Tình hình thu hút đầu tư FDI vào các KCN tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh thu hút FDI vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 - 2015 (Trang 28)

1.3.2.1. Tình hình thu hút các dự án FDI vào KCN tỉnh Hưng Yên

1) Quy mô và tốc độ thu hút FDI vào các KCN

Qua hơn 8 năm xây dựng và hoạt động của các KCN tỉnh Hưng Yên, công tác thu hút đầu tư có những bước phát triển vượt bậc cả về hình thức, quy mô và chất lượng dự án. Các KCN của tỉnh đã thu hút được ngày càng nhiều dự án trong và ngoài nước, tạo nguồn vốn quan trọng để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Nếu như năm 2002, tỉnh mới thu hút được 1 dự án FDI vào các KCN với tổng vốn đầu tư là 1,9 triệu USD, thì đến năm 2010 con số này là 75 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 925,97 triệu USD chiếm 48,55% tổng vốn đăng ký đầu tư vào các KCN (1907,25 triệu USD), tương đương 41,5% tổng số vốn FDI đăng ký của cả tỉnh.

Bảng 1.2. Kết quả thu hút FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên qua các năm Năm Số dự án Vốn đăng ký đầu (USD) Tốc độ tăng vốn đăng ký(%)

Quy mô bình quân một dự án (USD) Trước 2002 0 0 - - 2002 1 1.900.000 - 1.900.000 2003 0 0 - - 2004 1 1.000.000 - 1.000.000 2005 1 3.000.000 200 3.000.000 2006 4 5.100.000 70 1.275.000 2007 6 26.473.000 419.08 4.412.166,667 2008 15 173.695.000 556.12 11.579.666,67 2009 13 57.997.862 -66.61 4.461.374 2010 34 656.804.420 1023.46 19.317.777,06 Tổng 75 925.970.282 - 12.346.270,43

Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên

Hình 1.2. Số dự án và tổng vốn FDI đăng ký vào các KCN qua các năm

Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên

Qua bảng số liệu 1.2 và hình 1.2, quá trình thu hút FDI vào các KCN của tỉnh có thể được chia thành hai giai đoạn chính như sau:

Giai đoạn 2002 – 2005: đây là giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng và bắt đầu thu hút FDI vào các KCN. 2002 là năm đánh dấu mốc đầu tiên cho hoạt động thu hút FDI vào các KCN tỉnh Hưng Yên. Tuy mới chỉ là các khu quy hoạch tập trung mang tính tự phát song trong năm này Hưng Yên đã thu hút được 1 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư là 1,9 triệu USD. Năm 2003, Chính phủ chính thức phê duyệt hoạt động của các KCN trên địa bàn tỉnh, hoạt động thu hút FDI đã được tỉnh chú trọng và bắt đầu triển khai các hoạt động XTĐT. Tuy nhiên, thời kỳ này, do cơ sở hạ tầng còn chưa hoàn thiện, môi trường đầu tư của tỉnh còn nhiều hạn chế, nên lượng vốn đầu tư không nhiều. Trong 3 năm từ 2003 đến 2005 chỉ thu hút thêm được 2 dự án với tổng vốn đầu tư là 4 triệu USD.

Giai đoạn từ năm 2006 tới nay: đây là giai đoạn đẩy mạnh việc thu hút đầu tư FDI các KCN. Trong giai đoạn này, 2 KCN Phố Nối A và KCN Dệt may - Phố Nối B đã hoàn thành xong xây dựng cơ bản và đi vào hoạt động, tạo điều kiện để thu hút các nhà ĐTNN. Chính phủ cũng phê duyệt xây dựng thêm KCN Thăng Long II, KCN Minh Đức và cho phép mở rộng KCN Phố Nối A, và KCN Phố Nối B giai đoạn II. Bên cạnh đó, công tác XTĐT cũng như tuyên truyền quảng bá về môi trường đầu tư của Hưng Yên đã được chú trọng. Tỉnh đã triển khai nhiều đoàn công tác tham gia các hội trợ đầu tư, thương mại, tham khảo kinh nghiệm từ các địa phương trong cả nước như Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nội... Năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên của WTO đã tác động tích cực tới dòng vốn FDI vào trong cả nước nói chung và Hưng Yên nói riêng. Nếu như năm 2006, tỉnh tỉnh có 4 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký là 5,1 triệu USD, thì tới năm 2008 đã tăng lên với tổng vốn đăng ký năm 2008 là 173,695 triệu USD, tăng 556.12% so với năm 2007 (26,473triệu USSD). Năm 2009, Năm 2009, do diễn biến xấu từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, dòng vốn FDI vào Việt Nam có xu hướng giảm. Tuy nhiên, UBND tỉnh đã cùng với các cấp, các ngành trong địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho các DN hoạt động trong KCN, tạo lòng tin cho các nhà đầu tư. Do đó, tuy số lượng dự án đầu tư cũng như tổng vốn đăng ký giảm xuống song mức giảm không nhiều chỉ giảm 66,61% tổng số vốn đăng ký so với năm 2008, đạt mức 57,997 triệu USD. Năm 2010, với những nỗ lực vượt bậc trong công tác xúc tiến đầu tư, và sự hồi phục của nền kinh tế thế giới, số lượng dự án FDI vào các KCN đã tăng mạnh. Đây là năm đánh dấu sự “bùng nổ” về số lượng dự án cũng như tổng vốn đăng ký. Trong năm này, cả tỉnh đã thu hút được 34 dự án, với tổng vốn đăng ký là 656,804 triệu USD, tăng 1023,46% so với năm 2009.

