Đối với ngƣời chƣa thành niên cần nghiên cứu soạn thảo một số văn bản pháp luật mới đồng thời với việc chỉ đạo các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền ở các cấp trong quá trình xây dựng những chính sách, chƣơng trình, đề án của Nhà nƣớc cần có sự lồng ghép đến đối tƣợng ngƣời chƣa thành niên, tạo hành lang pháp lý và môi trƣờng thuận lợi để giáo dục, rèn luyện, bồi dƣỡng ngƣời chƣa thành niên phát triển toàn diện, tạo điều kiện cho họ cống hiến, trƣởng thành. Mở rộng đối tƣợng điều chỉnh của pháp luật cho các đối tƣợng thanh thiếu niên đặc thù vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc; nhóm thanh thiếu niên yếu thế trong cơ hội phát triển (thanh niên khuyết tật, tàn tật, thanh niên nhiễm HIV/AIDS, thanh niên sau cai nghiện ma túy, sau cải tạo) hoặc là có tính tiên tiến, tích cực, có khả năng cống hiến; Nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý ngƣời chƣa thành niên
vi phạm pháp luật hiện hành theo hƣớng quy định rõ hơn nữa quy trình xử lý hành chính và xử ly hình sự. Hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự đối với thanh thiếu niên phạm tội…
- Điều chỉnh quy định về độ tuổi của người chưa thành niên quyết định sự thống nhất:
Trên thực tế có quy định trùng lắp về độ tuổi dẫn đến tình trạng chồng chéo, thiếu minh bạch trong việc ban hành và thực thi cơ chế cũng nhƣ chính sách quản lý nhà nƣớc: Căn cứ vào Hiến pháp 1992 (Điều 54) và BLDS (Điều 18) thì ngƣời dƣới 18 tuổi là NCTN, đây là định danh chung cho mọi độ tuổi từ dƣới 18 tuổi trở xuống đến 0 tuổi. Điều này cũng có nghĩa, ngƣời từ đủ 18 tuổi trở lên là ngƣời thành niên và có đầy đủ quyền, nghĩa vụ công dân theo quy định của Hiến pháp. Nhƣ vậy, dƣới 18 tuổi là giới hạn định lƣợng của NCTN và hoàn toàn phù hợp với giới hạn định tính là “ngƣỡng” hoàn thành bậc học phổ thông thông thƣờng của NCTN, là giai đoạn chuyển tiếp từ học sinh lên sinh viên, cũng là tuổi đƣợc quyền kết hôn đối với nữ... Vì lẽ đó, xét tính tƣơng quan của hai nội hàm “thanh niên” và “thành niên” thấy nên điều chỉnh quy định ở Luật Thanh niên (Điều 1): “Thanh niên là ngƣời từ đủ mười tám tuổiđến ba mươi tuổi” [41], là thống nhất với BLDS (Điều 18): “Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên” [40]. Đối với trẻ em, theo quy định là ngƣời dƣới 16 tuổi - theo sự phát triển trung bình - là “ngƣỡng” tuổi đã bƣớc vào năm đầu của phổ thông trung học, cũng là giai đoạn nảy nở, phát triển nhanh về thể chất, giới tính (mọc râu, tóc, vỡ giọng, mọc mụn...), nhƣng vẫn đƣợc xem là “trẻ em” thì rõ ràng là không hợp lý. Bên cạnh đó, xã hội sẽ khó chấp nhận khi áp đặt khái niệm “trẻ em” đồng nghĩa với khái niệm định tính phổ thông là “ngƣời lao động” khi mới đủ tuổi 15. Do đó, xét theo mức phát triển bình quân về tâm - sinh lý, nên xếp “trẻ em” vào giai đoạn ngƣỡng tuổi cuối bậc trung học cơ sở - là thống nhất với quy định độ tuổi tối thiểu của
các luật chuyên ngành khác (BLHS, Luật XLVPHC...). Vì vậy, điều chỉnh quy định của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cho phù hợp với các bộ luật khác. Đồng thời, điều chỉnh quy định của BLLĐ theo hƣớng tăng độ tuổi lao động và cần nêu rõ: NCTN từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tham gia vào một số quan hệ lao động nhất định, nhƣng phải đảm bảo các điều kiện về sức khỏe phù hợp với công việc định làm; có hợp đồng... và những điều kiện luật định về NCTN phù hợp với các quy định khác về NCTN trong cùng BLLĐ, cũng nhƣ phù hợp với Công ƣớc quốc tế về lao động của NCTN mà Việt Nam đã phê chuẩn. Tóm lại, có thể xác định khái niệm về độ tuổi của NCTN, nhƣ sau: NCTN theo quy định của pháp luật Việt Nam là người dưới 18 tuổi. Việc quy định NCTN dựa trên cơ sở khoa học về độ tuổi cần đƣợc điều chỉnh thống nhất trong các luật của nƣớc ta nhằm phù hợp với Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em và luật của hầu hết các quốc gia khác trên thế giới.
