Lựa chọn chiến lược phát triển khách hàng của công ty cổ phần Đăng Khoa

Một phần của tài liệu Phát triển khách hàng của công ty cổ phần Đăng Khoa (Trang 49)

III Các khoản phải thu ngắn hạn 118.006.452

3.1.Lựa chọn chiến lược phát triển khách hàng của công ty cổ phần Đăng Khoa

ĐỐI TÁC THƯƠNG MẠ

3.1.Lựa chọn chiến lược phát triển khách hàng của công ty cổ phần Đăng Khoa

Khoa

3.1.1. Điểm mạnh yếu của công ty cổ phần Đăng Khoa.

Cũng giống như nhiều doanh nghiệp thương mại khác trong nền kinh tế quốc dân, Công ty Đăng Khoa cũng phải đối mặt với những thuận lợi và khó khăn từ môi trường bên ngoài cũng như từ chính trong nội bộ doanh nghiệp. Những thuận lợi và khó khăn đó là:

*) Thuận lợi:

- Các doanh nghiệp hiện nay đang được kinh doanh trong một nền kinh tế thị trường, trong đó, nhu cầu thị trường sẽ quyết định sản xuất. Cơ hội kinh doanh trên thị trường cũng phong phú hơn với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Các doanh nghiệp trong nền kinh tế có điều kiện được tự chủ trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt họ được tiếp cận với nguồn thông tin thị trường ngày càng minh bạch và công khai. Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp tìm thấy cơ hội kinh doanh dễ dàng và thuận lợi hơn.

- Môi trường cạnh tranh hiện nay tạo điều kiện cho các công ty, nhà sản xuất được cạnh tranh với nhau một cách bình đẳng. Song song với sự cạnh tranh đó, sự gia tăng hợp tác giữa các doanh nghiệp. Đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thì sự hợp tác đó càng quan trọng vì công nghệ luôn thay đổi, ngày càng hoàn thiện hơn. Sự hợp tác đó sẽ giúp các doanh nghiệp tự hoàn thiện mình và nâng cao sức cạnh tranh. Hiện nay, Đăng Khoa có mối quan hệ hợp tác kinh doanh với nhiều công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực

như: công ty thương mại quốc tế Thủy Linh, FPT, DGW, Mai Hoàng, CMC, Acer, Toshiba…

- Công ty Cổ phần Đăng khoa áp dụng mô hình siêu thị đầu tiên ở Việt Nam đối với hàng điện tử, kỹ thuật số với đa dạng lĩnh vực kinh doanh sản phẩn và các dịch vụ dành cho khách hàng. Phát triển của các hình thức thương mại điện tử đã mở ra những cơ hội cho doanh nghiệp nói chung và Đăng khoa nói riêng để mở rộng quan hệ, tìm kiếm bạn hàng.

- Đồng thời Năm 2009, chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp. Chính sách này có lợi cho tất cả các doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh của mình.

- Về phía chủ quan của doanh nghiệp, những nguồn lực trong của công ty cũng tạo ra những thuận lợi nhất định trong thời kì mới. Mức độ tăng doanh thu, tăng trưởng khách hàng đã và đang tạo điều kiện cho công ty tích lũy và bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh của mình. Đặc biệt lực lượng lao động của công ty còn rất trẻ, có trình độ chuyên môn cao, năng động sẽ là động lực rất lớn cho công ty phát triển các hoạt động kinh doanh.

*) Khó khăn:

- Nền kinh tế trong nước vừa trải qua một năm suy thoái với nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp đặc biệt là vấn đề tỷ giá và việc cắt giảm ngân sách tài trợ, khuyến mại của các hãng. Hầu hết các sản phẩm CNTT ở Việt Nam đều nhập khẩu và thanh toán bằng ngoại tệ nên những động thái tăng tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước đều ảnh hưởng trực tiếp đến giá của sản phẩm. Ngoài ra các DN nhập khẩu gần như không mua được ngoại tệ với giá niêm yết của các ngân hàng thương mại( do nhóm IT không được ưu tiên). Điều đó càng làm cho hàng hóa chịu sức ép tăng giá.

- Thêm vào đó lộ trình giảm giá và thay thế của các Hãng lớn như Intel, AMD… cho các dòng sản phẩm mới quá nhanh dẫn đến tình trạng bán tháo các sản phẩm đời cũ trên toàn thị trường. Sự mất giá của đồng tiền trên 10% so với tiền USD diễn ra nhanh trong vòng 2 tháng cuối năm 2010, làm tăng giá trị hàng nhập khẩu.

