TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TIỀN ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số hệ thống tiền điện tử (Trang 88)

Hiện tại, khái niệm tiền điện tử vẫn là một khái niệm khá mới mẻ tại Việt Nam. Một vài ngân hàng đã bắt đầu đẩy mạnh cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng qua kênh điện tử nhƣ Internet banking, Mobile banking.

Ở Việt Nam hiện nay, chúng ta đã bắt đầu sử dụng một số giải pháp và công nghệ bảo đảm an toàn thông tin sẵn có của thế giới. Bên cạnh đó, chính phủ cũng nhƣ ngƣời dân đã có sự quan tâm hơn đối với lĩnh vực TMĐT.

Sau đây là thống kê một số sự kiện liên quan đến TMĐT trong những năm gần đây: - Tháng 11/2005, Quốc hội thông qua luật giao dịch điện tử.

- Tháng 3/2006, luật Giao dịch điện tử của Việt Nam có hiệu lực.

- Từ năm 2005, bắt đầu xuất hiện những doanh nghiệp trẻ ứng dụng TMĐT. - Năm 2005, tổ chức Chƣơng trình xếp hạng website TMĐT.

- Trong 114 sản phẩm dự thi Trí tuệ Việt Nam 2006, số lƣợng các sản phẩm trong lĩnh vực giáo dục và TMĐT chiếm tỉ lệ cao, nhƣ: Phần mềm xây dựng hệ thống quản trị thông tin và TMĐT của nhóm X- Frog.

- Mở của hàng trực tuyến với Vietco e-store dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn tham gia vào lĩnh vực TMĐT với hơn 6500 thành viên (con số thống kê vào tháng 12/2005).

- Việt Nam đăng cai tổ chức AFCT 2005 về thuận lợi hoá thƣơng mại và kinh doanh điện tử.

- Chính phủ ban hành kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006 - 2010, trong đó các kế hoạch đáng chú ý là:

+ Tới năm 2010, 60% doanh nghiệp có quy mô lớn tiến hành giao dịch điện tử loại hình B2B, 80% doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ tiến hành giao dịch điện tử loại B2C và B2B, 10% hộ gia đình tiến hành giao dịch loại hình B2C hoặc C2C.

+ Đào tạo chuyên ngành giao dịch điện tử ở các trƣờng ĐH, CĐ và THCN. + Mua sắm của Chính phủ sẽ đƣợc công khai trên mạng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số hệ thống tiền điện tử (Trang 88)