Chiến lược phân phối chọn lọc

Một phần của tài liệu Phân tích sự vận dụng các chiến lược trong hoạt động Marketing nhóm thuốc giảm đau Non-Steroids của một số công ty dược phẩm trên thị trường Hà nội, năm 2008-2010 (Trang 70)

Thường được các công ty dược phẩm trong nước sử dụng do chi phí thấp hơn các chiến lược phân phối khác, đặc biệt khi phân phối sản phẩm ở các địa phương do loại bỏ được các trung gian kém hiệu quả. Tùy từng khúc thị trường mà công ty muốn hướng đến để lựa chọn một số công ty phân phối tốt nhất tới khúc thị trường đó. Vì vậy nhiều hãng đã chọn đối tác phân phối một cách chọn lọc có thể qua nhiều kênh phân phối quốc tế là các công ty quốc tế để tận dụng những ưu thế của các công ty này hoặc phân phối trực tiếp qua các công ty dược phẩm trung ương, các công ty dược tuyến tỉnh, thành phố tùy vào từng địa bàn của công ty.

Đối với các thuốc có thị trường mục tiêu là các khoa phòng ở bệnh viện thì các công ty nhà nước sẽ có ưu thế hơn trong việc đấu thầu thuốc vào bệnh viện. Cùng một hoạt chất hay biệt dược có trong danh mục thầu của bệnh viện thì có thể có một hoặc nhiều công ty cùng tham gia đấu thầu. Thông thường ở các tỉnh thì công ty trúng thầu vào bệnh viện là các công ty dược phẩm ở tỉnh. Theo quyết định của Bộ Y tế thì bệnh viện ở cấp quản lý nào ưu tiên mua thuốc qua các công ty dược phẩm cấp tương đương. Chẳng hạn như các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế thì ưu tiên mua thuốc của các công ty CPDP TW I, Công ty CPDP TW II,…Đối với các bệnh viện trực thuộc Sở y tế tuyến tỉnh, thành phố thì ưu tiên lựa chọn các công ty dược tuyến tỉnh, thành phố có vốn nhà nước để tận dụng hệ thống phân phối sẵn có trong tỉnh, chiếm lĩnh nhanh thị phần khách hàng trên thị trường tỉnh đó. Do đó, các bệnh viện trực thuộc Sở y tế Hà Nội như: bệnh viện Thanh Nhàn, bệnh viện Phụ sản,…ưu tiên lựa chọn Hapharco - công ty cổ phần dược phẩm – thiết bị y tế Hà Nội.

phân phối sản phẩm của mình do ưu thế của các công ty này có khả năng tham gia đấu thầu thuốc trong các bệnh viện thuộc địa bàn. Novartis đã lựa chọn công ty dược phẩm Quảng Ninh để phân phối sản phẩm Voltaren. Năm 2010, công ty dược phẩm Quảng Ninh đã trúng thầu sản phẩm Voltaren tiêm tại viện đa khoa Quảng Ninh. Việc Voltaren tiêm có trong danh mục thuốc của bệnh viện sẽ thúc đẩy kê đơn của bác sỹ giúp cho thị phần thuốc Voltaren tăng lên đáng kể.

3.2.4. Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh

Marketing hiện đại là tổ hợp của rất nhiều yếu tố, không chỉ đơn giản là tạo ra hàng hóa tốt, định giá cả hấp dẫn và đảm bảo cho những người tiêu dùng mục tiêu có thể tiếp cận được hàng hóa mà các công ty còn cần phải thông tin cho khách hàng của mình. Thuốc lại là một hàng hóa đặc biệt trong đó người trực tiếp sử dụng không có quyền quyết định lựa chọn của mình mà cần phải thông qua một người thứ ba đó là bác sỹ hay dược sỹ. Chính vì vậy mà chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh trong ngành dược phẩm nói chung và nhóm thuốc NSAIDs nói riêng có rất nhiều đặc thù riêng. Trong bốn chính sách của marketing thì chính sách này là chính sách mang tính “bề nổi” nhất, nhạy cảm nhất, có thể tác động nhanh nhất và trực tiếp nhất vào doanh số của công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích sự vận dụng các chiến lược trong hoạt động Marketing nhóm thuốc giảm đau Non-Steroids của một số công ty dược phẩm trên thị trường Hà nội, năm 2008-2010 (Trang 70)