đảo Hải Nam và toàn tỉnh đã trở thành đặc khu kinh tế thứ năm. Với phương châm “mượn gà đẻ trứng”: sử dụng vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của
nước ngoài để phát triển kinh tế đất nước và chỉ rõ “những con gà cần mượn”, Trung Quốc đã không nhầm khi xác định các đối tượng đầu tư của chính sách thu hút vốn đầu tư bên ngoài: hơn ai hết, chính là 57 triệu người Hoa hải ngoại, là Đài Loan, là Hồng Kông, Ma Cao. Tiếp sau là tất cả những ai có khả năng cung cấp công nghệ cao và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Điều này lý giải tại sao Trung Quốc lại lựa chọn thành lập các đặc khu kinh tế ở những vị trí rất đắc địa
Để thu hút FDI vào các đặc khu, Trung Quốc đã áp dụng một loạt các chính sách linh hoạt hợp lý.
Thứ nhất, áp dụng “dịch vụ một cửa”, Trung Quốc mạnh dạn phân quyền cho các đặc khu. Trung Ương chỉ thống nhất quản lý vĩ mô, từ bỏ việc can thiệp trực tiếp vào các vấn đề kinh tế của địa phương. Tính toán quản lý các thông số kinh tế cụ thể do địa phương hoàn toàn quyết định
Thứ hai, các chính sách ưu đãi áp dụng tại các đặc khu tỏ ra rất mạnh bạo. Mặc dù đã có ưu thế về lao động rẻ và phí sử dụng đất thấp, mức ưu đãi về thuế đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong đặc khu vẫn cao hơn nhiều so với ngoài đặc khu.
Bên cạnh đó, các chính sách lao động, tiền lương, tiêu thụ sản phẩm cũng được áp dụng rất linh hoạt nhằm tăng cường sức hấp dẫn của đặc khu:
b/ Xây dựng 14 thành phố mở cửa ven biển
Sau khi đặc khu kinh tế thành công, chứng minh đường lối mở cửa là đúng đắn, Trung Quốc tiếp tục xây dựng các mô hình mở rộng để tăng cườngthu hút FDI. Cả 14 thành phố này đều là nơi kinh tế phát triển, đời sống dân cư khá giả hơn các vùng khác.
Ngoài việc tăng cường phân cấp quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài đến chính quyền các thành phố này thì việc cho phép các thành phố xây dựng các khu khai phát (khu khai thác và phát triển kỹ thuật) là một việc làm quan trọng và hiệu quả Trung Quốc đặc biệt khuyến khích các nhà đầu tư hợp tác nghiên cứu khoa học, hợp tác phát triển sản xuất, hợp tác nghiên cứu thiết kế phát minh, kỹ thuật, sản phẩm mới.
Để đạt được những mục tiêu đề ra tại khu khai phát, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra những chính sách rất ưu đãi tại các đặc khu này. Ngoài việc được hưởng toàn bộ ưu đãi như
khi đầu tư ở ngoài khu, các nhà đầu tư còn được hưởng những ưu đãi như giảm 15% thuế thu nhập, miễn thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài mà lẽ ra họ phải nộp 10% theo mức chuyển. Tuy nhiên, để đảm bảo mục tiêu của khu khai phát là thực hiện “bốn hiện đại hoá”, Trung Quốc chỉ cho phép xây dựng ở đây những hạng mục có kỹ thuật tiên tiến, các hạng mục kỹ thuật bình thường không được đầu tư vào đây.
Một số khu khai phát được phát triển theo định hướng chức năng.
