THỨC PHÁP LUẬT CỦA NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN

Một phần của tài liệu Ý thức pháp luật của người chưa thành niên qua thực tiễn quận Hoàng Mai, Hà Nội (Trang 38)

1.3.1. Ngƣời chƣa thành niên – Một nhóm chủ thể đặc thù của quan hệ pháp luật

Theo cách gọi thông thƣờng, một chu kỳ sống của con ngƣời thƣờng đƣợc chia thành nhiều giai đoạn lứa tuổi khác nhau: trẻ em, nhi đồng, thiếu niên, thanh niên, trung niên, cao niên… còn theo cách gọi của thuật ngữ pháp lý thì đƣợc chia thành các tên gọi: trẻ em, ngƣời chƣa thành niên và thành niên. Ngƣời chƣa thành niên là ngƣời dƣới 18 tuổi, chƣa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chƣa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhƣ ngƣời đã thành niên.

Tuy nhiên, việc phân định độ tuổi đến nay cũng chƣa có một quy định nào thống nhất về lứa tuổi của trẻ em và ngƣời chƣa thành niên. Cụ thể là: trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (đƣợc Quốc hội thông qua ngày 12 tháng 8 năm 1991) quy định: "Trẻ em quy định trong luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi" [39]. Luật Lao động quy định trẻ em là ngƣời dƣới 15 tuổi. Bộ luật Dân sự đƣợc Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005, tại Điều 20 quy định: "Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên" [40, Điều 20]. Trong Bộ luật Hình sự đƣợc Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999 và đƣợc Chủ tịch nƣớc ký lệnh số 01/L/CTN công bố ngày 04 tháng 01 năm 2000, tại Chƣơng X, Điều 68 quy định việc áp dụng Bộ luật Hình sự đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội: "Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo

chung Bộ luật không trái với những quy định của chương này" [42, Điều 68]. Ở một góc độ nhất định, khái niệm về trẻ em và ngƣời chƣa thành niên tƣơng đối đồng nhất về độ tuổi từ 16 đến dƣới 18 tuổi;

Nhƣ vậy khái niệm về người chưa thành niên là những người phát triển chưa đầy đủ hoặc là những người đã phát triển đầy đủ nhưng chưa hoàn thiện về mọi mặt. Do vậy cần có sự nhận thức, quan tâm, bảo vệ, giáo dục, tạo điều kiện để họ trở thành ngƣời có ích cho xã hội.

Trên cơ sở tìm hiểu về đặc điểm tâm lý lứa tuổi và YTPL của ngƣời chƣa thành niên, luận văn khẳng định ngƣời chƣa thành niên với lứa tuổi dƣới 18 là nhóm chủ thể của quan hệ pháp luật, nhóm xã hội - nhân khẩu đặc thù trong xã hội, ở độ tuổi đang phát triển mạnh về thể chất và phát triển trí tuệ, luôn năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định mình. Đây lớp ngƣời trẻ khỏe, năng động, là lực lƣợng chính của sự nghiệp đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong hiện tại và tƣơng lai. Lứa tuổi chƣa thành niên cũng là lứa tuổi bồng bột, chủ quan, nông nổi, tiếp nhận thông tin ít chọn lọc, vốn sống và vốn hiểu biết pháp luật còn nhiều hạn chế, dễ bị ảnh hƣởng, lôi kéo bởi những tác động. Mặt khác, đây là lứa tuổi chƣa phát triển đầy đủ về thể chất cũng nhƣ về tâm - sinh lý, kinh nghiệm sống và trình độ nhận thức còn hạn chế, khả năng kiềm chế chƣa cao, dễ bị kích động, lôi kéo vào những hoạt động phiêu lƣu, mạo hiểm, vốn sống và vốn hiểu biết pháp luật còn nhiều hạn chế, dễ bị ảnh hƣởng, lôi kéo bởi những tác động xấu, những mặt trái của nền KTTT trong xã hội hiện nay, đặc biệt nhận thức pháp luật của ngƣời chƣa thành niên còn nhiều hạn chế.

1.3.2. Đặc điểm ý thức pháp luật của ngƣời chƣa thành niên và những yếu tố tác động đến ý thức pháp luật của ngƣời chƣa thành niên những yếu tố tác động đến ý thức pháp luật của ngƣời chƣa thành niên

1.3.2.1. Đặc điểm ý thức pháp luật của người chưa thành niên

Nghiên cứu đặc điểm ý thức và năng lực nhận thức pháp luật của ngƣời chƣa thành niên có những đặc điểm có tính chất tiêu biểu.

