1.4.1. Tác động tích cực
Dòng vốn FDI đóng góp vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội. FDI giúp phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông.., hình thành các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, hình thành các khu dân cư mới.
mang lại những ngành mới hoàn toàn, thúc đẩy sự phát triển của các ngành quan trọng đối với quá trình công nghiệp hóa đất nước.
FDI còn có vai trò tích cực trong việc góp phần giải quyết việc làm và quan trọng hơn cả là đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Số lượng lao động có việc làm và chuyên môn cao ở trong nước ngày càng tăng, và điều cơ bản mà FDI đã làm được đó là không chỉ nâng cao tay nghề mà còn thay đổi tư duy và phong cách lao động theo kiểu công nghiệp hiện đại, là lực lượng tiếp thu chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiến bộ.
1.4.1.1. Tác động đến tăng trưởng kinh tế
− Đối với nguồn vốn phát triển kinh tế xã hội
Dòng vốn FDI đóng góp vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội. FDI mang là nguồn vốn bổ sung quan trọng đối với nước ta. Theo số liệu từ Tổng cục thống kê lượng vốn đầu tư của khu vực nước ngoài từ 22.000 tỷ đồng trong năm 1995 đến năm 2011 đã tăng lên hơn gần 10 lần đạt 226.905 tỷ đồng ( chiếm 25,9% vốn đầu tư toàn xã hội). Tính từ năm 1988 đến nay 2011 đã có hơn 14.998 dự án được đăng ký với số vốn 229.913 triệu USD giúp tạo công ăn việc làm, gia tăng xuất khẩu, đưa công nghệ kỹ thuật và cả công nghệ quản lý mới vào nước ta.
− Công nghệ và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước
Với xuất phát điểm thấp về mặt công nghệ khi bước vào công cuộc hồi phục và phát triển kinh tế do đó chất lượng sản phẩm thấp, khó có thể tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Thông qua chuyển giao công nghệ kỹ thuật FDI đã góp phần làm tăng năng suất lao động, khả năng sản xuất, kinh nghiệm quản lý. Nhờ tiếp nhận công nghệ tiên tiến đã thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành ở nước ta như: viễn thông, thăm dò dầu khí, hóa chất, điện tử. Điều này có thể thấy được thông qua sự xuất hiện của các tập đoàn lớn của Nhật (Sanyo, Matsushita, Panasonic..), Mỹ (Intel, IBM), Pháp (Cap Gemini và Accenture)… với các dự án lớn sản xuất quy mô hoặc đang tìm cơ hội đầu tư vào các trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam.
Trong năm 2011, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 435 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 7,123 tỷ USD, chiếm 48,5% tổng vốn đầu tư đăng ký trong năm 2011. Lĩnh vực sản xuất phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,53 tỷ USD, chiếm gần 17,2% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ 3 là lĩnh vực xây
dựng với 140 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,25 tỷ USD, chiếm 8,5%. Tiếp theo là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 845,6 triệu USD, chiếm 5,8%.
Thêm vào đó, FDI góp phần phá vỡ cơ cấu độc quyền của thị trường độc quyền tăng tính cạnh tranh của thị trường. Nhờ lợi thuế về vốn công nghệ, trình độ tổ chức sản xuất, khả năng marketing của mình, các doanh nghiệp FDI đã tạo ra sức ép đáng kể buộc các doanh nghiệp trong nước phải thay đổi cách thức quản lý, nâng cao công nghệ để tồn tại và cạnh tranh.
− Đối với thu ngân sách và các cán cân vĩ mô
FDI cũng có những đóng góp đáng kể vào thu ngân sách và cân đối vĩ mô. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch đầu tư giai đoạn 1996-2000 nguồn thu từ khu vực FDI chiếm khoảng 20% nguồn thu ngân sách cả nước. Trong giai đoạn 2006-2010, thu ngân sách khối FDI đạt hơn 10,5 tỷ USD, tăng bình quân trên 20%. Trong năm 2011, thu nộp ngân sách của khu vực FDI đạt 3,5 tỷ USD (www.ven.vn).