Cùng với sự gia tăng về tổng vốn đăng ký và số dự án, vốn bình quân một dự án cũng tăng nhanh qua các năm. Nếu như năm 2002 mới chỉ lả 1,9 triệu USD/dự án thì tới năm 2010 đã đạt 19,32 triệu USD/dự án, trung bình cả giai đoạn đạt 12,346 triệu USD/dự án.

a. Cơ cấu FDI vào KCN theo đối tác đầu tư

Đến hết ngày 31/12/2010, các KCN tỉnh Hưng Yên đã thu hút được13 quốc gia và vùng lãnh thổ đến đầu tư. Nếu như những năm trước, Hàn Quốc dẫn đầu trong số các nước có vốn đăng ký vào các KCN của Hưng Yên thì đến nay Nhật Bản đã vượt Hàn Quốc trở thành đối tác có tổng số dự án và tổng vốn đầu tư cao nhất.

Bảng 1.3. Tổng hợp dự án và vốn đầu tư vào các KCN Hưng Yên phân theo quốc gia và vùng lãnh thổ (tính đến 31/12/2010)

STT Quốc gia và vùng

lãnh thổ Tổng sốdự án Tổng vốn đầu tư(triệuUSD) Bình quân sốvốn/dự án (USD) 1 Nhật Bản 33 502.136.000 15.216.242,42 2 Hàn Quốc 28 339.701.262 12.132.187,93 3 Trung Quốc 4 21.028.420 5.257.105 4 Hà Lan 2 2.873.000 1.436.500 5 Ý 1 22.025.000 22.025.000 6 Đài Loan 1 18.463.000 18.463.000 7 Pháp 1 6.256.000 6.256.000 8 Anh 1 5.000.000 5.000.000 9 Singapore và Malaysia 1 4.000.000 400.0000 10 Tây Ban Nha 1 2.750.000 2.750.000 11 Thái Lan 1 1.500.000 1.500.000 12 Philippines 1 237.600 237.600

Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên

Hình 1.3. Tỷ trọng vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Hưng Yên phân theo các quốc gia và vùng lãnh thổ giai đoạn 2002-2010

Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên

Từ bảng 1.3 ta thấy: Hàn Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia đầu tư lớn nhất vào các KCN tỉnh Hưng Yên. Đến hết năm 2010, Nhật Bản đã đầu tư vào các KCN tỉnh 33 dự án với tổng vốn 502,136 triệu USD chiếm 54% tổng vốn đầu tư, trong đó có nhiều dự án lớn như: dự án của tập đoàn Hoya tại KCN Thăng Long II với tổng vốn đăng ký là 200 triệu USD sản xuất, xây dựng và lắp đặt các máy móc thiết bị viễn thông; dự án của tập đoàn Canon tại KCN Phố Nối A với tổng vốn đầu tư 128,568 triệu USD sản xuất và lắp ráp các loại máy xử lý hình ảnh và các loại bộ phận linh kiện và thiết bị điện tử có liên quan bằng kỹ thuật cao...vốn bình quân một dự án của Nhật cũng ở mức cao nhất, đạt 15,216 triệu USD/dự án, cao hơn mức bình quân chung của các KCN của tỉnh (12,346 triệu USD/dự án). Hàn Quốc đứng thứ hai với 28 dự án đạt 339,701 triệu USD vốn đăng ký chiếm 37% tổng vốn FDI vào các KCN của tỉnh. Đứng thứ ba là Trung Quốc với 4 dự án, đạt 21,028 triệu USD, chiếm 2% tổng vốn FDI đăng ký.