- Hiểu biết pháp luật một cách hời hợt, thiếu chính xác

Có thể nói, đây là đặc điểm nổi bật của ngƣời chƣa thành niên nói chung và ngƣời chƣa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật ở trƣớc tuổi trƣởng thành nói riêng. Nhìn chung, ngƣời chƣa thành niên ít quan tâm đến những qui định của pháp luật. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi vì hầu hết các em ở độ tuổi này còn đang ở độ tuổi học tập trong Nhà trƣờng đƣợc gia đình bảo đảm cuộc sống. Các em chƣa phải tự mình chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình. Do đó, các em chƣa quan tâm đến sự quy định của pháp luật về vấn đề sản xuất kinh doanh, về thuế, về quyền và nghĩa vụ của công dân.v.v.

Đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội thì sự hiểu biết pháp luật càng bị hẫng hụt, có một khoảng cách khá xa so với các em khác cùng độ tuổi. Những nhƣợc điểm chung khác là sự hiểu biết pháp luật một cách tản mạn, chắp vá, thiếu hệ thống hoàn chỉnh, trƣớc hết nó biểu hiện ở chỗ pháp luật bị bóp méo và bị xuyên tạc theo cách hiểu chủ quan của một số em. Những yêu cầu nghiêm ngặt của pháp luật đã trở nên lỏng lẻo, không mang tính chế ƣớc cụ thể đối với hành vi của các em [27, tr.170].

- Năng lực nhận thức pháp luật bị hạn chế, thiếu nhạy bén trong việc vận dụng pháp luật vào thực tế cuộc sống

Đối với ngƣời chƣa thành niên, nhận thức về cuộc sống của các em còn đơn giản, thiếu kinh nghiệm sống; hiểu biết pháp luật còn hạn chế, giải quyết những vấn đề cụ thể của cuộc sống còn lúng túng. Hơn nữa, không phải lúc nào các em cũng biết đánh giá đầy đủ những hành vi xử sự của mình trƣớc những tình huống cụ thể để áp dụng những kiến thức pháp luật đã đƣợc học tập, hƣớng dẫn. Chính vì vậy, một số em thƣờng có thái độ thờ ơ với pháp luật. Một biểu hiện khác của sự lệch lạc trong nhận thức pháp luật của các em có hành vi vi phạm pháp luật ở chỗ các em cho rằng, những yêu cầu và những điều cấm kỵ chỉ đƣợc quy định trong các văn bản pháp luật và hoàn toàn

mang tính hình thức, còn hành động thì phải hành động theo ý nguyện của mình [27, tr.172]. Một số trẻ em vi phạm pháp luật mà nguyên nhân ban đầu là sự đua đòi ăn chơi không phù hợp với hoàn cảnh của mình, lúc đầu là xin tiền của bố mẹ, vay tiền của ngƣời quen để mua sắm, khi không còn có thể xin, vay đƣợc nữa các em tìm cách kiếm tiền bằng mọi cách, kể cả trộm cắp, lừa đảo. Một số em có hành vi phạm tội nhiều lần cho rằng những yêu cầu đòi hỏi của pháp luật nhƣ là một vật chắn, phải vƣợt qua để hƣớng theo nhu cầu hành động của cá nhân. Với nhận thức đó, một số em đã đi vào con đƣờng tái phạm tội, trong đó không ít trƣờng hợp là tái phạm tội nguy hiểm.

- Chưa đánh giá hết tính chất nguy hiểm khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Đối với ngƣời chƣa thành niên, phần lớn trong số họ khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, không đánh giá hết tính chất nguy hiểm về hành vi của mình và không hiểu đƣợc hậu quả nghiêm trọng do hành vi của mình gây ra đối với xã hội. Đây là đặc điểm ý thức chấp hành pháp luật liên quan trực tiếp đến sự phát triển về thể chất và nhận thức nói chung của các em. Do kinh nghiệm đƣờng đời của các em còn ít, chƣa đủ giúp các em đánh giá một cách đầy đủ mọi hành vi của mình trong mọi tình huống. Trong khi thực hiện hành vi, các em chƣa thấy hết và chƣa đánh giá đƣợc một cách đầy đủ mối quan hệ giữa hành vi của mình với môi trƣờng xã hội. Trong nhiều trƣờng hợp, hành vi của các em hoàn toàn bị chi phối bởi nhận thức chủ quan của chủ thể. Sự “cá thể hóa” hậu quả tác hại trong khi thực hiện hành vi phạm pháp đã làm cho ngƣời chƣa thành niên liều lĩnh hơn. Chính vì vậy, trong nhiều trƣờng hợp đã gây ra hậu quả rất nghiêm trọng cho xã hội.

