Đặc trƣng của đồng tiền điện tử giống nhƣ đồng tiền giấy:
- Có một số sê-ri duy nhất.
- Dùng để biểu diễn một lƣợng tiền nào đó.
- Có thể sử dụng lại, tức là có thể chuyển nhƣợng cho nhau.
- Ẩn danh: Khi ta cầm đồng tiền, ta không thể biết đƣợc đồng tiền này xuất phát từ đâu, đã qua tay bao nhiêu ngƣời, đã đƣợc dùng để thực hiện giao dịch nào,...
Điểm khác biệt giữa tiền điện tử và tiền mặt thông thƣờng là: tiền điện tử chỉ đơn giản là một dãy các con số đƣợc biểu diễn theo một định dạng nào đó, và đƣợc trao đổi thông qua mạng máy tính. Chính vì chỉ là một dãy con số, nên nó rất dễ dàng bị sao chép.
Đồng tiền điện tử lý tƣởng phải đảm bảo đƣợc những tính chất sau:
1/. Tính độc lập vật lý (Portability)
Tính chất này có nghĩa là sự an toàn của tiền điện tử không phụ thuộc vào bất kỳ điều kiện vật lý nào. Tiền có thể đƣợc chuyển thông qua mạng máy tính, chứa trên những thiết bị khác nhau. Đây là điều kiện tiên quyết.
2/. Tính an toàn (Security)
Đồng tiền phải có khả năng ngăn chặn các âm mƣu sao chép (sử dụng lại) đồng tiền hoặc giả mạo.
3/. Tính riêng tư (Privacy)
Tính chất này nhằm mục đích bảo vệ ngƣời dùng khỏi mọi sự dòm ngó, hay nói cách khác, không ai có thể truy vết và chắp nối mối quan hệ giữa ngƣời sử dụng với sự chi tiêu cũng nhƣ các giao dịch mà ngƣời đó đã thực hiện. Tính chất này có thể thấy rất rõ ràng trong các giao dịch bằng tiền mặt. Sau khi thanh toán đã đƣợc thực hiện, việc chứng minh trƣớc đây ngƣời nào đã sở hữu số tiền đó là rất khó.
4/. Tính phân chia được (Divisibility)
Ngƣời sử dụng có thể phân chia đồng tiền số của mình thành những mảnh có giá trị thanh toán nhỏ hơn, với điều kiện tổng giá trị của các mảnh nhỏ bằng giá trị của đồng tiền điện tử ban đầu. Không phải hệ thống nào cũng đáp ứng đƣợc tính chất này, vì tiền điện tử là dãy số đƣợc mã hoá, việc chia dãy số này nhƣ thế nào để đƣợc những đồng tiền có giá trị nhỏ hơn không phải là vấn đề đơn giản.
5/. Tính chất thanh toán ngoại tuyến (Off-line payment)
Thanh toán ngoại tuyến là phiên giao dịch giữa ngƣời dùng và nhà cung cấp có thể đƣợc diễn ra, mà không cần đến sự tham gia của ngân hàng. Nói cách khác, nhà cung cấp tự mình có thể kiểm tra sự hợp lệ của đồng tiền số, mà không cần sự trợ giúp của bên thứ ba.
6/. Tính chuyển nhượng được (Transferability)
Tính chuyển nhƣợng đƣợc cho phép hai bên có thể chuyển tiền cho nhau mà không phải liên hệ với bên thứ 3 (ngân hàng). Nhƣ vậy, hệ thống tiền điện tử có tính chuyển nhƣợng là hệ thống cho phép một đồng tiền có thể chuyển ít nhất một lần (xem hình minh hoạ dƣới).
Tính chuyển nhƣợng đƣợc là một đặc trƣng của tiền mặt, nó cho phép ngƣời sở hữu tiêu tiền mà không cần liên hệ với ngân hàng. Do vậy, tính chuyển nhƣợng đƣợc là tính chất rất quan trọng, nó làm cho việc tiêu tiền điện tử (e-cash) thực sự giống với việc tiêu tiền mặt thông thƣờng (cash). Tuy vậy, khi đó hệ thống cũng phải giải quyết một số vấn đề nảy sinh nhƣ:
- Kích cỡ dữ liệu sẽ tăng lên ở mỗi lần chuyển nhƣợng, bởi vì thông tin mỗi lần chuyển nhƣợng phải đƣợc lƣu giữ, thông tin này nhằm giúp cho ngân hàng có thể tìm ra đƣợc kẻ gian lận nào tiêu xài hai lần. Giải pháp đơn giản nhất là giới hạn số lần chuyển nhƣợng tối đa cho phép.
- Việc phát hiện giả mạo và tiêu đồng tiền nhiều lần có thể là quá trễ, khi đồng tiền đã đƣợc chuyển nhƣợng rất nhiều lần.
- Nếu đồng tiền xuất phát từ “túi” của ông A, rồi lại đi qua chính “túi” của ông A trong một giao dịch khác, ông A có thể nhận ra đồng tiền của mình.