Thông thường ở các nước đang phát triển cán cân thanh toán thường luôn trong tình trạng thâm hụt. FDI thúc đẩy hoạt động thương mại, tạo hành lang cho hoạt động xuất khẩu và tiếp cận nhanh nhất với thị trường thế giới. FDI đã góp phần quan trọng vào việc thặng dư của tài khoản vốn, góp phần cải thiện cán cân thanh toán nói chung. Xuất khẩu của khu vực FDI (kể cả dầu khí) trong 12 tháng đầu năm 2011 dự kiến đạt 54,46 tỷ USD, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2010 và chiếm 56,57% kim ngạch xuất khẩu. Nhập khẩu của khu vực ĐTNN tính đến tháng 12 năm 2011 đạt 47,76 tỷ USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2010 và chiếm 45,15% kim ngạch nhập khẩu. Tính chung 12 tháng trong năm 2011, khu vực ĐTNN xuất siêu 6,69 tỷ USD, trong khi cả nước nhập siêu 9,51 tỷ USD.
1.4.1.2. Vai trò của FDI với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
− Huy động vốn để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tỷ trọng công nghiệp dịch vụ tăng lên
FDI cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp. Cơ cấu ngành nghề ngày càng được điều chỉnh hợp lý, tập trung vào sản xuất công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Theo đó, tỷ trọng nông nghiệp từ chỗ 80% vào năm 1988, đến năm 2011 chỉ còn 22%, công nghiệp - dịch vụ chiếm 78%. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực FDI luôn cao hơn tốc độ
tăng trưởng chung của cả nước. Năm 1996, tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực FDI là 21,7% trong khi tốc độ tăng trưởng công nghiệp cả nước là 14,2%. Năm 2000, tốc độ này tương ứng là 21,8% và 17,5% ; năm 2005 là 21,2% và 17,1%; năm 2010 là 17,2% và 14,7%. Về lĩnh vực dịch vụ, từ 22,6% của 6 tháng đầu năm 2006 đã tăng lên đến 44,1% với 220 dự án giá trị 2,81 tỷ USD tập trung vào các khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, sản xuất phần mềm, dịch vụ tư vấn tài chính….
− Công nghiệp hoá nông thôn
Mặc dù nguồn vốn đầu tư còn hạn chế song các dự án FDI đã góp phần không nhỏ trong việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn, nâng cao giá trị xuất khẩu cho nông sản Việt Nam, trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh và áp dụng công nghệ mới, công nghệ cao, có khả năng cạnh tranh khi tham gia hội nhập. Với 758 dự án đã và đang triển khai, lĩnh vực FDI trong nông nghiệp đem lại doanh thu hàng năm 312 triệu USD, xuất khẩu trên 100 triệu USD/năm và tăng mạnh trong thời gian gần đây.
− Quan hệ quốc tế, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới
Để tăng lượng vốn đầu tư vào nước ta, Chính phủ bắt buộc phải thực hiện các chính sách mở rộng quan hệ giao lưu với các nước trên thế giới. Về phần mình FDI cũng đã hỗ trợ Việt Nam một cách tích cực trong việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại để Việt nam gia nhập ASEAN, ký kết thoả thuận khung với EU, bình thường hoá quan hệ và thoả thuận thương mại song phương với Mỹ. Đây chính là các tiền đề để nước ta hội nhập sâu rộng hơn vào kinh tế thế giới mà điển hình là việc gia nhập Tổ chức thương mại Thế Giới (WTO) vào năm 2006.
1.4.1.3. Tác động đến chất lượng lao động và phúc lợi xã hội
Nguồn vốn FDI vào nước ta đã góp phần to lớn trong việc giải quyết tình trạng thất nghiệp, giải quyết các vấn đề xã hội nâng cao đời sống cho các tầng lớp dân cư.
Bên cạnh việc tạo ra việc làm cho người lao động, các doanh nghiệp FDI còn giúp nâng cao trình độ khoa học công nghệ, nâng cao trình độ lực lượng lao động về nhiều mặt không chỉ kiến thức mà còn trình độ quản lý… góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Ngoài ra còn góp phần nâng cao đời sống người lao động nhờ năng lực tài chính hùng mạnh và chế độ đãi ngộ tốt.
