Đánh giá chung về thực trạng kế toán bán hàng tại Nhà máy và phương hướng hoàn thiện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng tại nhà máy bê tông AMACCAO (Trang 59)

III. Phát sinh có trong kỳ: IV Dư nợ cuối kỳ: 634.111

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI NHÀ MÁY BÊ TÔNG AMACCAO

3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán bán hàng tại Nhà máy và phương hướng hoàn thiện

phương hướng hoàn thiện

3.1.1. Ưu điểm

Trải qua hơn 3 năm từ ngày thành lập, Nhà máy bê tông AMACCAO đã trải qua không ít khó khăn thử thách, vươn lên chứng tỏ vị trí của mình trên thị trường đóng góp doanh thu và lợi nhuận ngày càng lớn cho Công ty cổ phần tập đoàn AVINAA. Cùng với các hoạt động khác trong Nhà máy, hoạt động bán hàng ngày càng giữ vai trò then chốt đối với sự phát triển của Nhà máy. Để góp phần những thành tựu của Nhà máy trong thời gian qua, không thể không nhắc đến những ưu điểm nổi bật của kế toán bán hàng.

Công tác quản lý bán hàng luôn được đảm bảo chặt chẽ nhất. Các bộ phận trong Nhà máy phối hợp nhịp nhàng và có vai trò kiểm soát lẫn nhau thông qua hệ thống chứng từ và quá trình luân chuyển chứng từ. Đặc biệt việc giao nhận hàng hóa được kiểm soát chặt chẽ thông qua biên bản xác nhận ba bên giữa Kho- Đơn vị vận chuyển – Khách hàng. Nếu thiếu chữ ký một trong 3 bên coi như hàng chưa được chuyển giao giữa Nhà máy – Khách hàng và các bộ phận có liên quan phải chịu trách nhiệm. Chỉ khi có biên bản xác nhận việc giao nhận hàng hóa 3 bên, kế toán mới ghi nhận doanh thu.

Việc đối chiếu số liệu giữa Phòng Kinh doanh và Phòng Kế toán được thực hiện định kỳ, nếu số liệu giữa hai phòng không khớp với nhau thì phải tìm ra sai sót. Việc đối chiếu trên đảm bảo trong quá trình bán hàng, số liệu luôn được ghi nhận chính xác và nâng cao ý thức làm việc của nhân viên.

Bên cạnh đó, Nhà máy và khách hàng đối chiếu công nợ định kỳ theo thỏa thuận của hợp đồng kinh tế, đảm bảo số liệu ghi chép của hai bên hoàn toàn giống nhau, tránh những sai sót xảy ra. Hơn nữa việc theo dõi công nợ phải được kế toán thanh toán theo dõi chặt chẽ đối với từng khách hàng.

Hợp đồng kinh tế được soản thảo với những điều khoản rõ ràng, chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi của Khách hàng và Nhà máy. Hợp đồng là cơ sở để theo dõi thực hiện hợp đồng giữa các bên, và giải quyết trong những trường hợp có thể phát sinh.

Trước khi cho phép thực hiện bất cứ lệnh xuất kho nào, phòng Kế toán phải kiểm tra chính xác số dư khoản phải trả của khách hàng, căn cứ vào các điều khoản hợp đồng, mối quan hệ, uy tín của khách hàng để xem xét số dư đó có vượt quá mức cho phép hay không, và nếu cho phép thực hiện đơn đặt hàng, khách hàng có khả năng thanh toán sớm hay không…Việc xem xét kỹ lưỡng trước khi cho phép thực hiện lệnh xuất kho đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo khả năng thanh khoản của Nhà máy.

Nhà máy sử dụng ký hiệu riêng cho từng đối tượng khách hàng khác nhau. Trên cơ sở đó ta có thể theo dõi doanh thu, giá vốn theo từng đối tượng khách hàng. Việc sử dụng những ký hiệu này cho phép Nhà máy theo dõi, quản lý quá trình bán hàng đối với các khách hàng một cách rõ ràng, chi tiết và chính xác nhất.

Bên cạnh đó, các sản phẩm cũng được theo dõi bằng cách sử dụng mã sản phẩm, cho phép Nhà máy theo dõi theo từng đối tượng sản phẩm rõ ràng, chi tiết.. Dựa trên những số liệu đó, Nhà máy có những điều chỉnh phù hợp nhất cho từng đối tượng sản phẩm để đạt lợi nhuận, hiệu quả cao nhất.

Việc xác định giá xuất hàng tồn kho bình quân gia quyền là hoàn toàn hợp lý do đặc điểm sản phẩm của Nhà máy ít doanh điểm sản phẩm, số lần nhập xuất của mỗi danh điểm nhiều. Việc sử dụng giá bình quân gia quyền giúp giảm nhẹ việc hạch toán hàng tồn kho trong kỳ, không phụ thuộc vào số lần nhập xuất từng danh điểm hàng tồn kho. Hơn nữa, do áp dụng phần mềm kế toán Fast Accounting, cuối tháng sau khi đầy đủ số liệu về giá và số lượng hàng nhập kho trong kỳ, phàn mềm sẽ tự động tính giá hàng xuất kho, và hạch toán vào tài khoản giá vốn hàng bán 632.

Nhà máy cho phép hưởng chiết khấu thanh toán đối với những Khách hàng thanh toán trước thời hạn, nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán sớm, tăng khả năng thu hồi công nợ và khả năng thanh khoản của Nhà máy

sinh là phù hợp. Bên cạnh đó chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp luôn được quản lý chặt chẽ, hiệu quả sao cho giảm thiểu chi phí xuống mức thấp nhất, nâng cao hiệu quả cho Nhà máy.

Việc tập hợp một số chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp phát sinh nhiều, giá trị nhỏ hoặc chứng từ cuối tháng mới nhận được thường được tập trung hạch toán một lần vào ngày cuối tháng, nhằm giảm công việc hạch toán nhiều bút toán hàng ngày, tiết kiệm thời gian.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng tại nhà máy bê tông AMACCAO (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w