- Chưa có ý thức đối chiếu, so sánh giữa hành vi của mình với các quy phạm pháp luật

nói riêng không nhận thức đƣợc hoặc không nhận thức một cách đầy đủ về mối quan hệ giữa hành vi và trách nhiệm đối với hành vi của mình cho nên nhiều vụ án do ngƣời chƣa thành niên gây ra với hậu quả rất nghiêm trọng nhƣng lại bắt đầu từ nguyên nhân hết sức đơn giản, thậm chí, bắt đầu bằng một “trò đùa của trẻ con”. Phần lớn ngƣời chƣa thành niên ít quan tâm đến những quy định cụ thể của pháp luật. Ở độ tuổi này, các em chủ yếu hành động theo suy nghĩ chủ quan của mình hoặc theo sự gợi ý hƣớng dẫn của ngƣời lớn. Nói cách khác, hoạt động của các em chƣa chịu sự tác động trực tiếp của pháp luật, các em chƣa hình thành thói quen và ý thức đối chiếu, so sánh giữa hành vi của mình với những quy định nghiêm ngặt của pháp luật. Hầu hết các em có hành vi phạm pháp không biết đến trách nhiệm hình sự của mình với hành vi đó, thậm chí, có những em có hành vi phạm pháp gây hậu quả rất nghiêm trọng, song trong nhận thức coi hành vi của mình nhƣ những việc làm bình thƣờng khác [27, tr.175].

Nghiên cứu các hành vi phạm pháp của ngƣời chƣa thành niên, cho thấy rằng, phần lớn những hành vi phạm pháp của các em đƣợc thực hiện thông qua những hành động tự phát, thiếu sự kiềm chế của một ý thức tự giác dựa trên sự hiểu biết pháp luật. Hầu hết hành vi vi phạm pháp luật của các em là do kết quả tác động từ tình huống cụ thể của hoàn cảnh, nhất là đối với loại hành vi cố ý gây thƣơng tích, gây rối trật tự công cộng hoặc một số hành vi trộm cắp khác.

Nghiên cứu các đặc điểm trên, có thể thấy: giáo dục pháp luật cho ngƣời chƣa thành niên phải làm cho các em nhận thức đƣợc vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội. Hiểu và tuân thủ pháp luật chính là một trong những tiền đề cơ bản để bảo đảm cho tƣơng lai số phận của từng con ngƣời nói riêng và sự ổn định của xã hội nói chung; xác định đƣợc trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi thành viên trong xã hội đối với việc chấp hành pháp luật.

Ý thức pháp luật, văn hóa pháp lý là bộ phận kiến trúc thƣợng tầng xã hội, là một hình thái ý thức xã hội. Đối với ngƣời chƣa thành niên, ý thức pháp luật bao gồm trong nó các yếu tố đƣợc giáo dục và rèn luyện từ nhỏ, đƣợc hình thành và lƣu lại trong trí nhớ, trong bộ óc nhạy cảm của thời niên thiếu trở thành tri thức cơ bản khó phai mờ, đƣợc củng cố, hoàn thiện, nâng cao trong suốt cuộc đời và nó trở thành những thói quen, hành vi tự giác sống, làm việc theo pháp luật của mỗi công dân. YTPL của ngƣời chƣa thành niên có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của họ và với sự phát triển tiến bộ chung của xã hội, đời sống pháp luật xã hội. YTPL ngƣời chƣa thành niên là một trong những yếu tố quan trọng trong việc hình thành nhân cách của họ sau này, xác lập lý tƣởng, ý nghĩa cuộc sống, các thang bậc giá trị, đồng thời điều chỉnh các hành vi sai lệch, chống các biểu hiện tiêu cực ở mỗi cá nhân và toàn xã hội.