- Khó khăn từ phía công ty đó là cùng với sự khủng hoảng chung của nền kinh tế thế giới, đồng thời với đặc thù của kinh doanh thiết bị điện tử, tin học có những khó khăn riêng thì trong năm 2010 Công ty Cổ phần Đăng Khoa mở rộng mô hình chuỗi siêu thị máy tính trên địa bàn Hà Nội, nên chắc chắn sẽ vấp phải một số khó khăn như cơ sở vật chất, tài chính, lượng hàng hóa, nguồn nhân lực, môi trường cạnh tranh giữa giữa các doanh nghiệp

Hoạt động kinh doanh trong môi trường bao giờ các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với những thuận lợi và khó khăn. Đặc biệt trong nền kinh tế còn nhiều bất ổn như hiện nay, các doanh nghiệp như công ty Cổ phần Đăng Khoa sẽ phải vượt qua nhiều khó khăn. Nhưng với những thuận lợi đã nêu ở trên và bằng sự tận tâm, bằng trí tuệ, Công ty sẽ vượt qua khó khăn, đem đến cho khách hàng sự hài lòng và niềm tin tuyệt đối về thương hiệu của Đăng khoa

3.1.2. Các chiến lược phát triển khách hàng của công ty

* Duy trì các thế mạnh hiện tại của Đăng Khoa:Các thế mạnh hiện tại của Đăng Khoa phải được tiếp tục duy trì, bao gồm:

- Ổn định bộ máy tổ chức, nhân sự thông qua cơ chế lương và thưởng phạt công bằng, nghiêm minh.

- Duy trì cơ chế đào tạo nhân lực để đảm bảo chất lượng dịch vụ luôn ở mức tốt nhất thị trường.

- Khẳng định tiếp tục chỉ bán hàng chính hãng. Không bán hàng ngoài, hàng trôi nổi hoặc không rõ xuất xứ.

- Tăng cường số lượng model các sản phẩm:

* Tập trung vào nâng cao số lượng chủng loại các sản phẩm: - Máy tính xách tay các loại.

- Máy tính nguyên chiếc các loại.

- Thiết bị kỹ thuật số (máy ảnh, máy quay).

* Tập trung đầu tư và phát triển mạnh mảng bán hàng trực tuyến:

- Trong xu thế chung của thời đại, việc bán hàng trực tuyến sẽ trở nên phổ biến và tất yếu

- Bán hàng trực tuyến mang lại lợi ích tốt cho tất cả các bên:

+ Đối với người tiêu dùng: nhanh chóng, dễ dàng xem xét, tham khảo các thông tin về hàng hóa để có quyết định mua hàng phù hợp nhất

+ Đối với nhà cung cấp dịch vụ: tiết kiệm chi phí liên quan đến việc trưng bày sản phẩm, tập trung nguồn lực để nâng cao sự chuyên nghiệp trong phục vụ trực tuyến.

-Bán hàng trực tuyến sẽ góp phần đẩy mạnh doanh số, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động của Đăng Khoa, song việc tiến hành phát triển theo hướng chuyên nghiệp là rất phức tạp và cần phải vượt qua từng giai đoạn với các bước cụ thể.

+Giai đoạn xây dựng hệ thống quản trị kho hàng, giá bán, khuyến mại, danh mục khách hàng phù hợp với định hướng bán hàng trực tuyến. Giai đoạn này Đăng Khoa đang triển khai và đã hoàn thành khoảng 80% khối lượng công việc dự kiến. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Giai đoạn xây dựng hệ thống dữ liệu sản phẩm. Để có thể bán hàng trực tuyến một cách chuyên nghiệp, toàn bộ thông tin về sản phẩm bao gồm tính năng kỹ thuật, hình ảnh (mọi góc cạnh), video hướng dẫn lắp ráp, cài đặt, dùng thử… và các hướng dẫn khác phải được cung cấp đầy đủ, giúp khách hàng có đủ các thông tin cần thiết để mua hàng. Việc này phải làm liên tục (theo sự ra đời liên tục của các sản phẩm). Với khoảng 4,000 mã hàng hiện tại, Đăng Khoa đã cập nhật được khoảng trên 90% khối lượng công việc của giai đoạn này.

+ Giai đoạn xây dựng website với đầy đủ tính năng của một website chuyên bán hàng trực tuyến. Giai đoạn này Đăng Khoa đang triển khai và đã hoàn thành khoảng 40% khối lượng công việc dự kiến.

+ Giai đoạn chuẩn bị và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác bán hàng trực tuyến. Đăng Khoa chưa triển khai giai đoạn này.

+ Giai đoạn Quảng bá truyền thông cho dịch vụ. Ghi nhận đóng góp của khách hàng, cải tiến, nâng cấp các tính năng cần thiết để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển khách hàng của công ty cổ phần Đăng Khoa (Trang 49)