XHCN VIỆT NAM
2.2.1. Thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
nước pháp quyền XHCN Việt Nam
2.2.1.1. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giành chính quyền về tay nhân dân
Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài tìm con đường cứu nước và sáng
lập Ðảng cách mạng chân chính, xây dựng Cương lĩnh của Ðảng, năm 1941 Hồ Chí Minh trở về Tổ quốc để cùng với Trung ương Ðảng trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến giành chính quyền về tay nhân dân.
Lúc đó, Chiến tranh thế giới thứ 2 đã lan rộng. Nước Pháp đã bị phát- xít Ðức chiếm đóng (6/1940). Phát-xít Nhật mở rộng chiến tranh ở châu Á - Thái Bình Dương và đến tháng 9/1940 thì chiếm Việt Nam và Ðông Dương. Ở Việt Nam và Ðông Dương, thực dân Pháp và phát-xít Nhật câu kết thống trị và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân đòi quyền độc lập và quyền sống. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa thực dân phát - xít ngày càng gay gắt, báo hiệu một cao trào cách mạng mới. Hồ Chí Minh đã phân tích sâu sắc tình hình thế giới và trong nước, phát triển những tư tưởng của bản thân và đi đến quyết sách có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của cách mạng:
- Nêu cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt mục tiêu giành độc lập dân tộc lên hàng đầu, mọi mục tiêu khác, mọi lợi ích giai cấp, bộ phận phải phục vụ cho mục tiêu cao nhất là giành độc lập dân tộc, phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, dân tộc;
- Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong một tổ chức Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi là Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh).
- Từng bước xây dựng và mở rộng các căn cứ địa cách mạng và lực lượng vũ trang trên cơ sở lực lượng chính trị của toàn dân;
- Xác định rõ phương pháp đấu tranh cách mạng, coi khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm và quy luật phát triển cách mạng lúc này là đi từ khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa;
- Ra sức phát triển lực lượng cách mạng về mọi mặt, đồng thời nhạy bén chủ động dự báo, nắm bắt thời cơ cách mạng;
- Tăng cường xây dựng Ðảng, thống nhất ý chí và hành động trong toàn Ðảng đủ sức lãnh đạo cao trào cách mạng mới.
Đối với từng nội dung, cùng với thực tiễn những năm đấu tranh nhân dân ta đã rút ra bài học kinh nghiệm:
- Thứ nhất, có một đảng tiên phong thật sự cách mạng tiếp thu được chủ nghĩa Mác - Lênin là đỉnh cao trí tuệ của thời đại và được tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng thì sẽ đề ra được đường lối cách mạng đúng đắn, có phương pháp, hình thức đấu tranh phong phú, linh hoạt, biết nắm bắt thời cơ, xây dựng lực lượng và tổ chức, sử dụng lực lượng đúng lúc, phát huy được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để dẫn dắt quần chúng tiến lên giành và giữ chính quyền. Đặc biệt thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 càng khẳng định rằng: nếu không có một Đảng cách mạng, có một lãnh tụ kiệt xuất như Hồ Chí Minh, một bộ tham mưu tài giỏi, có lý luận tiên tiến, có tư tưởng thống nhất, có tổ chức chặt chẽ, có đường lối đúng đắn và hợp lòng dân thì khó tập hợp được sức mạnh của toàn dân tộc để làm nên cuộc cách mạng long trời lở đất, chỉ trong vòng nửa tháng đã giành thắng lợi và xác lập được chính quyền dân chủ nhân dân trong phạm vi toàn quốc. Thực tiễn lịch sử gần 80 năm qua cho thấy, một đảng mạnh phải được đặt dưới sự lãnh đạo của bậc Nhân - Trí - Dũng mà hình tượng Hồ Chí Minh là tiêu biểu. Đây chính là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng. Điều đó cũng nói lên rằng, “Muốn tiến hành một cuộc cách mạng xã hội sâu sắc và triệt để không thể thiếu vai trò lãnh đạo của một đảng Mácxit - Lêninnít” [21, 444] và một đảng muốn giữ được vai trò lãnh đạo cách mạng cần phải giải quyết tốt mấy vấn đề