Có thể nói, mặc dù Trung Quốc đất rộng, người đông, nhưng do thận trọng khi ra quyết định nên số lượng các ĐKKT và các hình thức mở rộng của chúng ở Trung Quốc là khá ít thậm chí rất ít, nhưng thành công lại rất cao. Các mô hình mở rộng chỉ được phép thành lập ở những nơi hội tụ đủ các điều kiện về cơ sở hạ tầng, về môi trường đầu tư và có nhiều thế mạnh truyền thống hoạt động công nghiệp và thương mại. Chỉ sau khi thực hiện các cuộc khảo sát nghiên cứu khả thi nghiêm túc, kỹ càng, có kết quả khảo sát khách quan, đảm bảo chắc chắn thành công mới ra quyết định thành lập. Việc Trung Quốc xây dựng các mô hình điểm thu hút FDI sau đó nhân rộng ra cả nước thực sự là một bước đi “chậm mà chắc”. Đó cũng là một trong những kinh nghiệm mà người Trung Quốc đã đúc kết từ câu nói nổi tiếng của Mao Trạch Đông: “Một đốm lửa nhỏ có thể đốt cháy cả cánh đồng”.
1.5.1.2. Tăng cường sức hấp dẫn của môi trường đầu tư a/ Cải thiện môi trường đầu tư “mềm”
Môi trường đầu tư “mềm” là toàn bộ cơ chế, chính sách có liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và quá trình phát triển của hoạt động đầu tư nước ngoài. Sự thành công trong thu hút FDI của Trung Quốc trong thời gian qua có một phần đóng góp mang tính quyết định của việc hoàn thiện môi trường đầu tư mềm này.
b/ Về luật pháp:
Trung Quốc đã ban hành hơn 500 văn bản bao gồm các bộ luật và pháp quy liên quan đến quan hệ kinh tế đối ngoại và đầu tư trực tiếp, tương đối phù hợp với đòi hỏi của những quan hệ mở trong nền kinh tế thị trường.
án kêu gọi đầu tư nước ngoài”. Bản danh sách này bao gồm 371 lĩnh vực dành cho đầu tư nước ngoài và có 34 lĩnh vực không dành cho đầu tư nước ngoài. Riêng Bắc Kinh đã mở cửa hoàn toàn với 262 lĩnh vực dành cho các nhà đầu tư. Việc định ra danh sách này thể hiện quyết tâm của Trung Quốc hướng FDI vào những ngành công nghệ hiện đại.
Tóm lại, ta thấy chính phủ Trung Quốc đã rất chú trọng đến việc tạo lập và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng tạo nên thành công cho hoạt động thu hút và sử dụng FDI ở Trung Quốc trong những năm qua.
c/ Các ưu đãi tài chính
− Ưu đãi về khu vực đầu tư:
Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài xây dựng ở đặc khu kinh tế và các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài mang tính chất sản xuất xây dựng ở khu khai phát tại 14 thành phố ven biển được giảm thuế thu nhập 15% theo tỷ lệ thuế.
− Ưu đãi về kỳ hạn kinh doanh:
Đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất,nếu kỳ hạn kinh doanh trên 10 năm, tính từ năm bắt đầu có lãi, năm thứ nhất và năm thứ hai họ được miễn thuế thu nhập, từ năm thứ 3 đến năm thứ 5 họ được giảm một nửa thuế thu nhập.
− Ưu đãi dành cho hành vi tái đầu tư.
Đãi ngộ dành cho hành vi tái đầu tư thông thường: người đầu tư nước ngoài dùng số lợi nhuận thu được của xí nghiệp để tái đầu tư trực tiếp cho doanh nghiệp đó, hoặc đầu tư để xây dựng doanh nghiệp khác, nếu kỳ hạn kinh doanh không dưới 5 năm thì được trả lại 40% thuế thu nhập đã nộp với phần tái đầu tư.
− Ưu đãi dành cho hành vi tái đầu tư đặc biệt bằng những cải cách đặc biệt về thuế Thực hiện một chính sách thuế thống nhất đối với mọi thành phần kinh tế nhằm đảm bảo sự bình đẳng về thuế, thúc đẩy cạnh tranh, thuế đánh không phân biệt giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn FDI.
suất.
