Hình 3.4 cho thấy mẫu cao su có đỉnh hấp thụ ở bƣớc sóng 𝜆 = 296 𝑛𝑚 , trong khi đó mẫu cao su (có nano Ag) có 2 đỉnh hấp thụ ở bƣớc sóng 𝜆 = 296 𝑛𝑚 và 𝜆 = 425 𝑛𝑚. Nhƣ vậy, so sánh 2 đƣờng biểu diễn trên hình ta có thể rút ra kết
luận : nano Ag tạo thành trong mẫu hấp thụ bước sóng 425 nm. Kết luận này cũng
phù hợp với những báo cáo trƣớc đây về đề tài nano Ag. Theo những báo cáo này, nano Ag hấp thụ bƣớc sóng trong khoảng 400 – 500 nm và khi kích thước hạt
càng lớn thì bước sóng hấp thụ sẽ dài hơn.[11][13][15][16]
Trong thí nghiệm tiếp theo, mẫu nano Ag/NR đƣợc chế tạo với hàm lƣợng AgNO3 ban đầu thay đổi (hình 3.5) và kết quả UV-VIS sẽ đƣợc khảo sát (hình 3.6).
Hình 3.4 Kết quả UV-VIS mẫu nano Ag/NR so sánh với mẫu NR không có Ag
Nano Ag / NR
NR
Khi tăng hàm lƣợng AgNO3 ban đầu thì hàm lƣợng nano Ag tạo thành cũng tăng lên, trong khi đó hàm lƣợng chất bảo vệ (cao su) không thay đổi nên tỷ lệ giữa hàm lƣợng chất bảo vệ / Ag giảm đi dẫn đến các hạt Ag sẽ dễ dàng gặp nhau và có khuynh hƣớng tụ lại thành hạt lớn, và nếu đo UV-VIS thì bƣớc sóng hấp thụ cũng sẽ tăng lên. Hình 3.6 dƣới đây thể hiện phổ hấp thụ của nano Ag với hàm lƣợng AgNO3 thay đổi.
Hình trên thể hiện phổ hấp thụ (từ 360 – 800nm) của các mẫu nano Ag/NR với hàm lƣợng AgNO3 ban đầu thay đổi (0g | 0,02g | 0,04g | 0,06g | 0,08g | 0,1g)
Mẫu sử dụng 0g AgNO3 không có peak vì đây là mẫu cao su không có Ag.
Mẫu sử dụng 0,02g AgNO3 có hàm lƣợng Ag quá ít nên không phát hiện đƣợc peak
Mẫu sử dụng 0,04g AgNO3 hấp thụ bƣớc sóng 407nm
Mẫu sử dụng 0,06g AgNO3 hấp thụ bƣớc sóng 413nm
Mẫu sử dụng 0,08g AgNO3 hấp thụ bƣớc sóng 425nm
Mẫu sử dụng 0,1g AgNO3 hấp thụ bƣớc sóng 425nm
Nhìn chung, khi hàm lƣợng AgNO3 tăng thì bƣớc sóng hấp thụ tăng (nhƣ đã trình bày ở trên) đồng thời cƣờng độ hấp thụ cũng tăng (thể hiện qua các peak cao và nhọn hơn).
Hình 3.6 Kết quả UV-VIS các mẫu nano Ag/NR với hàm lượng AgNO3 ban đầu khác nhau
0,1 g AgNO3 0g AgNO3 0,08 g AgNO3 0,06 g AgNO3 0,04 g AgNO3 0,02 g AgNO3