Tuy đạt được những kết quả khả quan từ hai đối tác chính thì đối với các đối tác khác của tỉnh vẫn còn một số những bất cập. Trong khi các nước ở Châu Á là Đài Loan, Singapore.. có số vốn đầu tư vào các tỉnh lân cận như Hải Dương, Bắc Ninh tương đối lớn thì đến nay số lượng dự án của các nước này khá khiêm tốn. Đài Loan mới chỉ có một dự án, còn các nước trong khối ASEAN dù được hưởng nhiều ưu đãi nhưng tới nay mới chỉ có 4 nước trong khu vực đầu tư là Singapore, Philippines và Malaysia, Thái Lan với số lượng vốn thấp 5,776 triệu USD. Đối với các nước có công nghệ nguồn như EU, Hoa Kỳ... tuy đã có dự án FDI nhưng số lượng vẫn còn rất ít. Trong số 27 quốc gia EU mới chỉ có 5 nước có dự án đầu tư. Đặc biệt, Hoa Kỳ là nhà đầu tư FDI số một của Việt Nam vẫn chưa có dự án nào vào tỉnh. Đây là một vấn đề cần được quan tâm trong quá trình XTĐT để Hưng Yên có thể thu hút hơn nữa từ các nước công nghiệp phát triển trong thời gian tới.

b. Cơ cấu FDI theo ngành và lĩnh vực đầu tư

Cùng với tình hình chung của cả nước, FDI vào các KCN tỉnh Hưng Yên chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp và xây dựng. Nông nghiệp và dịch vụ chưa có nhiều dự án đầu tư.

Bảng 1.4. Cơ cấu FDI vào các KCN tỉnh Hưng Yên phân theo ngành (tính đến hết ngày 31/12/2010).

STT Ngành nghề Số dự án Số vốn đầu tư (USD)

1 Công nghiệp và xây dựng 64 704.899.762

Công nghiệp nặng 39 553.056.000 Công nghiệp nhẹ 17 109.940.262 Công nghiệp thực phẩm 4 2.853.500 Xây dựng 4 39.050.000

2 Nông – Lâm nghiệp 4 65.772.420

3 Dịch vụ 7 155.298.100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dịch vụ thương mại 2 35.837.600 XD hạ tầng KCN 5 119.460.500

Tổng số 75 925.970.282

Hình 1.4. Tỷ trọng vốn FDI vào các KCN của Hưng Yên theo

ngành

Hình 1.5. Tỷ trọng dự án FDI vào các KCN của Hưng Yên theo ngành

Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên

Qua bảng 1.4. ta thấy: dòng vốn FDI chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp và xây dựng với 64 dự án chiếm 85,33% về số dự án và 76,12% về tổng vốn đầu tư; trong đó chủ yếu là công nghiệp nặng như: vật liệu xây dựng, sắt thép, hóa chất, cơ khí... phục vụ cho thị trường trong nước, thay thế hàng xuất khẩu và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài (với 39 dự án chiếm 59,73% tổng vốn đăng ký). Các dự án công nghiệp nhẹ chủ yếu là lắp ráp linh kiện điện tử, xản xuất hàng may mặc, chế biến lương thực... trong đó, tỉnh có riêng một KCN dệt may – Phố Nối B đã thu hút được 6 dự án đầu tư, với tổng vốn đầu tư là 53,575 triệu USD chiếm 5,8% tổng vốn đăng ký, các dự án này khai thác lợi thế của tỉnh là có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ. Ngành dịch vụ tuy mới thu hút được 7 dự án, nhưng số vốn đăng ký chiếm 16,78% tổng vốn đăng ký (tương đương 155,298 triệu USSD). Trong đó có 5 dự án đầu tư xây dựng hạ tầng KCN đạt 119,46 triệu chiếm 12,9% tổng vốn đăng ký.

Đối với ngành Nông – Lâm nghiệp số dự án đầu tư rất ít với chỉ 4 dự án và lượng vốn khiêm tốn là 65,772 triệu USD, trong đó chủ yếu là dự án đầu tư về chế biến thức ăn gia súc.

Với kết quả thu hút trên chúng ta cũng thấy rằng, các dự án đầu tư vào KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên chủ yếu đầu tư cho lĩnh vực SXKD, số dự án đầu tư xây

dựng cơ sở hạ tầng còn thấp (bảng 1.5).

Bảng1.5. Cơ cấu FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên phân theo lĩnh vực đầu tư (tính đến hết ngày 31/12/2010)

STT Lĩnh vực đầu tư Số dự

án Tỷ trọngsố dự án (%)

Số vốn đầu

tư (USD) Tỷ trọngvốn đầu tư (%)

