Vai trò của ý thức pháp luật đối với pháp luật

Một phần của tài liệu Ý thức pháp luật của người chưa thành niên qua thực tiễn quận Hoàng Mai, Hà Nội (Trang 31)

1.2.1.1. Tác động của ý thức pháp luật đối với hoạt động xây dựng pháp luật

YTPL là tiền đề trực tiếp cho hoạt động xây dựng pháp luật. Ý thức pháp luật cho phép đánh giá đúng đắn yêu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với các quan hệ xã hội (QHXH) mà cuộc sống đặt ra. Ý thức pháp luật cao cũng đảm bảo cho hoạt động, xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đƣợc tốt. Ví dụ, nếu có ý thức pháp luật phù hợp, đúng đắn (bao gồm cả tƣ tƣởng, quan điểm cả tâm lý pháp luật) về vấn đề phụ nữ thì sẽ là tiền đề thuận lợi cho việc xây dựng, ban hành Luật bình đẳng giới.

YTPL cao có nghĩa là sự hiểu biết về pháp luật và các hiện tƣợng pháp lý càng sâu, rộng. Điều này giúp cho các nhà làm luật của các cơ quan có thẩm quyền làm luật ban hành những văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), có chất lƣợng, tránh đƣợc sự chồng chéo, mâu thuẫn nhau giữa các văn bản, bảo đảm đƣợc tính đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Các quy tắc xử sự trƣớc khi đƣợc ghi nhận thông qua dƣới dạng văn bản đã tồn tại trong ý thức pháp luật của chủ thể dƣới dạng mô hình đƣợc trừu

tƣợng hóa một cách khoa học. Ý thức pháp luật là nhân tố chủ quan có ý nghĩa quyết định đối với nội dung của các văn bản QPPL. Pháp luật tiến bộ ghi nhận và phản ánh trung thành các tƣ tƣởng dân chủ, nhân đạo, công bằng. Sự thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ xuất phát từ vai trò trên của ý thức pháp luật đối với hoạt động xây dựng pháp luật cần thiết phải hoàn thiện hệ tƣ tƣởng pháp luật với tính cách là bộ phận lý luận khoa học của ý thức pháp luật mà ở đó phản ánh các lợi ích nhu cầu xã hội và chuyển hóa chúng thành các chế định và quy phạm pháp luật trƣớc hết điều đó liên quan tới sự nâng cao trình độ pháp luật nghề nghiệp của các cán bộ cơ quan đó thẩm quyền xây dựng pháp luật, đồng thời công tác xây dựng pháp luật cũng đòi hỏi phải nâng cao ý thức pháp luật cho các tầng lớp nhân dân lao động vì trong quá trình phát triển và mở rộng dân chủ NDLĐ ngày càng tham gia rộng rãi hơn vào quá trình xây dựng pháp luật.

Chất lƣợng của các văn bản pháp luật phụ thuộc rất lớn vào ý thức pháp luật trƣớc hết là của những nhà làm luật, của ngƣời tham gia vào hoạt động này. Trong xây dựng pháp luật, ý thức pháp luật của ngƣời dân có ý nghĩa rất quan trọng, bởi vì họ là những ngƣời đƣợc tham gia góp ý kiến xây dựng pháp luật, nếu ý thức pháp luật họ tốt họ sẽ có những đóng góp ý kiến đúng đắn, có chất lƣợng hoặc ngƣợc lại.. nếu ý thức pháp luật của họ thấp, sai lệch.. việc góp ý kiến của họ sẽ giảm chất lƣợng [18, tr.23].

Thực tế cho thấy, nếu ý thức pháp luật của các nhà làm luật - những ngƣời trực tiếp soạn thảo ban hành pháp luật đúng đắn thì họ sẽ cho ra đời những văn bản pháp luật có chất lƣợng có chất lƣợng, phù hợp cuộc sống. Trong trƣờng hợp ngƣợc lại - sẽ cho ra đời văn bản pháp luật thiếu khách quan, không phù hợp cuộc sống, không khả thi sẽ kìm hãm sự phát triển xã hội và làm giảm lòng tin của nhân dân vào hoạt động quản lý nhà nƣớc (thí dụ nhƣ vấn đề quản lý bán hàng rong, quản lý xe ba bánh tự chế…). Những năm

gần đây, do ý thức pháp luật của các nhà làm luật đƣợc nâng cao (thể hiện ở trình độ lý luận, tƣ duy pháp lý và tình cảm thái độ của họ về pháp luật) nên nhìn chung đã cho ra đời những văn bản pháp luật có chất lƣợng, đáp ứng đƣợc yêu cầu của cuộc sống (tiêu biểu như Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự năm 1999, Luật doanh nghiệp năm 2005…)

