Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh thu hút FDI vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 - 2015 (Trang 55)

2) Cơ cấu FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

1.4.3.1.Nguyên nhân khách quan

Một là, tình hình kinh tế thế giới trong thời gian vừa qua có nhiều biến động khó lường đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thu hút FDI vào Việt Nam nói chung và các KCN của tỉnh Hưng Yên nói riêng. Đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trong năm 2008 đã làm cho dòng vốn FDI từ các nước không ổn định.

Hai là, cạnh tranh thu hút vốn FDI tiếp tục diễn ra ngày càng gay gắt giữa các tỉnh, các vùng trong cả nước. Hiện nay, các tỉnh, thành phố trong cả nước đang tích cực trong việc quy hoạch đồng bộ kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN để thu hút FDI. Hơn nữa, Hưng Yên lại nằm trong tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, là điểm nóng trong hoạt động thu hút FDI. Đây là nơi có kết cấu hạ tầng tương đối tốt nên các nhà đầu tư thường chọn đầu tư vào khu vực này để giảm chi phí. Do đó, làm ảnh hưởng không nhỏ tới lượng vốn FDI vào các KCN của tỉnh.

Thứ ba, hệ thống luật pháp, chính sách về KCN và thu hút ĐTNN còn chưa đồng bộ, thiếu nhất quán và hay thay đổi. Trên thực tế hiện nay, có nhiều văn bản luật đã ban hành nhưng lại thiếu các nghị định, thông tư hướng dẫn của các ngành có liên quan, nên luật đó đã không thực hiện được. Như Luật Đầu tư 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006 nhưng phải đến ngày 22/09/2006 Chính phủ mới ban hành Nghị định hướng dẫn, trong khi đó, các văn bản điều chỉnh lĩnh vực đầu tưu cũ đã hết hiệu lực thực hiện, gây ra một khoảng trống về chính sách, gây khó khăn cho các địa phương thu hút FDI.

Các chính sách lớn của Nhà nước về các lĩnh vực như: đầu tư, đất đai, lao động... là cơ sở cho các DN tính toán, dự báo, xây dựng chiến lược kinh doanh của DN. Do đó, sự thay đổi nhiều lần và thường không có khoảng đệm của chính phủ làm đã gây ra cản trở lớn cho các DN. Chẳng hạn như: Quy chế KCN đã 2 lần sửa đổi và ban hành đến nay cũng phải hủy bỏ vì mâu thuẫn với Luật thuế thu nhập DN, làm cho các nhà đầu tư cảm thấy không thực sự yên tâm. Luật ĐTNN ban hành năm 1987 tới nay đã 5 lần sửa đổi, bổ sung và ban hành mới. Quy định Luật thuế thu nhập DN thay đổi liên tục khiến cả cơ quan thuế và DN đều không biết căn cứ vào đâu. Sự thay đổi này không những gây ra thiệt hại về kinh tế mà còn làm giảm lòng tin của nhà đầu tư vào môi trường trong nước.

Qua quá trình phân tích thực trạng thu hút FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, chúng ta thấy được những kết quả mà Hưng Yên đã đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế đó. Vấn đề đặt ra là làm sao có thể khắc phục được những tồn tại trên để đẩy mạnh hoạt động thu hút FDI trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 -2015.

CHƯƠNG 2

GIẢI PHÁP ĐẦY MẠNH THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN TRONG GIAI ĐOẠN

2011 - 2015

2.1. Định hướng thu hút FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 – 2015giai đoạn 2011 – 2015 giai đoạn 2011 – 2015

