Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hoạt động huy động vốn tại công ty Cổ phần TM&DV Kim Lợi (Trang 30)

Máy làm sạch sản phẩm (loại bỏ cát

2.1.3.Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty

• Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh:

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian gần đây, cụ thể là trong bốn năm 2007, 2008, 2009 và 2010 có chiều hướng tăng trưởng tương đối ổn định. Có thể gọi đây là giai đoạn phục hồi của công ty sau thời gian hoạt động không hiệu quả.

Công ty đã xây dựng được uy tín về sản phẩm của mình đối với các doanh nghiệp trong nước và cả ở nước ngoài (Nhật Bản). Vì đây là sản phẩm công nghiệp có tính đặc thù cao, nên lượng khách hàng không nhiều như đối với các công ty bán hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, các khách hàng phần lớn lại là trung thành với người bán, vì đòi hỏi mất nhiều công sức và thời gian để tìm được nhà cung cấp phù hợp với mình. Sau khi đã khẳng định được chất lượng cũng như các điều kiện bán hàng khác đạt yêu cầu, lượng đặt hàng của các khách hàng cũng tăng dần lên. Đồng thời với việc đó là lượng khách hàng mới của công ty

cũng tăng thêm. Công ty chủ yếu phát triển các khách hàng xuất khẩu, là các khách hàng có yêu cầu cao với sản phẩm và ngược lại là cũng chấp nhận giá mua sản phẩm ở mức cao hơn. Như vậy sẽ thể hiện được đúng các ưu điểm về trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất và ưu điểm của công nghệ cùng với hệ thống máy móc thiết bị mà công ty đang có được. Chúng ta có thể thấy được kết quả về sản lượng bán hàng của công ty trong kỳ nghiên cứu ở biểu sau, trong đó lượng bán hàng nội địa hầu như không thay đổi trong khi lượng bán hàng xuất khẩu đã tăng đáng kể:

Biểu 2.1: Tổng giá trị sản xuất kinh doanh

(Đơn vị tính: Tấn / %) Chỉ tiêu Tỷ lệ xuất khẩu/nội địa (Tấn/%)

2007 2008 2009 2010

Xuất khẩu 393 18% 1,168 42% 1,349 45% 1,809 52% Nội địa 1,800 82% 1,594 58% 1,682 55% 1,646 48%

Tổng 2,193 2,762 3,031 3,455

Nguồn: Báo cáo sản xuất Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ Kim Lợi năm 2007-2010

Với kết quả sản xuất như trên, doanh thu của công ty cũng được tăng lên đáng kể. Số liệu được chỉ ra như ở biểu dưới đây, tổng kết kết quả kinh doanh của công ty trong 4 năm của kỳ nghiên cứu:

Biểu 2.2: Tổng giá trị sản xuất kinh doanh

(Đơn vị tính: Triệu Đồng) Năm

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010

Doanh thu 35.205 45.037 51.015 59.965

Lợi nhuận sau thuế 438 1.104 1.266 1,519

Tỷ lệ lợi nhuận 1.25 2.45 2.48 2.53

Tăng trưởng doanh thu 128% 113% 118%

Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ Kim Lợi năm 2007-2010

Các số liệu thống kê trong biểu 2.1 cho thấy, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong bốn năm qua có tăng trưởng đều và tốt về doanh thu với mức

tăng hàng năm luôn ở 2 con số. Điều này phản ánh nỗ lực của công ty trong việc phát triển. Tuy nhiên hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty vẫn ở mức thấp. Trong các năm 2008, 2009, 2010 sau năm 2007 tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu tăng chứng tỏ việc sản xuất kinh doanh đã được cải thiện hiệu quả hơn cung với việc tăng trưởng về sản lượng sản xuất/bán hàng.

Có thể nói, khi xem xét tới hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, bao giờ người ta cũng quan tâm tới hiệu quả thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận.

Biểu 2.3: Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận

Năm

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010

Tỷ suất LNST/doanh thu 1.25 2.45 2.48 2.53

Tỷ suất LNST/tổng tài sản 1.28 3.31 4.04 4.81

Tỷ suất LSNT/vốn chủ sở hữu (ROE) 1.68 4.30 4.87 5.80

Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ Kim Lợi năm 2007-2010

Qua xem xét bảng trên, ta thấy trong các năm gần đây, tất cả các chỉ tiêu đều thể hiện sự tăng trưởng, và trong 3 năm gần đây đã vượt hơn hẳn so với năm trước đó.đếu. Sở dĩ có sự tăng trưởng trong các năm gần đây là do công ty đã tìm được hướng kinh doanh mới, mở rộng việc xuất khẩu sang Nhật Bản. Thực tế tỷ lệ hàng xuất khâủ trong tổng sản lượng hàng bán đã tăng trưởng nhanh trong các năm, thay đổi cán cân về thị trường tiêu thụ từchủ yếu là nội địa sang xuất khẩu. Như vậy, khi tăng lượng hàng bán sang thị trường nước ngoài, công ty sẽ đạt được những thuận lợi như sau:

-Mở rộng thị trường, tăng tiềm năng phát triển sản xuất, qua đó có thể giảm đựơc chi phí cố định trên sản phẩm, qua đó giảm giá thành của sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và tăng lợi nhuận cho công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Khi đa dạng thị trường, đa dạng khách hàng sẽ giảm nguy cơ bị lệ thuộc nhiều vào vài khách hàng cụ thể dẫn tới giảm tính linh hoạt, bị ảnh hưởng tới việc tiêu thụ sản phẩm khi các khách hàng gặp phải vấn đề trong kinh doanh và bị ép giá.

Tuy nhiên, mặt trái của việc xuất khẩu so với nội địa là chu kỳ kinh doanh kéo dài, vòng quay vốn kéo dài dẫn tới việc nhu cầu về vốn tăng lên cao hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hoạt động huy động vốn tại công ty Cổ phần TM&DV Kim Lợi (Trang 30)