24,4% năm, tăng gấp 3 lần về số tuyệt đối từ 227.000 lên 667.000 việc làm , bỏ xa khu vực kinh tế nhà nước và tư nhân lần lượt là 3,3% và 2,3%.
1.4.2. Tác động tiêu cực
1.4.2.1. Phụ thuộc về kinh tế đối với nước nhận đầu tư
Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường đước chủ yếu do các công ty xuyên quốc gia, đã làm nảy sinh nỗi lo rằng các công ty này sẽ tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế của nước nhận đầu tư vào vốn, kỹ thuật và mạng lưới tiêu thụ hàng hóa của các công ty xuyên quóc gia. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có đóng góp phần vốn bổ sung quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế và thực hiện chuyển giao công nghệ cho các nước nhận đầu tư. Đồng thời cũng thông qua các công ty xuyên quốc gia là những bên đối tác nươc ngoài để chúng ta có thể tiêu thụ hàng hóa vì các công ty này nắm hầu hết các kênh tiêu thụ hàng hóa từ nước này sang nước khác. Vậy nếu càng dựa nhiều vào đầu tư trực tiếp nước ngoài, thì sự phụ thuộc của nền kinh tế vào các nước công nghiệp phát triển càng lớn. Và nếu nền kinh tế dựa nhiều vào đầu tư trực tiếp nước ngoài thì sự phát triển của nó chỉ là một phồn vinh giả tạo. Sự phồn vinh có được bằng cái của người khác. Nhưng vấn đề này có xảy ra hay không còn phụ thuộc vào chính sách và khả năng tiếp nhận kỹ thuật của từng nước. Nếu nước nào tranh thủ được vốn, kỹ thuật và có ảnh hưởng tích cực ban đầu của đầu tư trực tiếp nước ngoài mà nhanh chòng phát triển công nghệ nội đại, tạo nguồn tích lũy trong nước, đa dạng hóa thị trrường tiêu thụ và tiếp nhận kỹ thuật mới cũng như đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai trong nước thì sẽ được rất nhiều sự phụ thuộc của các công ty đa quốc gia.
1.4.2.2. Chi phí của việc thu hút FDI không phù hợp, nhà đầu tư thu lợi nhiều hơn
Để thu hút FDI, các nước đầu tư phải áp dụng một số ưu đãi cho các nhà đầu tư như là giảm thuế hoặc miễn thuế trong một thời gian khá dài cho phần lớn các dự án đầu tư nước ngoài. Hoặc việc giảm tiền cho họ cho việc thuê đất, nhà xưởng và một số các dịch vụ trong nước là rất thấp so với các nhà đầu tư trong nước. Hay trong một số lĩnh vực họ được Nhà nước bảo hộ thuế quan... Và như vậy đôi khi lợi ích của nhà đầu tư có thể vượt lợi ích mà nước chủ nhà nhận được. Thế nhưng, các nhà đầu tư còn tính giá cao hơn mặt bằng quốc tế
cho các yếu tố đầu vào. Các nhà đầu tư thường tính giá cao cho các nguyên vật liệu, bán thành phẩm, máy móc thiết bị mà họ nhập vào để thực hiện đầu tư. Việc làm này mang lại nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư chẳng hạn như trốn được thuế, hoặc giấu được một số lợi nhuận thực tế mà họ kiếm được. Từ đó hạn chế cạnh tranh của các nhà đầu tư khác xâm nhập vào thị trường. Ngược lại, điều này lại gây chi phí sản xuất cao ở nước chủ nhà và nước chủ nhà phải mua hàng hóa do các nhà đầu tư nước ngoài sản xuất với giá cao hơn. Tuy nhiên việc tính giá cao chỉ xảy ra khi nước chủ nhà thiếu thông tin, trình độ kiểm soát, trình độ quản lý, trình độ chuyên môn yếu, hoặc các chính sách của nước đó còn nhiều khe hở khiến cho các nhà đầu tư có thể lợi dụng được.