Việc Việt Nam tham gia vào quá trình hội nhập nói chung, gia nhập WTO nói riêng sẽ mang lại rất nhiều cơ hội nền kinh tế nói chung và cho hoạt động thu hút FDI nói riêng. Các cam kết khi gia nhập WTO của Việt Nam về hoạt động thương mại, ngân hàng, dịch vụ cũng như đầu tư đã tạo ra nhiều điểu kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các nhà ĐTNN. Cùng với với những cơ hội chung của cả nước, Hưng Yên còn có những lợi thế riêng của mình. Nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm miền Bắc, Hưng Yên có nhiều điều kiện để phát triển và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như thu hút đầu tư. Theo chủ trương của nhà nước, từnay đến năm 2020, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ sẽ là vùng phát triển mạnh mẽ, trở thành động lực lớn thúc đẩy quá trình CNH, HĐH đất nước. Chính vì vây, trong thời gian này, vùng được ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng, nhất là mạng lưới giao thông, trong đó có nhiều tuyến đường đi qua Hưng Yên như: quốc lộ 5B, quốc lộ 18... Ngoài ra tuỳ theo yêu cầu sẽ nâng cấp và xây dựng một vài sân bay và cụm cảng có quy mô tương đối lớn, tạo thành các tuyến hàng lang kinh tế quan trọng. Điều này sẽ tạo ra cơ hội lớn cho Hưng Yên trong việc thu hút FDI vào các KCN tỉnh trong thời gian tới.

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm mang lại cho Hưng Yên nhiều cơ hội nhưng cũng mang tới nhiều thách thức. Đó là sự cạnh tranh trong hoạt động thu hút đầu tư với các tỉnh lân cận như Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh... những tỉnh này nằm trong vùng kinh tế trọng điểm nhưng lại có những lợi thế về hạ tầng, tài nguyên, vị trí... so với Hưng Yên. Mặt khác, trận động đất lớn ở Nhật Bản đã làm ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế Nhật – đối tác lớn nhất đầu tư vào Hưng Yên hiện nay, lượng vốn đầu tư của Nhật vào Hưng Yên có thể giảm mạnh. Do đó, trong thời gian tới Hưng Yên cần xây dựng cho mình chiến lược thu hút đầu tư hiệu quả để có thể thu hút được các nhà ĐTNN vào KCN của tỉnh.

Với những kết quả đạt được trong giai đoạn 2000 – 2010, tỉnh Hưng Yên đã thông qua kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến năm 2020. Qua đó, chủ trương thu hút FDI vào các KCN của tỉnh cũng được thông qua với những quan điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, Hưng Yên luôn coi FDI là nguồn lực quan trọng bổ sung nguồn vốn phát triển của mình, góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong những năm qua, việc thu hút FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh đã tạo ra nguồn vốn bổ sung cho quá trình phát triển, thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, tạo động lực cho quá trình CNH, HĐH của tỉnh. Việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI vào các KCN cũng góp phần tạo ra sự tăng trưởng nhanh và ổn định, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động, nâng cao giá trị xuất khẩu của tỉnh.

Thứ hai, chủ động thu hút FDI vào các KCN của tỉnh theo những mục tiêu mà tỉnh đề ra. Tính chủ động được thể hiện thông qua việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cả trong ngắn hạn và dài hạn; có chính sách thu hút FDI thống nhất, phù hợp với chính sách thu hút chung của cả nước; tích cực và chủ động tháo gỡ kịp thời những khó khăn của các nhà đầu tư khi thực hiện dự án, tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút nguồn vốn FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh.

Thứ ba, cần đảm bảo tính bền vững trong việc thu hút FDI vào các KCN. Với mục tiêu đa dạng hóa các hình thức đầu tư, đa phương hóa các đối tác để thu hút FDI, Hưng Yên chủ trương thu hút được ngày càng nhiều nguồn vốn FDI với chất lượng cao tuy nhiên không phải là thu hút bằng mọi giá, nằm ngoài hiệu quả xã hội, lấy việc đảm bảo an ninh xã hội và môi trường sinh thái làm mục tiêu cơ bản.

Thứ tư, khuyến khích các dự án FDI đầu tư vào xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN của tỉnh, phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nước. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, cần tập trung thu hút đầu tư vào các KCN của tỉnh những ngành, lĩnh vực đang hình thành là thế mạnh của tỉnh như sản xuất thiết bị điện, điện tử, lắp ráp ô tô, xe máy, cơ khí chế tạo, chế biến lương thực, thực phẩm..., đồng thời bố trí các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giầy, thủ công mỹ nghệ vào khu vực phía Nam của tỉnh.