- Xây dựng hệ thống tư pháp thân thiện với người chưa thành niên
Ngƣời chƣa thành niên là đối tƣợng cơ bản, hết sức quan trọng của việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trƣớc hết vì ý thức pháp luật đƣợc hình thành chủ yếu trong lứa tuổi thanh, thiếu niên và đƣợc bổ sung hoàn thiện trong suốt quá trình trƣởng thành của con ngƣời; mặt khác, luật pháp đối với họ là mới mẻ hơn đối với những đối tƣợng cao tuổi khác, đồng thời họ là lực lƣợng nhạy cảm, năng động và dễ bị tổn thƣơng nhất trong mối quan hệ với pháp luật. Chính vì vậy, việc phổ biến, giáo dục không thể chỉ đƣợc thực hiện trong thời gian ngắn mà phải đƣợc bồi đắp dần dần, thƣờng xuyên, liên tục trong suốt quá trình sống, đặc biệt là ở tuổi trẻ nhằm nâng cao ý thức pháp luật, hƣớng tới xây dựng ngƣời công dân tốt cho xã hội. Theo đánh giá của các chuyên gia pháp lý, mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực nhƣng hệ thống tƣ pháp hiện hành đối với ngƣời chƣa thành niên, đặc biệt là trong việc bảo đảm sự bảo vệ và hỗ trợ đầy đủ cho ngƣời chƣa thành niên ở Việt Nam hiện vẫn còn
một số khiếm khuyết cả về pháp luật lẫn thực tiễn. Các nghiên cứu cho biết, hệ thống xử lý ngƣời chƣa thành niên vi phạm pháp luật của Việt Nam còn nặng tính trừng phạt nếu so sánh với các nƣớc trong khu vực. Chế tài đƣa vào Trƣờng giáo dƣỡng với thời hạn cao nhất là 2 năm hiện đang đƣợc sử dụng khá phổ biến. Các chế tài thay thế cho giam giữ, đặc biệt là đối với ngƣời chƣa thành niên vi phạm pháp luật từ 14-16 tuổi vẫn còn rất hạn chế. Các chƣơng trình xử lý chuyển hƣớng và tái hòa nhập cộng đồng cũng nhƣ các dịch vụ hỗ trợ cho ngƣời chƣa thành niên vi phạm pháp luật và ngƣời chƣa thành niên có nguy cơ tại cộng đồng hoặc trong các cơ sở giáo dục tập trung (Trƣờng giáo dƣỡng, trại giam) còn hạn chế, thƣờng chỉ đƣợc thực hiện một lần và chất lƣợng chƣa cao. Bên cạnh đó, thủ tục điều tra, truy tố, xét xử chƣa thực sự phù hợp với nhu cầu bảo vệ đặc biệt của ngƣời chƣa thành niên có liên quan đến hệ thống tƣ pháp. Việc bảo vệ sự riêng tƣ của nạn nhân, nhân chứng và bị can, bị cáo chƣa thành niên là một vấn đề cần quan tâm. Hiện chƣa có một hệ thống đặc biệt để trẻ em bị xâm hại tố giác hành vi xâm hại mà áp dụng hành chính hoặc hình sự chung. Các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân là trẻ em trong quá trình tố tụng cũng chƣa đƣợc xây dựng. Chƣa có đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, luật sƣ, cán bộ trợ giúp pháp lý đƣợc đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực tƣ pháp với ngƣời chƣa thành niên. Kỹ năng điều tra, truy tố, xét xử thân thiện với ngƣời chƣa thành niên của các cán bộ tiến hành tố tụng còn rất hạn chế.
