Kế toán chi tiết chi phí sản xuất chung

Một phần của tài liệu Kế toán sản xuất trang phục bảo hộ lao động tại Công ty TNHH May mặc xuất khẩu Vit- garment (Trang 37)

Chi phi sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau ngoài CPNVL sản xuất và CPNCTT.

Chứng từ kế toán sử dụng: Phục vụ cho hạch toán kế toán bao gôm

bảng chấm công, bảng tính tiền lương cho nhân viên quản lý phân xưởng, ngoài ra còn có bảng khấu hao TSCĐ, hóa đơn tiền điện, phiếu xuất kho công cụ dụng cụ…

 Vận dụng tài khoản :

Kế toán sử dụng TK 627 –“ chi phí sản xuất chung” để hạch toán, ngoài ra còn sử dụng một số tài khoản liên quan như TK 153-“ công cụ dụng cụ”, Tk 111-“tiền mặt”…

• Chi phí tiền lương cho bộ phận quản lý xí nghiệp.

Tiền lương cho bộ phận quản lý xí nghiệp được tính theo thời gian. Cơ sở để tính lương cũng là các bảng chấm công thời gian làm việc thực tế của từng nhân viên. Ngoài mức lương cơ bản, tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng còn

bao gồm các khoản phụ cấp khác như: Phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên công tác, phụ cấp điện thoại…..mỗi khoản phụ cấp được tính theo tỷ lệ nhất định tùy thuộc vào thâm niên công tác cũng như vị trí công tác của mỗi nhân viên.

Theo bảng phân bổ tiền lương và BHXH ta có :

Chi phí tiền lương cho bộ phận quản lý xí nghiệp là : 28.642.000 đ.

Khi tính được tiền lương cho nhân viên quản lý phân xưởng, kế toán vào máy theo đường dẫn như tính chi phí lương cho trực tiếp sản xuất và thay thế TK 622 bằng TK 627 . Kế toán ghi Nợ TK 627: 28.642.000 đ( tăng chi phí sản xuất chung ) đồng thời ghi Có TK 334: 28.642.000 đ ( tăng phải trả người lao động).

Khi trích BHYT, BHXH, KPCĐ theo tỷ lệ quy định kế toán ghi : Nợ TK 627 số tiền 2.391.500 đ( tăng chi phí sản xuất chung) và ghi Có TK 338 số tiền 2.391.500 đ( tăng phải trả phải nộp khác).

• Chi phí khấu hao TSCĐ.

TSCĐ là tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài và có đặc điểm là tham gia vào nhiều chu trình sản xuất. Do đó, khi tham gia và quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản sẽ bị hao mòn dần về mặt giá trị và hiện vật, phần giá trị hao mòn được chuyển dần vào giá trị sản phẩm. Hiện nay, Công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng:

Tại Công ty TNHH may mặc xuất khẩu Vit- Garment TSCĐ có rất nhiều loại và mỗi loại phục vụ một công đoạn nhất định của quá trình sản xuất, đa phần TSCĐ của Công ty là nhà xưởng và máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.

Khi nhận được bộ chứng từ bàn giao TSCĐ, kế toán căn cứ vào những chứng từ để ghi nhận TSCĐ. Nếu mua tài sản cố định thì kế toán nhập số liệu như mua hàng hóa bình thường. Định khoản ghi Nợ TK 211- Chi tiết máy móc thiết bị. và ghi Có TK đối ứng. Phần mềm sẽ tự động tính khấu hao cho từng máy móc theo phương pháp áp dụng tại Công ty.

Sau đây là giao diện bảng trích khấu hao hàng tháng. Khi cần thông tin kế toán bấm lệnh in.

Chi phí khấu hao tài sản cố định ( phụ lục số 2-18).

Căn cứ vào bảng tính khấu hao, máy tính sẽ tự động lên các số chi tiết từng TK theo đối ứng tài khoản đặt sẵn. Đối với TSCĐ sử dụng ở phân xưởng sản xuất, số khấu hao sẽ được kế toán ghi Nợ TK627: 125.089.550 đ( ghi tăng chi phí san xuất chung), đồng thời ghi Có TK 214: 125.089.550 đ(giảm hao mòn tài sản cô định).

• Chi phí sử dụng điện năng.

Với quy trình công nghệ hiện đại, quy mô lớn, Công ty chủ yếu sử dụng máy may công nghiệp chạy bằng điện năng. Chính vì vậy, chi phí sử dụng điện năng chiếm một phần không nhỏ trong tổng số chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh. Cho nên, khi hạch toán chi phí ta không thể bỏ qua phần chi phí này.

Căn cứ vào hóa đơn tiền điện ( phụ lục 2-19) , kế toán nhập dữ liệu vào phần mềm ghi : Nợ TK 627: 40.920.682 đ( ghi tăng chi phí sản xuất chung), Nợ TK 1331: 4.092.068 đ( ghi tăng thuế GTGT)và ghi Có TK 111: 45.012.750 đ(ghi giảm tiền mặt). Số liệu sẽ được đưa vào sổ Cái các tài khoản 627, 111…

• Chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất.

Đối với Công ty, hàng hóa chủ yếu là quần áo các loại nên chi phí công cụ dụng cụ cũng khá lớn. Chính vì vậy hạch toán công cụ, dụng cụ là rất cần thiết.

Khi bộ phận sản xuất có nhu cầu sử dụng công cụ, dụng cụ, kế toán căn cứ vào phiếu yêu cầu cấp vật tư để làm phiếu xuất kho công cụ dụng cụ bằng tay, sau đó nhập vào máy như xuất NVL trong phần kế toán CPNVLTT. Máy sẽ tự động lên bảng kê phiếu xuất kho công cụ, dụng cụ và các sổ có liên quan ( phụ lục 2-20) .Kế toán ghi : Nợ TK627: 26.285.000 đ( ghi tăng chi phí sản xuất chung), đồng thời ghi

Có TK1522: 1.775.000 đ( ghi giảm nguyên vật liệu); Có TK153: 9.150.000 đ(ghi giảm công cụ dụng cụ), Có TK142: 15.360.000 đ(ghi giảm chi phí trả trước ngắn hạn).

Vậy tổng cộng CPSXC phát sinh trong tháng của Công ty là:

28.642.000+2.391.500+125.089.550+40.920.682+26.285.000 = 223.426.742 đ Phương pháp phân bổ CPSXC từng mã hàng theo tổng tiền lương của nhân công trực tiếp sản xuất theo công thức :

Hệ số phân bổ = Tổng chi phí SXC Tổng CP tiền lương CNTTSX Từ đó: Hệ số phân bổ = 223.426.742 767.789.500

Từ hệ số phân bổ CPSXC ta có thể tính được chi phí SXC phân bổ cho từng mã hàng:

Quần dài # 1209 = 227.789.786 x 0,291 = 66.286.827 đ Áo bảo hộ # 1089 = 350.360.267 x 0.291= 101.954.837 đ Áo bảo hộ # 912 = 189.639.446 x 0.291 = 55.185.078 đ Bảng phân bổ chi phí SXC ( phụ luc 2-21).

Từ các số liệu này, kế toán vào sổ theo đường dẫn:

Kế toán tổng hợp/ Cập nhật số liệu/ Cập nhật số liệu/ Khai báo bút toán kết chuyển tự động. Từ các bút toán này, ta có sổ chi tiết các mã hàng.Dưới đây là giao diện khai báo bút toán kết chuyển tự động.

Một phần của tài liệu Kế toán sản xuất trang phục bảo hộ lao động tại Công ty TNHH May mặc xuất khẩu Vit- garment (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w