1.2.1.2. Tác động của ý thức pháp luật đối với hoạt động thực hiện pháp luật

“Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích nhằm làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật” [19, tr.94]. Có bốn hình thức thực hiện pháp luật: tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật. YTPL có tác động tích cực đến việc nhận thức và thực hiện hành vi của các tổ chức và cá nhân. Ý thức pháp luật là cơ sở để các chủ thể nhận thức và thể hiện thái độ của mình đối với các quy định của pháp luật, từ đó, xác định động cơ, mục đích, lựa chọn phƣơng án xử sự và thực hiện hành vi pháp luật. Có nhiều yếu tố khác nhau tác động đến quá trình thực hiện pháp luật, song ý thức pháp luật là nhân tố quan trọng. Các văn bản QPPL sau khi đƣợc ban hành mà không đƣợc thực thi hoặc thực thi không có hiệu lực, hiệu quả, hoặc có đƣợc thực hiện nhƣng hiệu lực, hiệu quả không cao thì những văn bản QPPL sẽ chỉ là giấy tờ, không thể đi vào thực tế cuộc sống. Hoạt động thực thi pháp luật là do các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các bộ, ngành, địa phƣơng thực hiện mà trực tiếp là do các cán bộ, công chức thực thi.

Việc thực hiện pháp luật phụ thuộc vào trình độ nhận thức pháp luật, tâm lý, tình cảm pháp luật của con ngƣời. Các QPPL điều chỉnh hành vi của các chủ thể pháp luật thông qua sự tác động vào ý thức của họ đối với các cá nhân, hoạt động nhận thức các yêu cầu của QPPL từ đó xác lập động cơ mục đích sự lựa chọn phƣơng án xử sự bao giờ cũng xảy ra trƣớc khi họ thực hiện

hành vi pháp luật. Vì vậy, YTPL của các chủ thể càng cao thì sự tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật, chấp hành pháp luật của họ càng đúng đắn. Nếu ngƣời kinh doanh tôn trọng pháp luật và có đạo đức nghề nghiệp thì họ sẽ chấp hành pháp luật, không làm hàng giả, không xâm phạm lợi ích, uy tín của cơ sở kinh doanh khác. Và ngƣợc lại, họ sẽ làm hàng giả, hàng nhái, hàng độc hại cho sức khỏe, trốn thuế… Để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân thì các đạo luật không chỉ có tính đúng đắn, phù hợp, khả thi mà công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật và các biện pháp cƣỡng chế pháp lý cũng hết sức cần thiết để tránh hình thành tâm lý luôn muốn chống đối pháp luật. Do vậy, hoạt động thực hiện pháp luật sẽ không thể có hiệu lực, hiệu quả nếu nhƣ trình độ hiểu biết, nhận thức về pháp luật cũng nhƣ thái độ đối với pháp luật, thái độ chấp hành pháp luật của ngƣời thực thi pháp luật không cao, không đáp ứng với những đòi hỏi cấp thiết đặt ra từ thực tiễn. Ở mỗi vị trí công tác của mình trong hoạt động thực thi pháp luật cần có những nhận thức đúng đắn, đầy đủ, có thái độ tôn trọng pháp luật, nghiêm túc chấp hành những quy định của pháp luật thì hoạt động thực thi pháp luật mới có hiệu lực, hiệu quả, làm giảm những chi phí tốn kém không cần thiết cho xã hội, nâng cao niềm tin của quần chúng nhân dân đối với sự nghiêm minh của pháp luật cũng nhƣ đối với hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nƣớc.

1.2.1.3. Tác động của ý thức pháp luật đối với hoạt động áp dụng pháp luật: Ý thức pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động áp dụng pháp luật, đối với ngƣời áp dụng pháp luật cũng nhƣ ngƣời bị áp dụng pháp luật. Chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật cũng nhƣ chủ thể bị áp dụng pháp luật đều cần có YTPL để điều chỉnh hành vi của mình và hành vi của chủ thể khác phù hợp với mục đích và yêu cầu của pháp luật và có đủ khả năng bảo vệ lợi ích cho mình, lợi ích cho các chủ thể khác cũng nhƣ lợi ích của toàn xã hội. Áp dụng pháp luật là quá trình sử dụng cái chung ( quy phạm pháp luật) để