Trên cơ sở đó, Quận Hoàng Mai với đặc thù là một Quận mới có thể áp dụng thí điểm xây dựng hệ thống tƣ pháp thân thiện với NCTN sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi nhƣ xây mới địa điểm, tiếp thu đƣợc nhiều kinh nghiệm, cán bộ mới nhiều và ngƣời chƣa thành niên chiếm tỷ lệ cao, đa dạng về thành phần. Trong đó hệ thống tƣ pháp thân thiện với NCTN là một hệ thống đƣợc thiết kế phù hợp với những đặc điểm tâm sinh lý của NCTN, chú trọng và đáp
ứng đƣợc những nhu cầu đặc thù của lứa tuổi. Cụ thể là: Công an Quận cần sắp xếp, trang trí phòng điều tra đối với trẻ em, NCTN phạm tội theo hƣớng thân thiện hơn; Khi tiếp xúc với trẻ em, NCTN phạm tội điều tra viên nên mặc thƣờng phục; Đƣa vào thiết kế xây dựng Tòa án nhân dân Quận có phòng xử án dành riêng cho NCTN đƣợc trang trí đảm bảo tính thân thiện để tránh cho NCTN bị ám ảnh quá nhiều bởi hành vi trái pháp luật của mình, bố trí các đồ đạc để các bên ngồi ngang bằng nhau xung quanh một cái bàn, bỏ “vành móng ngựa”; Tòa án Quận ban hành các quy định mang tính đặc thù khi xử án đối với ngƣời chƣa thành niên nhƣ tất cả các bên đều mặc quần áo bình thƣờng; cấm không sử dụng còng tay hoặc phƣơng tiện hạn chế khác ở phòng xử án; cho phép NCTN ngồi cạnh cha mẹ hoặc luật sƣ của mình; yêu cầu các bên ngồi chứ không đứng khi tiến hành thẩm vấn; yêu cầu thẩm phán giải thích quy trình tố tụng cho NCTN ngay khi bắt đầu xét xử và giải thích đầy đủ hành vi phạm tội của bị cáo bằng ngôn ngữ đơn giản; bảo đảm rằng, tại mọi thời điểm, NCTN đƣợc hỏi, giải thích, đối đáp bằng ngôn ngữ mà ngƣời đó hiểu; bảo đảm việc giải thích thƣờng xuyên cho NCTN trong suốt quá trình xét xử; không cho phép công chúng tham dự khi xét xử, không xử lƣu động các vụ án có liên quan đến NCTN phạm tội, hoặc ngƣời bị hại… Những quy định này sẽ phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về thủ tục tố tụng đối với NCTN đƣợc thể hiện trong Công ƣớc của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và các văn bản có liên quan mà Việt Nam đã tham gia và cam kết thực hiện. Những giải pháp trên nhằm từng bƣớc hoàn thiện quy định của pháp luật, thay đổi nhận thức, nâng cao vai trò, trách nhiệm của những ngƣời tiến hành tố tụng khi giải quyết những vụ án do NCTN thực hiện. Tất cả những điều đó không nằm ngoài mục đích nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của NCTN, giúp họ có cơ hội sửa chữa lỗi lầm, phấn đấu trở thành công dân có ích cho xã hội.