1.3.2.3. Các yếu tố tác động đến ý thức pháp luật của người chưa thành niên

Ý thức pháp luật của ngƣời chƣa niên tồn tại và phát triển trong mối quan hệ với tồn tại xã hội, với rất nhiều các hiện tƣợng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, nhƣng trực tiếp nhất là các hiện tƣợng pháp luật. YTPL của ngƣời chƣa thành niên chịu sự tác động của những điều kiện kinh tế, xã hội của chính xã hội mà họ đang sống, có thể xác định các yếu tố liên quan trực tiếp đến ý thức pháp luật của ngƣời chƣa thành niên nhƣ sau: Những mặt hạn chế, tiêu cực của nền kinh tế thị trƣờng và những tƣ tƣởng, tâm lý xã hội tiêu cực, lạc hậu tác động đến ý thức pháp luật của ngƣời chƣa thành niên (trong đó yếu tố gia đình, nhà trƣờng và xã hội ảnh hƣởng đến ý thức pháp luật của ngƣời chƣa thành niên là trực tiếp và quan trọng nhất).

- Yếu tố gia đình: Khi nói đến ảnh hƣởng của gia đình, đây là nguyên nhân đầu tiên và chủ yếu, bởi môi trƣờng sống trong gia đình có tác động đầu

tiên và ảnh hƣởng sâu sắc tới quá trình phát triển nhân cách của trẻ em. Vai trò của gia đình trong việc quản lý, giáo dục trẻ em - đặc biệt là vai trò của cha mẹ - là hết sức quan trọng. Quản lý và giáo dục của gia đình là một quá trình liên tục và lâu dài từ khi đứa trẻ sinh ra cho đến khi trƣởng thành. Gia đình nào tạo dựng đƣợc môi trƣờng giáo dục tốt, có nề nếp kỷ cƣơng thì mặc dù điều kiện kinh tế có khó khăn nhƣng vẫn có cuộc sống hạnh phúc, con cái có lối sống trong sáng, lành mạnh. Ngƣợc lại, môi trƣờng giáo dục trong gia đình không tốt sẽ là nguyên nhân dẫn con cái đến con đƣờng VPPL. Những thiếu sót, sai lầm từ phía gia đình có thể là do: Một là, lựa chọn phƣơng pháp quản lý, giáo dục không đúng, nhƣ: thỏa mãn và đáp ứng đầy đủ yêu cầu vật chất của con cái khi các yêu cầu này là không chính đáng, không phù hợp với lứa tuổi hoặc điều kiện kinh tế của gia đình. Sự nuông chiều thái quá, không bắt làm lụng, coi nhẹ hoặc bỏ qua lỗi lầm, nghĩa vụ của con cái, từ đó tạo ra thói quen, tâm lý đòi hỏi, hƣởng thụ sống ích kỷ, ỷ lại. Ngƣợc lại, có gia đình do bố mẹ thiếu hiểu biết nên khi thấy con có lỗi đã không tìm cách khuyên răn mà lại dạy con bằng cách đánh đập, hành hạ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật của ngƣời chƣa thành niên. Hai là, gia đình thiếu trách nhiệm, không quan tâm trong việc quản lý và giáo dục con cái, ỷ lại cho nhà trƣờng và xã hội nhƣ: bố mẹ lo làm ăn buôn bán, do phải đi công tác xa thƣờng xuyên, bố mẹ ốm đau bệnh tật không quản lý chặt chẽ việc học tập, sinh hoạt của con cái. Ba là, một số gia đình có hoàn cảnh đặc biệt nhƣ bố mẹ ly hôn; bố mẹ đang chấp hành án phạt tù, bố hoặc mẹ đã chết, sống với gì ghẻ hoặc bố dƣợng, mồ côi cả bố mẹ các em phải ở với ông bà, anh chị em ruột, sống một mình, sống lang thang.

- Yếu tố Nhà trường: Nhà trƣờng là chiếc nôi thứ hai sau gia đình góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Đối với NCTN, quá trình học tập, rèn luyện trong nhà trƣờng phổ thông là giai đoạn

chuẩn bị những phẩm chất và năng lực cần thiết để họ thích ứng với cuộc sống lao động sau này, công tác giáo dục đối với NCTN là trách nhiệm của cả nhà trƣờng, gia đình, xã hội và cần có sự phối hợp chặt chẽ ba môi trƣờng giáo dục này. Môi trƣờng nhà trƣờng tác động đến NCTN rất phong phú và nhiều chiều cạnh với một mục tiêu bảo đảm sự thành công các mục tiêu đào tạo, là nội dung và yếu tố có tính quyết định trong việc hình thành ý thức trách nhiệm cho NCTN. Nó là một nhân tố mạnh mẽ tạo nên nhân phẩm, đạo

Một phần của tài liệu Ý thức pháp luật của người chưa thành niên qua thực tiễn quận Hoàng Mai, Hà Nội (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)