Phân loại ý thức pháp luật

Một phần của tài liệu Ý thức pháp luật của người chưa thành niên qua thực tiễn quận Hoàng Mai, Hà Nội (Trang 27)

Những biểu hiện của YTPL rất phong phú, đa dạng; trong đó phân loại ý thức pháp luật dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau, mỗi cách phân loại có ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhất định.

1.1.5.1. Căn cứ vào mức độ nhận thức, có thể chia ý thức pháp luật thành: ý thức pháp luật thông thƣờng, ý thức pháp luật mang tính lý luận và ý thức pháp luật mang tính nghề nghiệp.

- Ý thức pháp luật thông thường hay phổ thông: là những quan niệm, nhận thức, tri thức; tình cảm, thái độ của con ngƣời hình thành một cách trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng ngày, chƣa đƣợc khái quát hóa ở trình độ lý luận. Ý thức pháp luật thông thƣờng nhìn chung mới chỉ phản ánh những hiện tƣợng pháp lý - xã hội bên ngoài, chƣa đi sâu vào bản chất, nội dung bên trong của các hiện tƣợng pháp luật. Nhƣng chính ý thức pháp luật thông thƣờng lại phản ánh một cách sinh động, trực tiếp, chân thực các hiện tƣợng pháp lý do vậy có ý nghĩa to lớn cho việc xây dựng pháp luật và thực hiện, áp dụng pháp luật.

Đồng thời ý thức pháp luật thông thƣờng còn có ý nghĩa cho công tác nghiên cứu khoa học, hình thành ý tƣởng mới cho các nhà khoa học và các nhà quản lý, áp dụng pháp luật bởi lẽ nó mang tính chân thật, thiết thực về các vấn đề pháp luật.Ví dụ, sự bất bình của ngƣời dân trong việc giải quyết các vụ án hành chính, sự dây dƣa của các cơ quan chức năng trong việc xử lý một số vụ tham nhũng, chính những sự phản ứng đó của ngƣời dân sẽ đem lại cho ngƣời nghiên cứu, nhà quản lý những ý tƣởng mới, những phát hiện mới để hoàn thiện việc nghiên cứu hay trong việc xây dựng, áp dụng pháp luật. Tuy là trình độ thấp so với ý thức pháp luật lý luận nhƣng những tri thức kinh nghiệm phong phú, gần gũi với cuộc sống sinh động của ý tƣởng khoa học, các lý thuyết khoa học về pháp luật [6, tr.423-524]. Khi nói một ngƣời có ý thức pháp luật thông thƣờng nghĩa là anh ta chỉ có hiểu biết nhất định về các QPPL hiện hành, có kinh nghiệm giải quyết các vụ việc pháp lý cụ thể nhƣng chƣa có những tri thức pháp luật sâu sắc mang tính lý luận, mang tính hệ thống.

- Ý thức pháp luật mang tính lý luận: thể hiện dƣới dạng các học thuyết, quan điểm về pháp luật, về nhà nƣớc nhƣ quan điểm về bản chất của pháp luật, mối quan hệ qua lại của pháp luật và các hiện tƣợng xã hội khác, vai trò điều chỉnh của pháp luật trong xã hội, mối quan hệ giữa pháp luật với các hiện tƣợng xã hội khác nhƣ chính trị, đạo đức, văn hóa. Những quan điểm về pháp luật của YTPL mang tính lý luận thƣờng có tính khái quát hóa, tính hệ thống, đƣợc xây dựng trên cơ sở khoa học và đúc kết từ thực tiễn. Nó giúp cho hoạt động soạn thảo, xây dựng các dự án pháp luật phản ánh đƣợc các lợi ích và nhu cầu của xã hội. Nếu YTPL thông thƣờng mới chỉ phản ánh mối liên hệ bên ngoài, chƣa đi vào bản chất bên trong của pháp luật thì ý thức pháp luật mang tính lý luận phản ánh những vấn đề bản chất của pháp luật nhƣ giá trị xã hội của pháp luật, các nguyên lý hình thành và áp dụng pháp luật, kỹ thuật pháp lý, tính chất của các quan hệ pháp luật vv..