Thứ năm, về đối tác đầu tư. Bên cạnh việc tiếp tục xúc tiến, vận động đầu tư đối với các đối tác lớn tại Hưng Yên như Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc, Hưng Yên có kế hoạch xúc tiến với các nhà đầu tư tiềm năng khác đã và đang đầu tư ở Việt Nam như Hồng Kông, Hoa Kỳ, EU và các nước Đông Nam Á... nhằm khai thác tiềm năng về vốn và kỹ thuật trong các lĩnh vực công nghệ cao, dịch vụ và nông nghiệp.

2.1.3. Quy hoạch phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành, lĩnh vực và tính đến các mục tiêu phát triển đô thị, dân cư; tỉnh Hưng Yên đã xây dựng quy hoạch các KCN tập trung giai đoạn đến năm 2015, nhằm chuẩn bị đầy đủ điều kiện thu hút dự án đầu tư KCN, các dự án đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tỉnh Hưng Yên đã quy hoạch phát triển 19 KCN tập trung, giai đoạn đến năm 2015, với quy mô diện tích đất khoảng 6.550 ha (xem phụ lục 4).

Bảng 2.1. Biểu tổng hợp quy hoạch các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2015

TT Danh mục các KCN

Địa điểm

(Huyện, thành phố)

Quy mô quy hoạch (ha)

Tổng số đến năm 2015 (ha) Quy mô được phê duyệt đến năm 2010 Dự kiến điều chỉnh, bổ sung đến năm 2010 2011-2015

1 Phố Nối A Văn Lâm, Yên Mỹ, Mỹ Hào 390 150 540

2 Phố Nối B Yên Mỹ, Mỹ Hào 355 355

3 Minh Đức Mỹ Hào 200 200

4 Minh Quang Mỹ Hào 325 325

5 Vĩnh Khúc Văn Giang, Yên Mỹ 380 100 480

6 Bãi Sậy Ân Thi 150 150 150 450 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7 Dân Tiến Khoái Châu 150 50 50 250

8 Yên Mỹ II Yên Mỹ 130 70 200

9 Ngọc Long Yên Mỹ 150 200 100 450

10 Kim Động Kim Động 100 150 150 400

11 Quán Đỏ (I,II) Phù Cừ, Tiên Lữ 300 250 550

12 Mỹ Hào Mỹ Hào 150 100 250

13 Lý Thường Kiệt Yên Mỹ, Khoái Châu, Ân Thi 300 200 500

14 Tân Dân Khoái Châu, Yên Mỹ 200 200

15 Thổ Hoàng Ân Thi 400 400

16 Tân Phúc Ân Thi 300 300

17 Đại Đồng Văn Lâm và Mỹ Hào 300 300

18 Tiên Lữ Tiên Lữ 250 250

19 Hưng Yên TP. Hưng Yên và Tiên Lữ 150 150

Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên

2.2. Giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng YênHưng Yên Hưng Yên

Trên cơ sở phân tích thực trạng và đánh giá về kết quả đạt được, những khó khăn, tồn tại cũng như những thuận lợi và thách thức trong việc thu hút FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, chuyên đề đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới như sau:

2.2.1. Giải pháp về quy hoạch

Xây dựng và nâng cao chất lượng quy hoạch là giải pháp quan trọng để thu hút FDI vào các KCN. Đây là yếu tố căn bản đầu tiên mà tỉnh Hưng Yên cần quan tâm đầu tư để đáp ứng tốt hơn những yêu cầu của các nhà ĐTNN. Theo kết quả nghiên cứu, đa số các DN và nhà đầu tư nước ngoài chưa hài lòng về hệ thống hạ tầng của Hưng Yên. Thời gian qua chất lượng hoạt động quy hoạch các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên chưa cao, chưa đồng bộ với quy hoạch phát triển, khu dân cư và hạ tầng kỹ thuật xã hội của cả tỉnh. Việc quá nhiều KCN tập trung trên tuyến quốc lộ 5 hiện nay đã dẫn tới sự quá tải cho tuyến đường và sự cạnh tranh khốc liệt của các nhà đầu tư về lựa chọn địa điểm. Điều này đã gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng quy hoạch của các dự án trong KCN, cũng như khả năng thu hút vốn FDI.

