4. Tỷ suất sinh lời vốn lưu động 1,
2.3 Đánh giá hiệu quả quảntrị Vốn lưu độngcủa công ty
Qua việc nghiên cứu phân tích thực trạng quản trị vốn lưu động của công ty Cổ phần thiết kế thời trang mốt đẹp trong giai đoạn 2012 – 2014, có thể thấy công tác quản trị vốn lưu động ở đây đã có những mặt tích cực nhưng cũng tồn tại không ít mặt hạn chế.
Về mặt tích cực:
+ Việc quản trị vốn tiền mặt đã đáp ứng tốt các mục đích như thông suốt quá trình giao dịch, đảm bảo dự phòng, hoạt động thường ngày của công ty.
+ Công ty luôn đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu thường xuyên, thậm chí cả các nhu cầu dự trữ và đầu tư nắm bắt cơ hội khi giá hàng hóa giảm hoặc các hoạt động đầu cơ khác do lượng tiền mặt dự trữ trong công ty là khá lớn.
+ Chính sách quản trị khoản phải thu chỉ bán chịu chủ yếu cho các đối tượng khách quen có uy tín là khá tốt giúp hạn chế được tượng đối rủi rocho công ty.
+ Quản trị hang tồn kho cũng đang có những thay đổi tích cực hơn qua diễn biến các năm.
Về mặt hạn chế:
+ Việc Quản trị vốn lưu động của Công ty chưa thật sự được quan tâm và đầu tư đúng mức. Công ty chưa đưa ra những chủ trương, chính sách cụ thể nhằm định hướng cho công tác Quản trị vốn lưu động được thuận lợi, rõ ràng. Hoạt động còn khá chồng chéo và chưa đạt hiệu quả cao.
+ Việc hoạch định quản trị tiền mặt của Công ty vẫn chưa được triển khai, lượng tiền nhàn rỗi trong đó còn tương đối lớn khiến cho phát sinh nhiều chi phí về vốn, giảm khả năng sinh lời của vốn gây giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
+ Chính sách quản trị khoản phải thu của công ty chưa thực sự rõ ràng nợ đọng còn khá nhiều, nợ khó đòi cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ gây hiện tượng ứ đọng vốn trong doanh nghiệp.
+ Trên thực tế, hoạt động quản trị hàng tồn kho của công ty còn chưa thực sự tốt, công ty chưa có thiết lập hay xây dựng số lượng hang tồn kho một cách khoa học trên cơ sở số liệu khiến cho lượng hàng tồn kho nhiều.Việc quản lý nguồn cung ứng nguyên vật liệu để sản xuất chưa mang lại kết quả cao.Công tác đảm bảo việc thông suốt hoạt động cung ứng sản phẩm cũng chưa tốt dẫn đến việc ứ đọng thành phẩm. Điều đó khiến cho lượng vốn lưu động trong khâu dự trữ hàng hóa tăng lên.
Chương 3. Giải pháp tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần thiết kế thời trang mốt đẹp
3.1 Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới
Để tiếp tục phát huy, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh, làm cho Công ty không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, Công ty đã đề ra định hướng phát triển như sau:
+ Tìm kiếm và không ngừng mở rộng thị trường.
+ Nâng cao và củng cố mối quan hệ làm ăn tốt đẹp và lâu dài với các khách hàng truyền thống.
+ Tăng cường hơn nữa nguồn vốn của Công ty đặc biệt là Vốn lưu động nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo dựng uy tín với ngân hàng và các tổ chức tín dụng để hoạt động vay vốn diễn ra thuận lợi.
+ Củng cố lại các phòng ban chức năng, xây dựng mối quan hệ đoàn kết nhất trí trong đội ngũ cán bộ công nhân viên, đặc biệt là sự thống nhất, đoàn kết trong hàng ngũ cán bộ lãnh đạo. Thực hiện coi trọng việc giữ gìn đoàn kết trên tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình thẳng thắn để công việc được triển khai hiệu quả.
Trong thời gian tới công ty sẽ tiếp tục đầu tư thay đổi theo xu thế của thị trường, với mong muốn mở rộng sản xuất chiếm lĩnh thị phần lớn hơn ở trong nước, công ty đang có kế hoạch tăng cường đầu tư vào sản phẩm thế mạnh cho nữ giới đồng thời lấn sân sang các dòng sản phẩm khác cho nam giới và trẻ em. Để làm được điều đó ban lãnh đạo công ty đã chỉ đạo sát sao cần thực hiện nghiêm túc và mạnh mẽ những biện pháp cải tổ trong vấn đề quản trị vốn lưu động. Việc quản trị tốt vốn lưu động là nhiệm vụ sống còn cho kế hoạch mở rộng sản xuất của Công ty. Tiếp tục phát huy những mặt tích cực đã đạt được đồng thời khắc phục nhanh chóng những hạn chế trong quản trị khoản phải thu và hàng tồn kho. Giảm bớt công nợ, giảm lượng hàng tồn kho tăng tốc độ vòng quay vốn là những mục tiêu chính trong năm của Công ty.
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty
Vốn lưu động là một chỉ số để làm căn cứ trong đo lường hiệu quả hoạt động cũng như tiềm lực tài chính trong ngắn hạn của doanh nghiệp. Một trong những
nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của một doanh nghiệp là do năng lực quản trị tài chính hạn chế, đặc biệt trong việc hoạc định nguồn tài trợ dài hạn và quản trị Vốn lưu động, thể hiện thông qua tình trạng thiếu vốn, mất tính thanh khoản. Khoản đầu tư vào Vốn lưu động thường chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng tài sản, chính vì vậy chúng cần phải được sử dụng một cách có hiệu quả. Nhà quản trị cần tập trung kiểm soát từng thành tố chính của vốn lưu động là tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho.