Nói đến sản xuất hàng hoá là phải nói đến thị trường tiêu thụ, vì thị trường có quan hệ mật thiết với kế hoặch sản xuất, phương hướng sản xuất, đầu tư tài chính, chính sách giá cả, quảng cáo bán hàng, uy tín sản phẩm....
Trong chặng đường 40 năm hoạt động, tồn tại và phát triển, Công ty cơ khí Hà Nội đã mất tới gần 30 năm hoạt động sản xuất trong đó cơ chế tập trung quna liêu bao cấp. Trong thời gian đó, thị trường tiêu thụ của Công ty không được quan tâm đến bởi vì Công ty chỉ sản xuất hai loại sản phẩm là máy công cụ và phụ tùng máy công cụ theo kế hoạch Nhà nước giao để cung cấp cho hầu hết các doanh nghiệp quốc doanh trong cả nước, Công ty chỉ thực hiện nhiệm vụ sản xuất sản phẩm còn Nhà nước chịu trách nhiệm tiêu thụ
Sau nghị quyết trung ương lần thứ 3 khoá VI đến nay, lần lượt các nghị quyết ra đời nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tìm hướng đi trong quá trình đổi mới. Nghị định 217 – HĐBT và 217 bổ xung cho phép doanh nghiệp được tự chủ trong sản xuất kinh doanh, dần tiếp cận với nhu cầu thị trường. Tiếp theo đó, nghị định số 50 HĐBT ngày 22/03/1988 của Hội đồng bộ trưởng ban hành điều lệ xí nghiệp côn nghiệp quốc doanh và các chính sách, hướng dẫn tiếp theo của các ngành đã tạo điều kiện cho Công ty tích cực tìm hướng đổi mới, giúp công ty vượt qua giai đoạn chuyển tiếp khó kahưc từ cơ chế bao cấp sang cơ ché thị trường. Yêu cầu đặt ra đối với Công ty trong cơ chế mới là sản xuất phục vụ sát hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Công ty đã mở rộng các đại lý bán hàng ở hàng loạt các tỉnh trong cả nước nhằm đưa sản phẩm của Công ty đến với người tiêu dùng. Nhìn chung, thị trường tiêu thụ Công ty chủ yếu là trong nước. Trước đây do sản xuất đạt
được kết quả tốt, sản phẩm đạt chất lượng cao, Công ty đã xuất khẩu được một số máy và phụ tùng máy công cụ sạng một số nước Đông âu, cu ba, thái lan. Trong hai năm gần đây, Công ty, cũng đã và đang xuất khẩu một số sản phẩm cơ khí sang Italia và Đan mạch. Tuy số lượng và giá trị hợp đồng còn hạn chế nhưng đây thực sự là bước ban đầu, khẳng định sản phẩm cơ khí Việt nam có thể xuất khâủ được với giá cạnh tranh, chất lượng phù hợp sang các nước nông nghiệp phát triển. Có thể nói đây là những bước đi tập sự cho hướng phát triển tương lại của Công ty.
Từ khi thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, Công ty cơ khi Hà Nội đến nay cũng đã và đnag sản xuất nhiều loại ap, đạt chất lượng cao, mẫu mã hình dáng phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nhìn chung, Công ty có 3 nhóm khách hàng chính trên thị trường, đó là:
* Các doanh nghiệp quốc doanh: họ mua sản phẩm máy công cụ các loại của Công ty nhằm mục đích phục vụ nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm, hàng hoá khác. Do đó, các sản phẩm của Công ty đòi hỏi rất cao về chất lưọng. Khối lượng sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường này chiếm tỷ trọng cao, vì thế Công ty đặc biệt quan tâm đến thị trường khu vực này.
* Các nhà máy đường trong cả nước, đặc biệt là những nhà máy đường thuộc khu vực phía Nam, cho đến nay,công ty đã cung cấp được các loại máy móc thiết bị cho những nhà máy đường ở Việt nam.
Thứ tự Khách hàng – những nhà máy đường Việt nam
1 Công ty đường Quảng Ngãi 2 Công ty đường Hiệp hoà 3 Công ty đường Bình dương 4 Công ty đường Phan Giang
5 Công ty đường La Ngà
6 Công ty đường Biên hoà 7 Công ty đường Vĩnh Phú 8 Công ty đường Văn diễm
10 Công ty đường Lam sơn 11 Công ty đường Diên khánh 12 Công ty đường Tây Ninh
13 Công ty đường SBT
Việc cung cấp các sản phẩm cho các nhà máy đường thực hiện chủ yếu qua việc ký kết hoạt động kinh tế. Đây cũng là nhóm khách hàng mục tiêu của Công ty trong những năm gần đây. Công ty luôn cố gắng giữ vững và duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài với thị trường thuộc nhóm khách hàng này.
Nhóm khách hàng thuộc khu vực tư nhân và cá nhân người tiêu dùng, tuy đây là một thị trường nhỏ của Công ty, nhưng lại có xu hướng tiến triển tốt trong tương lai, giúp công ty thu hồi vốn nhanh chóng, đẩy nhanh tốc độ sản xuất. Do đó, Công ty luôn tìm cách duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ với nhóm khách hàng - thị trường này và không những nâng cao tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ, giá cả ổn định.
Như vậy, cơ hội thị trường của Công ty không phải nhỏ. Tính riêng năm 2001. Công ty đã mở rộng được số lượng khách hàng, tức là mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình trong toàn quốc. Đáng mừng hơn cả là phải kể đến số sản phẩm của Công ty đã xuất khẩu được ra thị trường nước ngoài.
Qua đó có thể thấy rằng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty tập trung chủ yếu ở những khu công nghiệp lớn, vì ở đó có nhiều nhà máy, xí nghiệp sản xuất. Những thị trường thuộc các khu khác chính là thị trường tiềm năng của Công ty. Công ty phải tìm mọi cách để thâm nhập vào thị trường vì thị trường có lớn thì sản phẩm của Công ty mới được tiêu thụ nhanh nhiều, từ đó có điều kiệnmở rộng thị trường, hướng đến xuất khẩu.