1 Sản xuất kinh doanh 70 93,33 806.509.782 87,1 2 Xây dựng cơ sở hạ

tầng 5 6,67 119.460.500 12,9

Tổng 75 100 925.970.282 100

Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên

Mặc dù mới chỉ thu hút được 5 dự án đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, nhưng tổng vốn đăng ký khá cao chiếm 12,9% tổng vốn đăng ký cao hơntỷ lệ bình quân chung của cả nước (6,8%); với mức vốn bình quân một dự án là 23,89 triệu USD/dự án. Số dự án đầu tư vào SXKD trong các KCN chiếm đa số với 70 dự án, chiếm 93,33% tổng số dự án và 87,1% tổng vốn đầu tư. Điều này là một thực tế chung đối với các dự án đầu tư FDI vào KCN trong cả nước, bởi các nhà ĐTNN đều mong muốn thu được lợi nhuận cao, tận dụng được các lợi thế của địa phương tiếp nhận đầu tư và lĩnh vực sản xuất kinh đáp ứng được các yêu cấu đó của họ.

c. Cơ cấu FDI vào các KCN theo hình thức thực hiện

Hiện nay, các dự án đầu tư FDI vào các KCN của tỉnh được thực hiện dưới 3 hình thức chính là 100% vốn nước ngoài, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Bảng 1.6. Cơ cấu FDI vào KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên theo hình thức đầu tư (tính đến hết ngày 31/12/2010)

STT Hình thức đầu tư Số dự

án Tỷ trọng sốdự án (%) Số vốn đầutư (USD) Tỷ trọng vốnđầu tư (%)

1 100% vốn nước ngoài 62 82,66 784.570.000 84,73 2 Liên Doanh 10 13,33 113.246.000 12,23 3 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 3 4,01 28.154.282 3,04 Tổng 75 100 925970282 100

Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên

Hiện nay, hình thức DN 100% vốn nước ngoài được các nhà đầu tư ưa thích lựa chọn, trong số 75 dự án FDI vào các KCN thì có tới 62 dự án 100% vốn nước ngoài, chiếm tới 82,66% tổng số dự án và 84,73% tổng vốn đầu tư (784,57 triệu USD). Tiếp theo đó là hình thức Liên doanh với 10 dự án chiếm 13,33% số dự án và 12,23% tổng vốn đầu tư. Tuy ban đầu các dự án đầu tư vào KCN của tỉnh đa số là hình thức Liên doanh, song trong những năm gần đây, các dự án mới đều có xu hướng đầu tư theo hình thức DN 100% vốn nước ngoài hoặc chuyển hình thức đầu tư từ Liên doanh sang DN 100% vốn nước ngoài. Nguyên nhân là do trong thời gian đầu khi mới đầu tư vào tỉnh, các nhà đầu tư thường có tâm lý thăm dò, tìm hiểu địa bàn nên họ chọn hình thức Liên doanh. Nhưng sau một thời gian hoạt động, các dự án Liên doanh đã không mang lại kết quả như mong muốn, bộc lộ nhiều hạn chế về quản lý, góp vốn, phân chia lợi tức... nên các nhà ĐTNN đã chuyển dần sang hình thức 100% vốn nước ngoài. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm một tỷ lệ rất nhỏ với 3 dự án, chiếm 4,01% số dự án và 3,04% tổng vốn đăng ký.

d. Cơ cấu FDI phân theo các KCN của tỉnh

Đến nay, Hưng Yên đã quy hoạch được 14 KCN, trong đó có 6 KCN được Chính phủ phê duyệt là KCN tập trung với có 3 KCN đi vào hoạt động: KCN Phố Nối A (gồm cả KCN Phố Nối A mở rộng), KCN Phố Nối B (gồm cả KCN Phố Nối B mở rộng), và KCN Thăng Long II. Các KCN này hiện đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và đi vào hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút FDI. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 1.7. Cơ cấu FDI vào KCN theo các KCN tỉnh Hưng Yên (tính đến hết ngày 31/12/2010)

STT KCN Số dự

án Tỷ trọngsố dự án (%)

Số vốn đầu

tư (USD) Tỷ trọngvốn đầu tư (%) 1 Phố Nối A 51 68 435.400.000 47,02 2 Thăng Long II 15 20 422.795.282 45,66 3 Dệt may - Phố Nối B 6 8 53.575.000 5,79 4 Minh Đức 3 4 14.200.000 1,53 Tổng số 75 100 925.970.282 100

Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên

Qua bảng 1.7 ta thấy: các dự án đầu tư FDI thời gian qua phân bố không đồng đều giữa các KCN trong tỉnh. KCN Phố Nối A do đã hoàn thành cơ sở hạ tầng, có diện tích lớn và đi vào hoạt động từ năm 2006 nên số lượng dự án FDI đầu tư lớn nhất với 51 dự án chiếm 68% tổng số dự án. Các dự án đầu tư vào KCN Phố Nối A mang tính tổng hợp gồm cả công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ... với nhiều dự án lớn như dự án của tập đoàn Canon Nhật Bản, tập đoàn Huyndai của Hàn Quốc...

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh thu hút FDI vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 - 2015 (Trang 28)