KHỐI DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Phát triển khách hàng của công ty cổ phần Đăng Khoa (Trang 46)

III Các khoản phải thu ngắn hạn 118.006.452

ĐỐI TÁC THƯƠNG MẠ

KHỐI DOANH NGHIỆP

Tổng Công ty Xây Dựng Thăng Long Tổng công ty Thép Việt Nam Nhà máy lắp ráp xe máy VMEP Tổng Công ty Nhà Hà Nội

Công ty Sumi – Hanel Công ty Sumidenso Công ty Honda Việt Nam Công ty Ford Việt Nam Công ty Hoya Việt Nam Tổng Công ty Sông Đà

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành công không ngừng trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh, Đăng Khoa vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Có những hạn chế mang tính khách quan mà bản thân công ty không thể tự khắc phục ngay được, nhưng cũng có những hạn chế mà nguyên nhân của nó chủ yếu lại thuộc về phía công ty. Cụ thể :

Khách quan :

Hiện nay, đa số khách hàng còn chưa biết các dịch vụ của công ty và các hỗ trợ sau bán hàng nên chưa hình thành thói quen sử dụng các dịch vụ của công ty, Điều này khiến cho việc phát triển khách hàng mỏ rộng quy mô, đưa ra các giải pháp dịch vụ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường bới sự ra đời của rất nhiều các công ty máy tính khác và sự đe dọa tiềm tàng khi không chỉ Đăng Khoa mà các công ty máy tính khác của Việt Nam phải đối mặt với những “cạnh tranh và thách thức” khi gia nhập WTO. Sự chênh lệch lớn về nguồn lực, về kinh nghiệm tài chính tín dụng và cả những hình thức cạnh tranh thiếu lành mạnh sẽ là một khó khăn rất lớn mà nếu không có phương hướng phát triển, Đăng Khoa sẽ không thể hoạt động kinh doanh hiệu quả trong tương lai.

Chủ quan :

Hoạt động kinh doanh của Đăng Khoa vẫn còn một số hạn chế mang tính chủ quan :

Một là, tình hình tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh tại một số bộ phận còn chưa hợp lý, thiếu tính thống nhất. Điều này thể hiện ở việc Đăng Khoa còn khá thụ động trong công tác thu hút khách hàng. Hoạt động Marketing còn bất cập, chưa có một chính sách đồng bộ trong toàn hệ thống để giúp khách hàng biết đến, hiểu rõ và tiến đến việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ giải pháp của công ty. Ngoài ra, hiện nay vẫn còn một số bộ phận, trụng tâm chưa thống nhất về một khối, ảnh hưởng đến cả công tác quản lý lẫn hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng.

Hai là, các dịch vụ tiện ích của công ty vẫn chưa thực sự được tận dụng hết

mức. Dịch vụ tiện giải pháp, hỗ trợ khách hàng sau bán hàng càng phát triển thì càng thu hút được khách hàng. Mặc dù Đăng Khoa cũng đã triển khai nhiều dịch vụ nhưng thực sự vẫn chưa thỏa mãn được tốt nhu cầu của khách hàng trên thị trường.

Ba là, Đăng Khoa chưa thực sự tập trung nguồn lực tương xứng với tiềm

năng phát triển của bán hàng online - bởi đây là một phương thức bán hàng có tiềm năng rất lớn trong tương lai. Hệ thống thanh toán chậm còn nhiều thủ tục bất cập khác sẽ khiến cho hoạt động kinh doanh của Đăng Khoa khó khăn khi bị cạnh tranh khốc liệt hơn vào thời gian tới.

Chương 3.

Một phần của tài liệu Phát triển khách hàng của công ty cổ phần Đăng Khoa (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w