- Ý thức pháp luật nghề nghiệp: là YTPL của những ngƣời có hoạt động liên quan trực tiếp đến pháp luật: từ xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật, giải thích pháp luật, tƣ vấn pháp luật, đào tạo, nghiên cứu pháp luật vv.. Trƣớc hết là YTPL của các nhà làm luật, các nhà áp dụng pháp luật nhƣ thẩm phán, của các luật sƣ, kiểm sát viên, thanh tra viên, các luật gia vv...

Các chủ thể của YTPL nghề nghiệp còn bao gồm tất cả các cán bộ quản lý hành chính mà công việc hàng ngày của họ có liên quan đến việc áp dụng pháp luật vào những trƣờng hợp cụ thể. So với ý thức pháp luật thông thƣờng và YTPL lý luận ở trên, YTPL nghề nghiệp có những đặc trƣng nhất định. Trƣớc hết đó là tính chất chuyên môn nghiệp vụ sâu, rộng hơn xuất phát từ yêu cầu nghề nghiệp của họ. Tiếp đến là các kỹ năng phân tích, kỹ năng vận dụng, nghệ thuật vận dụng vào những tình huống, những vấn đề thực tế đặt ra. Tính chuyên nghề nghiệp và cả thói quen trong các thao tác pháp lý. Để làm đƣợc điều đó, đòi hỏi ở ngƣời áp dụng pháp luật một vốn tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng và bản lĩnh nghề nghiệp cao.

1.1.5.2. Căn cứ vào chủ thể, có thể chia ý thức pháp luật thành: ý thực pháp luật cá nhân, ý thức pháp luật nhóm và ý thức pháp luật xã hội

- Ý thức pháp luật cá nhân: là những tƣ tƣởng, quan điểm, khái niệm, tâm lý pháp luật của mỗi công dân. YTPL cá nhân không hoàn toàn giống nhau, bởi nó phụ thuộc vào các yếu tố khách quan nhƣ điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội và các yếu tố chủ quan của họ. Có thể cũng chính là anh A nhƣng ngày hôm nay đã có ý thức coi thƣờng quy định pháp luật giao thông nhƣng đến ngày kia anh ta lại nhận thức và có ý thức tôn trọng luật giao thông. Đó có thể do nhiều lý do nhƣ sau khi thấy một ngƣời khác bị xử phạt vi phạm, hoặc đƣợc phổ biển, giải thích luật giao thông hoặc lý do, tác động khác.

- Ý thức pháp luật xã hội: là YTPL của bộ phận tiên tiến, đại diện cho xã hội. Nội dung của YTPL xã hội thể hiện các quan điểm, tƣ duy khoa học về pháp luật, đã và đang đƣợc phổ biến trong xã hội, tác động đến ý thức, hành vi pháp luật trên diện rộng. Ví dụ nhƣ hiện nay, trong xã hội đã và đang tồn tại, đang tác động mạnh về tinh thần thƣợng tôn pháp luật, YTPL nhân văn trong nhà nƣớc pháp quyền, ý thức về dân chủ, công khai, minh bạch, ý thức về đấu tranh chống các vi phạm pháp luật, đặc biết đối với tệ nạn tham nhũng vv..

- Ý thức pháp luật nhóm: phản ánh những đặc điểm của các nhóm xã hội tƣơng ứng. Đó là những quan điểm, nhận thức, tƣ tƣởng tình cảm pháp luật của một nhóm ngƣời nhất định trong xã hội. Các nhóm xã hội đƣợc liên kết với nhau theo những tiêu chuẩn, lợi ích nhất định và trong những điều kiện sống có nét tƣơng đồng. Do vậy, các nhóm xã hội có những quan niệm, tƣ duy, thái độ, cách đánh giá, những yêu cầu đối với pháp luật tƣơng đối giống nhau. Ví dụ, YTPL của nông dân, công nhân, trí thức, thanh niên, giới văn nghệ sỹ, giới thầy thuốc, giới sinh viên vv.. đều có những đặc trƣng riêng. Trong đó ngƣời chƣa thành niên là một nhóm đối tƣợng có đặc trƣng do chƣa phát triển đầy đủ về thể chất cũng nhƣ tâm sinh lý, kinh nghiệm sống và kiến

thức, trình độ nhận thức pháp luật của họ chƣa cao, dễ bị kích động, lôi kéo vào những hoạt động phiêu lƣu, mạo hiểm nên dễ vi phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu Ý thức pháp luật của người chưa thành niên qua thực tiễn quận Hoàng Mai, Hà Nội (Trang 27)