- Hóa đơn mua hàng, phiếu xuất kho,…
b. Chi phí quản lý doanh nghiệp
3.3.5 Trích lập dự phòng
Theo thông tư số 228/ 2009/ TT – BTC ban hành ngày 07 tháng 12 năm 2009 khoản nợ phải thu khó đòi là:
+) Khoản nợ phải thu đã đến thời hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc cam kết vay nợ khác.
+) Khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn…..
+) Việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi phải có những bằng chứng đáng tin cậy về các khoản phải thu đó, được thực hiện vào cuối niên độ kế toán trước khi lập các BCTC.
- Phương pháp lập dự phòng
Công ty phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên.
- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dư phòng như sau: +) 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm.
+) 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
+) 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
+) 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.
Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản, hoặc đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn hoặc đang bị cơ quan pháp luật truy tố…..thì Công ty dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.
Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, Công ty tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Xử lý khoản dự phòng
Khi các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, Công ty phải trích lập dự phòng, nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư dự phòng nợ phải thu khó đòi thì doanh nghiệp không cần trích lập thêm.
Nếu số dự phòng phải trích lập lớn hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi thì Công ty phải trích lập thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênh lệch.
Nếu số dự phòng phải trích lập nhỏ hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi thì Công ty cần hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.
+) Tài khoản sử dụng
TK 139 – Dự phòng nợ phải thu khó đòi +) Kết cấu:
+) Trình tự hạch toán như sau:
Khi số dự phòng phải trích lập lớn hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập thêm:
Nợ TK 642 : Số chênh lệch cần trích lập thêm Có TK 139: Số chênh lệch cần trích lập thêm
Khi số dự phòng phải trích lập nhỏ hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi thì cần phải hoàn nhập phần chênh lệch:
Nợ TK 139: Số chênh lệch cần hoàn nhập Có TK 642: Số chênh lệch cần hoàn nhập
Khi xóa sổ nợ phải thu khó đòi:
Nợ TK 139: Số dự phòng đã trích lập Nợ TK 642: Phần chưa trích lập
Có TK 131: Phải thu khách hàng không đòi được.
3.3.6 Thực hiện chiết khấu thanh toán cho khách hàng thanh toán trước hạn hạn
Để có được nhiều vốn đầu tư cho quá trình tái sản xuất kinh doanh của mình mà không phải huy động vốn từ bên ngoài nhiều thì Công ty nên thực hiện chiết khấu thanh toán đối với những khách hàng thanh toán trước hạn.
Tùy theo quy định của Công ty mà cho khách hàng hưởng chiết khấu thanh toán là bao nhiêu phần trăm. Thông thường thì các Công ty cho khách
- Các khoản phải thu khó đòi đã xử lý
- Hoàn nhập dự phòng vào cuối niên độ kế toán
- Trích lập dự phòng phải thu khó đòi.
TK 139
- Số dự phòng phải thu khó đòi còn lại cuối kỳ
hàng hưởng 2% tổng giá thanh toán nếu khách hàng thanh toán trong vòng 10 ngày trở lại.
Theo Thông tư 89/2002/TT- BTC có quy định về hạch toán chiết khấu thanh toán như sau:
Nợ TK 635: Số tiền cho khách hàng hưởng chiết khấu thanh toán
Có 131, 111, 112…: Số tiền cho khách hàng hưởng chiết khấu thanh toán
3.3.7 Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận của Công ty trong thời gian tới tới
Mục tiêu trong thời gian tới của Công ty là hướng đến hai thị trường mới Hải Dương và Hải Phòng. Vì vậy mà Công ty cần có những chính sách kinh doanh và quảng bá hợp lý. Thị trường luôn là một yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh nên Công ty cần phải định hướng được thị trường mục tiêu của mình là gì, để từ đó đưa ra các chiến lược cho thị trường mục tiêu này. Trước hết Công ty cần phải củng cố niềm tin của các khách hàng quen thuộc. Sau đó để chuẩn bị tốt cho việc mở rộng thị trường, Công ty cần phải có những chính sách Marketing phù hợp thể hiện rõ được chất lượng phục vụ cũng như uy tín của Công ty. Ví dụ như Công ty cần phải lập một website chuyên nghiệp để có thể quảng cáo và là nơi tương tác giữa khách hàng với Công ty, mở rộng hình thức bán hàng qua mạng, lập một diễn đàn trao đổi giữa nhân viên, tham gia các hoạt động xã hội để quảng bá hình ảnh của Công ty….Mặt khác, Công ty cũng phải xây dựng được đội ngũ nhân viên năng động nhiệt tình, có những chính sách đào tạo, chính sách về lương, thưởng khuyến khích nhân viên hăng say lao động, nhiệt tình với khách hàng.
Cần phải quản lý tốt chi phí bằng cách sử dụng tiết kiệm, nâng cao năng suất lao động bằng các chính sách thưởng sáng kiến, sáng tạo trong lao
chẽ theo từng yếu tố phát sinh, có kế hoạch, sắp xếp công việc kinh doanh một cách khoa học, hợp lý. Có kế hoạch và dự kiến cho từng khoản chi phí sử dụng, tránh tình trạng vượt mức tiêu hao định mức. Công ty cần phải giám sát, phân công công việc một cách nghiêm túc, cần phải vận dụng tối đa hiệu quả của công việc kế toán quản trị giúp giảm thiểu rủi ro.