Do đó, trong giai đoạn 2011 – 2015, Hưng Yên cần sớm xây dựng quy hoạch đồng bộ các KCN trên địa bàn tỉnh. Sở Kế hoạch và đầu tư, cùng với Ban quản lý KCN của tỉnh cần phối hợp, lấy ý kiến của các cơ quan, DN và đưa ra quy hoạch tổng thể cho việc xây dựng và phát triển các KCN với các nội dung chính như sau:

Thứ nhất, công tác quy hoạch phải gắn liền với việc triển khai hệ thống hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN.

Công tác quy hoạch các KCN luôn phải đi trước một bước, quy hoạch mang tính tổng thể, mô hình phát triển KCN gắn liền với Khu đô thị dân cư và dịch vụ để phát triển thành “Đô thị công nghiệp”. Đảm bảo sự phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật – xã hội trong và ngoài hàng rào KCN; đảm bảo sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững các KCN. Phát triển các KCN cần phải xem xét kỹ lưỡng trên cơ sở đánh giá khả năng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chung và khả năng thu hút đầu tư. Việc phát triển phải đồng bộ, gắn bó chặt chẽ với các hệ thống công trình kỹ thuật chung của địa phương, tạo tiền đề cho phát triển vùng.

Các công trình ngoài hàng rào cần được thực hiện đồng bộ và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành. Các công trình này được giao cho các cơ quan, DN nhà nước chuyên ngành như: cấp điện, nước, thông tin liên lạc... DN phát triển cơ sở hạ tầng cần tỉnh toán nhu cầu của các KCN để lập phương án kinh doanh cho phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của các KCN.

Quy hoạch các xây dựng các KCN phải gắn liền với sự hình thành và phát triển các “đô thị công nghiệp”. Quá trình phát triển các KCN ngoài việc đảm bảo các hạ tầng kỹ thuật thì hạ tầng xã hội cũng được các nhà đầu tư quan tâm. Kết cấu hạ tầng trong KCN dù có hiện đại đến đâu nhưng nếu kết cấu ngoài hàng rào không tốt thì cũng không tạo ra sự hấp dẫn với các nhà đầu tư. Do vậy, cùng với việc phát triển đồng bộ các KCN tỉnh cần quan tâm tới hạ tầng ngoài hàng rào như: hệ thống giao thông đi lại, điện nước, nhà ở cho lao động, bệnh viện, trường học...

Thứ hai, quy hoạch KCN phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch vùng và quy hoạch chung cả nước

Công tác quy hoạch KCN của tỉnh phải phù hợp với nhu cầu phát triển, điều kiện và khả năng thực tế của tỉnh. Việc quy hoạch phải căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nội dung quy hoạch theo hướng kết hợp hài hòa giữa phát triển công nghiệp với quy hoạch vùng và các công trình xã hội.Thực tế cho thấy, trong những năm đầu mới tái lập tỉnh, công tác quy hoạch KCN còn chưa đồng bộ, chưa tính đến quá trình đô thị hóa tại một số khu vực nên đã nảy sinh một số bất cập và tồn tại, làm cho tỉnh phải mất một thời gian dài để giải quyết.

Việc quy hoạch các ngành nghề của các KCN phải tuân theo quy hoạch chung, cần có chính sách ưu tiên phát triển các ngành cho phù hợp với lợi thế và định hướng của từng KCN. Thực hiện sự phân công phối hợp giữa các KCN trong tỉnh, giữa các địa phương nhằm tránh trùng lặp ngành nghề dẫn tới sự bố trí các dự án không hợp lý. Phải thực hiện nghiêm túc sau khi các KCN được phê duyệt và quản lý tốt các KCN đã đi vào hoạt động.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng nên thường xuyên đánh giá lại mức độ phù hợp của quy hoạch với thực tiễn, do các yếu tố của môi trường đầu tư trong tỉnh và vùng

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh thu hút FDI vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 - 2015 (Trang 55)