Giảm thuế thu nhập đánh vào các doanh nghiệp để kích thích sản xuất kinh doanh phát triển. Mở rộng diện thu thuế thu nhập cá nhân.
Xóa bỏ dần các ưu đãi miễn giảm thuế và chuyển sang hình thức tài trợ cho các trường hợp đặc biệt cần thiết bằng chi ngân sách.
Bổ sung một số loại thuế mới như thuế tài nguyên, thuế sở hữu.
Hiện nay, Trung Quốc đang đi vào xây dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng và tự do.
d/ Cải thiện môi trường đầu tư “cứng”
Để tạo sức hấp dẫn với các nhà đầu tư, Trung Quốc dùng vốn ngân sách hoặc vốn vay để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo thứ tự ưu tiên vùng theo kiểu bậc thang, trước hết ở những vùng có điều kiện thuận lợi rồi tiếp đến là những vùng khó khăn hơn.
1.5.1.3. Chính sách hợp lý trong đa dạng hoá nguồn đầu tư a/ Đối với Hoa kiều
Trung Quốc tuyên truyền giáo dục về văn hoá, truyền thống Trung Hoa cho cộng đồng người Hoa và Hoa kiều ở nước ngoài nhằm mục đích làm cho họ hướng về đất nước, vị trí của người Hoa sẽ được nâng cao khi Trung Quốc giầu mạnh và có uy tín trên trường quốc tế. Sự tuyên truyền này đã góp phần làm cho cộng đồng người Hoa và Hoa kiều ở nước ngoài được củng cố, gắn kết lại thành một khối.
Năm 1989, Trung Quốc đưa ra “Những quy định về việc khuyến khích đồng bào Đài Loan đầu tư”. Những năm sau đó, một loạt các quy định liên quan đến đầu tư của Hoa kiều đã ra đời
Một số những chính sách khuyến khích đầu tư của Hoa kiều như:
− Người đầu tư là Hoa kiều có thể đầu tư trong các tỉnh, các khu tự trị, thành phố trực thuộc, ĐKKT của Trung Quốc.
phiếu, chứng khoán doanh nghiệp.
− Khích lệ các nhà đầu tư Hoa kiều mở các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm, các doanh nghiệp kỹ thuật tiên tiến và có những ưu đãi tương ứng.
− Có thể đầu tư bằng cách trao đổi tiền tệ tự do, các thiết bị máy móc hoặc các hiện vật khác.
b/ Đối với các công ty xuyên quốc gia (Trans National corporations - TNCs)
Từ đầu những năm 1990.Trung Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp hợp lý để thu hút các TNCs. Với phương châm “Lấy thị trường đổi lấy kỹ thuật”, “Lấy thị trường đổi lấy vốn”, “Lấy thị trường để phát triển”, Trung Quốc quyết định nhường một phần thị trường trong nước cho các nhà đầu tư nước ngoài để đổi lấy sự đầu tư lớn hơn nữa.
Một số những chính sách mà Trung Quốc áp dụng để thu hút các TNCs như:
− Giảm dần chế độ ưu đãi, cung cấp đãi ngộ quốc dân cho các nhà đầu tư nước ngoài để họ tiến hành cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước trên cơ sở bình đẳng và công bằng
− Các nhà đầu tư được đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản.
− Các quyền hợp pháp của các nhà đầu tư được bảo vệ. Lợi nhuận của họ được chuyển ra nước ngoài.
− Các doanh nghiệp chung vốn với TNCs được giao quyền độc lập và tự chủ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.
− Các tranh chấp kinh tế được giải quyết theo luật định.
− Đơn giản hóa các thủ tục đầu tư…
Tóm lại trong thu hút FDI nói chung, vai trò của Chính phủ không những giảm đi mà còn tăng lên mạnh mẽ. Vai trò đó đã đặt trọng điểm vào việc quy phạm hành vi thị trường và tác dụng của chính phủ đã biểu hiện ra thông qua cơ chế thị trường. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất,nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến việc thu hút FDI thành công của Trung Quốc.
