1/. Hai loại tiền điện tử
Hiện nay có một số hệ thống tiền điện tử khác nhau. Tổng quát thì tiền điện tử có thể chia thành hai loại: Tiền điện tử định danh (identified e-money) và Tiền
điện tử ẩn danh (anonymous identified e-money).
Tiền điện tử định danh chứa đựng những thông tin về định danh của ngƣời
dùng khi bắt đầu rút tiền từ ngân hàng. Kiểu lƣu thông tin ngƣời dùng này cũng giống nhƣ trƣờng hợp sử dụng thẻ tín dụng (credit card) trong thanh toán. Tiền điện tử định danh cho phép ngân hàng lƣu dấu vết của tiền khi luân chuyển thông qua hệ thống kinh tế.
Tiền điện tử ẩn danh thực hiện giống nhƣ tiền giấy thực sự. Một đồng tiền
điện tử ẩn danh đƣợc rút từ tài khoản, nó có thể đƣợc tiêu xài, hay chuyển cho ngƣời khác mà không để lại dấu vết.
2/. Hai hình thức thanh toán
Trong 2 loại tiền điện tử trên, dựa vào phƣơng pháp thực hiện, có thể chia mỗi loại trên thành 2 dạng tiền điện tử: trực tuyến (online) và ngoại tuyến (offline).
Hệ thống thanh toán ngoại tuyến:
Không yêu cầu bên thứ ba (ngân hàng) tham gia vào giao dịch, mọi giao dịch chỉ đơn giản diễn ra giữa hai bên: ngƣời mua và ngƣời bán. Việc kiểm tra đồng tiền đã tiêu hay chƣa đƣợc thực hiện sau khi giao dịch đã hoàn thành. Nhƣ vậy, bên bán (ông B) chỉ biết chắc một đồng tiền là hợp lệ (chƣa đƣợc tiêu lần nào) khi đồng tiền đƣợc gửi lại ngân hàng và đƣợc ngân hàng kiểm tra tính đúng đắn.
Hệ thống thanh toán trực tuyến:
Việc tham gia của bên thứ ba (ngân hàng) là cần thiết để đảm bảo tính an toàn và hợp lệ của đồng tiền (đảm bảo đồng tiền chƣa đƣợc tiêu lần nào). Ông B sẽ yêu cầu ngân hàng kiểm tra đồng tiền trƣớc khi thực hiện thanh toán với ông A. Nếu đồng tiền là hợp lệ, ông B mới đồng ý thực hiện giao dịch.
Hệ thống thanh toán trực tuyến phải có khả năng kiểm tra sự đáng tin của ngƣời trả. Bên thứ ba (ngân hàng) phải có cơ chế để có thể truy vết định danh ngƣời dùng trong trƣờng hợp xảy ra vi phạm, mà vẫn phải đảm bảo tính riêng tƣ của ngƣời dung trong các trƣờng hợp khác. Hệ thống yêu cầu phải liên lạc với phía thứ 3 trong mỗi lần giao dịch, do đó hệ thống không cho phép chuyển nhƣợng.
* Trong cả hai hệ thống, danh sách các đồng tiền đã tiêu phải đƣợc ngân hàng lƣu trữ trong cơ sở dữ liệu. Việc này giúp ngân hàng phát hiện các vi phạm tiêu một đồng tiền nhiều lần. Nếu đồng tiền nằm trong danh sách các đồng tiền đã tiêu, giao dịch đó sẽ bị huỷ bỏ.
* Hệ thống thanh toán trực tuyến và ngoại tuyến đều có những ƣu điểm và nhƣợc điểm riêng. Dƣới đây là bảng so sánh một cách tƣơng đối giữa hai hệ thống.
Hình 4. Bảng so sánh hệ thống thanh toán trực tuyến và ngoại tuyến
Hệ thống thanh toán trực tuyến Hệ thống thanh toán ngoại tuyến Tâm lý
ngƣời dùng
Ngƣời dùng không thích cách này, do cần đến bên thứ ba trong các giao dịch.
Ngƣời dùng thích cách này, do không cần đến bên thứ ba trong các giao dịch.
Độ an toàn
Độ an toàn cao hơn, do đồng tiền đƣợc ngân hàng kiểm tra trƣớc khi thanh toán, ngăn chặn đƣợc vi phạm “double-spending”
Kém an toàn hơn, do không ngăn chặn đƣợc vấn đề “double- spending”
Khả năng xử lý
Có thể gây tình trạng quá tải cho ngân hàng khi có nhiều giao dịch xảy ra trong cùng một thời điểm.
Tránh đƣợc tình trạng quá tải cho ngân hàng.
Chi phí đầu tƣ
Tốn kém, do ngân hàng phải đầu tƣ chi phí về kỹ thuật và cơ sở hạ tầng, để có khả năng kiểm tra nhiều giao dịch cùng một lúc.
Chi phí đầu tƣ về kỹ thuật và cơ sở hạ tầng thấp hơn.
Hệ thống ngoại tuyến có vẻ đơn giản, nhƣng dễ gặp vấn đề “Tiêu xài nhiều lần”. Đối với giao dịch có giá trị cao, nếu vi phạm quá trễ, có thể gây tổn thất lớn.
Nếu có quá nhiều giao dịch giá trị nhỏ, việc sử dụng hệ thống thanh toán trực tuyến là tốn kém (tiền, thời gian) và không hợp lý. Với hệ thống này, quá trình thanh toán và gửi vào ngân hàng là hai bƣớc riêng biệt nhau. Hệ thống yêu cầu phải liên lạc với ngân hàng trong suốt mỗi lần giao dịch.
Giải pháp là kết hợp cả hai hệ thống nói trên. Đồng tiền sẽ đƣợc kiểm tra trực tuyến nếu nó mang giá trị giao dịch lớn, ngƣợc lại nó sẽ đƣợc kiểm tra ngoại tuyến.