1.4.2.3. Nguy cơ lạm phát
Tốc độ tăng đầu tư trong toàn bộ nền kinh tế (bao gồm khu vực kinh tế trong nước và nước ngoài) cao trong nhiều năm liền (khoảng 25% - 35%/năm), nhất là đầu tư nước ngoài tăng cao trong các năm 2006 (vốn FDI đăng ký trên 12 tỷ USD); năm 2007 là 21 tỷ USD và đặc biệt nhảy vọt trong năm 2008 (vốn FDI đăng ký trên 71 tỷ USD), trong những năm 2009, 2010 và 2011 đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam khoảng 11 – 12 tỷ USD/năm và thực tế giải ngân khoảng 8 -9 tỷ USD/năm đã làm cho cầu đầu tư tăng lên nhanh chóng, đẩy giá nguyên, nhiên vật liệu và nhân công tăng cao.
1.4.2.4. Cơ cấu kinh tế bất hợp lý
Một mối quan ngại xa hơn nữa là vốn đầu tư nước ngoài chỉ tập trung vào những ngành có công nghệ tương đối thấp. Những nghiên cứu đã được thực hiện cho thấy tác động của FDI đến ngành công nghiệp nội địa là rất nhỏ. Do đó không thúc đẩy được sự phát triển và chuyển giao công nghệ như mục tiêu đề ra. Nếu vốn đầu tư FDI, không tham gia vào khu vực sản xuất của cải vật chất và thương mại quốc tế, chiếm tỷ trọng cao trong tổng số vốn FDI thì sẽ gây ra những tác động xấu cho nền kinh tế. Bởi vì những khu vực phi sản xuất và ngoại thương này không tạo được nhiều việc làm và có xu hướng làm gia tăng nhập khẩu, kết quả cuối cùng là gây áp lực làm thâm hụt cán cân thanh toán Ngoài ra, các nhà đầu tư còn bị lên án là sản xuất và bán hàng hóa không thích hợp cho các nước kém phát triển, thậm chí đôi khi còn lại là những hàng hóa có hại cho khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ như khuyến khích dùng thuốc lá, thuốc trừ sâu, nước ngọt có ga thay thế nước
hoa quả tươi, chất tẩy thay thế xà phòng,...
Ngoài ra, nếu nguồn vốn FDI trở thành nguồn vốn đầu cơ bất động sản, thì có thể sẽ gây ra tình trạng bong bóng tài sản, và gia tăng lạm phát.
1.4.2.5. Môi trường chuyển giao công nghệ
Khi nói về vấn đề chuyển giao kỹ thuật thông qua kênh đầu tư trực tiếp nước ngoài ở phần trên,chểng ta đã đề cập đến một nguy cơ là nước tiếp nhận đầu tư sẽ nhận nhiều kỹ thuật không thích hợp. Các công ty nước ngoài thường chuyển giao những công nghệ kỹ thuật lạc hậu và máy móc thiết bị cũ. Điều này cũng có thể giải thich là: Một là, dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cho nên máy móc công nghệ nhanh chóng trở thành lạc hậu. Vì vậy họ thường chuyển giao những máy móc đã lạc hậu cho các nước nhận đầu tư để đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, nâng cao chát lượng của sản phẩm của chính nước họ.Hai là, vào giai đoạn đầu của sự phát triển, hầu hết các nước đều sử dụng công nghệ, sự dụng lao động.Tuy nhiên sau một thời gian phát triển giá của lao động sẽ tăng, kết quả là giá thánhản phẩm cao. Vì vậy họ muốn thay đổi công nghệ bằng những công nghệ có hàm lượng cao để hạ giá thành sản phẩm. Do vậy việc chuyển giao công nghệ lạc hậu đã gây thiệt hại cho các nước nhận đầu tư như là:
− Rất khó tính được giá trị thực của những máy móc chuyển giao đó. Do đó nước đầu tư thường bị thiệt hại trong việc tính tỷ lệ góp trong các doanh nghiệp liên doanh và hậu quả là bị thiệt hại trong việc chia lợi nhuận.
− Gây tổn hại môi trường sinh thái. Do các công ty nước ngoài bị cưỡng chế phải bảovệ môi trường theo các quy định rất chặt chẽ ở các nước công nghiệp phát triển, thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài họ muốn xuất khẩu môi trường sang các nước mà biện pháp cưỡng chế, luật bảo vệ môi trường không hữu hiệu.
− Chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất caovà do đó sản phẩm của các nước nhận