giải quyết cái riêng, cái cụ thể. Trong thực tiễn, cái riêng, cái cụ thể rất đa dạng, phong phú, đòi hỏi ngƣời áp dụng pháp luật phải hiểu biết nhiều, trong đó YTPL là yếu tố quan trọng để áp dụng đúng đắn pháp luật trong cuộc sống. Bởi, áp dụng pháp luật là hoạt động phức tạp có ảnh hƣởng lớn đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình áp dụng pháp luật, do đó, đòi hỏi hoạt động này phải thận trọng, chính xác dựa trên cơ sở những quy định của pháp luật. Thực tế cho thấy, đội ngũ cán bộ, công chức có thể đánh giá là lực lƣợng có nhận thức sâu về các quy định pháp luật trong lĩnh vực họ công tác. Họ là ngƣời đại diện cho nhà nƣớc thực hiện việc áp dụng các quy định của pháp luật vào thực tiễn cuộc sống bằng các quyết định áp dụng pháp luật. Chất lƣợng, hiệu quả, tính đúng đắn của các quyết định áp dụng pháp luật phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức pháp luật, tâm lý, tình cảm pháp lý, đạo đức của ngƣời cán bộ áp dụng pháp luật. Nâng cao YTPL của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính nhà nƣớc là khâu quan trọng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, tạo điều kiện thúc đẩy việc nâng cao ý YTPL trong xã hội, xây dựng củng cố các mối quan hệ xã hội trên cơ sở pháp luật. Một trong những hoạt động chủ yếu của QLNN là xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật. Cán bộ, công chức có thể trực tiếp ban hành hay tham gia, xây dựng, ban hành các quyết định hành chính, các văn bản quy phạm pháp luật. Do đó, nếu nhận thức, hiểu biết của cán bộ, công chức tốt thì chất lƣợng của các văn bản pháp luật sẽ tốt, đáp ứng đƣợc với những đòi hỏi của thực tế. Ngƣợc lại, nếu trình độ của công chức hành chính còn bất cập thì rất dễ dẫn đến tình trạng chất lƣợng của các văn bản pháp luật chƣa cao, chƣa đáp ứng với yêu cầu của thực tế. Ngoài ra, nếu trong trƣờng hợp vì những động cơ xấu, vụ lợi, với những suy nghĩ, ý muốn tiêu cực của mình, rất có thể họ sẽ góp phần cho ra đời quyết định sai trái, vi phạm pháp luật, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến uy tín, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc.

YTPL còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong trƣờng hợp các QPPL hiện hành bị lạc hậu, không đáp ứng một cách đầy đủ, chính xác những đòi hỏi của sự phát triển xã hội hoặc trong trƣờng hợp cần giải quyết những vụ việc không có pháp luật trực tiếp điều chỉnh (cần áp dụng pháp luật theo phƣơng pháp tƣơng tự). Trong những trƣờng hợp đó, ngƣời trực tiếp áp dụng pháp luật sẽ căn cứ vào ý thức pháp luật, các nguyên tắc pháp luật và niềm tin nội tâm của mình để giải quyết vụ việc theo những cách thức tốt nhất, phù hợp nhất. Nhƣ vậy, ý thức pháp luật trong việc áp dụng pháp luật không chỉ là việc lựa chọn quy phạm phù hợp để điều chỉnh các quan hệ xã hội mà cao hơn nữa là sự vận dụng các quy định tƣơng tự đi qua lăng kính chủ quan của mình để giải quyết vụ việc khi không có quy định của pháp luật.

YTPL và Pháp luật có mối quan hệ biện chứng, tác động, ảnh hƣởng mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển của nhau. Mối quan hệ này đƣợc thể hiện trong xây dựng pháp luật, trong thực hiện và áp dụng pháp luật, YTPL hiện hữu trong công việc soạn thảo, ban hành các văn bản pháp luật, các quyết định áp dụng pháp luật, trong cả hành vi pháp luật của mỗi chủ thể pháp luật. Mối quan hệ giữa YTPL và pháp luật đƣợc thể hiện trong sự tác động qua lại giữa chúng theo các chiều hƣớng khác nhau trong quá trình pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội. Không có một hiện tƣợng xã hội nào có thể đƣợc thể hiện dƣới dạng QPPL thành quyền và nghĩa vụ pháp lý chừng nào chúng chƣa đƣợc đi qua ý thức của con ngƣời. Đến lƣợt mình, các quy định pháp luật muốn thực hiện đƣợc cũng phải trải qua ý thức của con ngƣời tức là sự thực hiện pháp luật chính là quá trình đƣa quy phạm vào ý thức pháp luật của các cá nhân [33, tr.2]. Ý thức pháp luật có ở tất cả các giai đoạn của cơ chế điều chỉnh pháp luật. Hiệu lực và hiệu quả của toàn bộ cơ chế điều chỉnh pháp luật phụ thuộc nhiều vào mức độ chín muồi của ý thức pháp luật các cá nhân trong xã hội. YTPL có vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân các của con ngƣời trong lĩnh vực đạo đức và pháp luật.

Một phần của tài liệu Ý thức pháp luật của người chưa thành niên qua thực tiễn quận Hoàng Mai, Hà Nội (Trang 31)