Lƣợc đồ giao dịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số hệ thống tiền điện tử (Trang 39)

Trong lƣợc đồ giao dịch của hệ thống tiền điện tử đơn giản gồm có ba đối tƣợng chính:

- Tổ chức tài chính (Ngân hàng N)

- Ngƣời trả tiền (ngƣời mua hàng - Ông A) - Ngƣời đƣợc trả tiền (cửa hàng - Ông B)

Thực chất, ông A và ông B đều là ngƣời dùng, đều là khách hàng của ngân hàng. Tuy nhiên, trong sơ đồ trên, ông A và ông B đóng hai vai trò khác nhau: một bên trả tiền và một bên đƣợc trả tiền.

Ngoài ra, trong sơ đồ trên, ta đã mặc định giả sử ông A và ông B sử dụng chung một ngân hàng (mà ta gọi là ngân hàng N). Trên thực tế, ông A và ông B có thể là khách hàng của hai ngân hàng khác nhau. Trong trƣờng hợp này, sẽ có thêm một bƣớc trao đổi trung gian giữa hai ngân hàng (trƣờng hợp này liên quan đến khái niệm gọi là “liên ngân hàng”).

1/. Giao thức rút tiền (withdrawal)

Ông A gửi yêu cầu rút tiền đến ngân hàng. Ngân hàng gửi cho ông A các đồng tiền điện tử (mỗi đồng tiền điện tử đƣợc gọi là một “coin”) có số sê-ri của đồng tiền, mệnh giá của đồng tiền và chữ ký công khai của ngân hàng trên đồng tiền đúng theo yêu cầu của ông A. Đồng thời, tài khoản của ông A cũng bị trừ đi một số tiền tƣơng ứng. Nhƣ vậy, ông A đã thực sự cầm tiền trong tay.

2/. Giao thức trả tiền (spending)

Giao thức trả tiền chỉ là ông A chuyển các đồng tiền điện tử cho ông B. Ông B kiểm tra các đồng tiền nhận đƣợc và nếu thấy hợp lệ, ông B chấp nhận những đồng tiền này. Sau giao thức này, ông A thực sự không còn cầm các đồng tiền này nữa, và ông B thực sự đã có số tiền của ông A.

3/. Giao thức gửi tiền (deposit)

Đây là giao thức cuối cùng trong vòng đời của đồng tiền điện tử. Ông B chuyển tới ngân hàng những đồng tiền điện tử mà ông A đã trả trong giao thức thứ hai. Ngân hàng kiểm tra đồng tiền, nếu nó hoàn toàn hợp lệ, ngân hàng chấp nhận đồng tiền, đồng thời tăng tài khoản của ông B với số tiền tƣơng ứng.

Ở đây, có một vấn đề là ông A hoàn toàn có thể “bắt chƣớc” ngân hàng, để tự mình sinh ra đồng tiền điện tử bằng cách sinh ra dãy các con số theo đúng định dạng của đồng tiền mà ngân hàng phát hành.

Ngoài ra, ngay cả trong trƣờng hợp ông A có một đồng tiền điện tử hợp lệ do ngân hàng phát hành, cần ngăn chặn ông A sao chép đồng tiền đó, để thực hiện thanh toán cho nhiều giao dịch. Vấn đề thứ hai gọi là double-spending - tiêu một đồng tiền nhiều lần. Những vấn đề này sẽ đƣợc nghiên cứu trong những phần sau của đề tài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số hệ thống tiền điện tử (Trang 39)