1.5.2. Những bài học chưa thành công
Thành công trong chính sách thu hút FDI của Trung Quốc là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, khi nghiên cứu kinh nghiệm thu hút FDI của Trung Quốc, ta cũng cần nghiên cứu cả những mặt chưa thành công trong những chính sách đó để rút ra những bài học cần thiết trong việc giảm thiểu những mặt trái của FDI đối với nước nhận đầu tư.
1.5.2.1. Hoạt động quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài còn nhiều bất cập, cần rút kinh nghiệm
Các địa phương đã đua nhau vượt quyền hạn của mình, tự đề ra chính sách miễn giảm thuế, tranh giành thu hút đầu tư. Nhiều địa phương cho phép nhà đầu tư nước ngoài rào đất với số lượng lớn trong tình trạng không xác định dự án.
Thậm chí có nơi cho phép thương gia nước ngoài tự đặt địa điểm nhà máy,tự ý rào đất, không chịu sự giám sát, đôn đốc và hạn chế của địa phương.
Hiện tượng lãng phí đất đã gây tổn thất rất lớn cho Trung Quốc. Không chỉ vậy, chính quyền nhiều địa phương còn tự tiện xây dựng khu khai phát kinh tế, thường rập khuôn theo chế độ miễn giảm thuế cho các đặc khu và các khu khai phát kinh tế được Quốc vụ viện phê chuẩn. Điều này dẫn đến hiện tượng đầu tư tăng trưởng quá nóng, gây nên những cơn sốt đất vào những năm 1992 - 1993, đồng thời làm ảnh hưởng xấu tới thuế của cả địa phương và trung ương, gây tâm lý không tốt cho nhà đầu tư nước ngoài.
1.5.2.2. Trong thu hút FDI, tài sản nhà nước bị thất thoát nghiêm trọng
Trong quá trình đánh giá lại tài sản để xác định giá trị cổ phần của cổ đông, các nhà đầu tư nước ngoài thường đánh giá thấp tài sản của Trung Quốc, đánh giá cao đối với tài sản của họ. Hiện tượng “một cao, một thấp” này có thể làm cho các thương gia nước ngoài dễ dàng biến lợi nhuận của doanh nghiệp thành của riêng mình và chuyển dời ra bên ngoài, còn doanh nghiệp Trung Quốc bị thua lỗ.
1.5.2.3. Chưa có chính sách thích hợp để bảo hộ thị trường trong nước
Với phương châm “Lấy thị trường đổi lấy kỹ thuật”, “Lấy thị trường đổilấy vốn”, “Lấy thị trường để phát triển”, Trung Quốc đã cho thi hành chính sách quy định tỷ lệ tiêu thụ
trong nước và ngoài nước về sản phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay đã xuất hiện tình hình sản phẩm của một số doanh nghiệp tiền vốn bên ngoài, đặc biệt là những sản phẩm công nghiệp nhẹ tiêu dùng hàng ngày tiêu thụ ngày càng nhiều trên thị trường Trung Quốc. Việc sản phẩm của doanh nghiệp vốn nước ngoài nâng cao tỷ lệ chiếm lĩnh thị trường khiến cho một số doanh nghiệp trong nước không cạnh tranh được, buộc phải rút ra khỏi lĩnh vực sản xuất cũ, hoặc giảm bớt thị phần.
1.5.2.4. Các nhà đầu tư nước ngoài khống chế kỹ thuật trong doanh nghiệp liên doanh
Do quyền khống chế cổ phần nên các nhà đầu tư đã khống chế phương hướng kinh doanh của doanh nghiệp. TNCs thường hướng sự phát triển của doanh nghiệp theo yêu cầu của công ty mẹ, tiến hành kinh doanh không biên giới. Doanh nghiệp liên doanh chỉ là một bộ phận trong mạng lưới chiến lược toàn cầu của họ và chỉ là một xưởng sản xuất sản phẩm