cơ bản của cách mạng trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân như: Quan hệ giữa nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, giữa mục tiêu dân tộc và mục tiêu dân chủ, giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp; Quan hệ giữa mục tiêu chiến lược lâu dài và mục tiêu cụ thể trước mắt, giành thắng lợi từng bước, khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn; Quan hệ giữa chiến lược và sách lược, phương pháp cách mạng, sử dụng đứng đắn các phương pháp đấu tranh phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể; Mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, giữa xây dựng Đảng và phát triển lực lượng cách mạng của quần chúng được tập hợp trong mặt trận dân tộc thống nhất; Quan hệ giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, giữa xây dựng lực lượng cách mạng, phát huy sức mạnh bên trong, nêu cao ý chí tự lực tự cường, độc lập tự chủ và sáng tạo với tranh thủ những điều kiện và thời cơ thuận lợi do tình hình thế giới đem lại; Quan hệ giữa chủ động chớp thời cơ và đẩy lùi nguy cơ;…
- Thứ hai, vấn đề giành và giữ chính quyền, đó là mục tiêu của bất cứ một cuộc cách mạng nào. Nhưng cái độc đáo của tư tưởng Hồ Chí Minh là thể hiện được bản sắc Việt Nam, một sự sáng tạo của Người vì thắng lợi có được không phải đợi đến khi phát động tổng khởi nghĩa toàn quốc mới đặt vấn đề giành chính quyền về tay nhân dân. Tin tưởng mạnh mẽ ở lực lượng cách mạng của nhân dân, ngay từ giữa năm 1941, tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8, Người đã lãnh đạo Đảng chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang với các hình thức và quy mô thích hợp, giành chính quyền từng bộ phận, thành lập và mở rộng các căn cứ địa cách mạng và sẵn sàng chuyển sang hình thức tổng khởi nghĩa khi có điều kiện. Ngay từ đầu chúng ta đã xác định việc giành chính quyền về tay nhân dân, xây dựng chính quyền của dân và phục vụ nhân dân, chính vì thế Đảng đã tập hợp và phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trên nền tảng liên minh công nhân - nông dân - trí thức, khai thác và phát huy triệt để động lực tinh thần, nêu cao “Ý chí Việt Nam”,
tinh thần dũng cảm, sáng tạo, sẵn sàng xông lên cứu nước cứu nhà, tạo thành nguồn động lực to lớn để đưa đến thắng lợi hoàn toàn. Chính quyền lợi sống còn của cả dân tộc gắn với lợi ích của từng tầng lớp, từng người, quyền lợi cơ bản gắn liền với quyền lợi trước mắt và động viên, thúc đẩy được đông đảo quần chúng kiên trung, bất khuất, anh dũng xông lên đương đầu với những lực lượng thù địch hung bạo nhất. Nếu không khơi dậy sức mạnh vô địch của hàng triệu quần chúng được giác ngộ, với ý thức giành chính quyền cho mình và của mình để rồi xây dựng chín quyền mưu lợi cho hạnh phúc của mình thì với 5.000 đảng viên thời kỳ tiền khởi nghĩa, Đảng và nhân dân ta không thể làm tròn sứ mạng lịch sử, tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám thành công mau lẹ và ngoạn mục được. Bài học lớn của việc giành và giữ chính quyền chính là Hồ Chí Minh đã định hướng cho Đảng ta đã biết chăm lo xây dựng lực lượng cách mạng, làm cho lực lượng cách mạng đủ mạnh, thu hút được đông đảo quần chúng tham gia, từ đó làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch, tạo ra thời cơ cách mạng để đưa cuộc cách mạng đến thành công. Lực lượng cách mạng có được chính là nhờ Người nắm bắt đúng nguyện vọng của quần chúng, biết gắn lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc với nhau, có mục tiêu chính trị rõ ràng, phương pháp cách mạng đúng đắn.
- Thứ ba, Hồ Chí Minh đã đưa ra quyết sách để Đảng ta hướng dẫn các lực lượng cách mạng áp dụng. Đó là “kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và phải biết sử dụng bạo lực cách mạng một cách thích hợp và đúng lúc để đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra bộ máy nhà nước mới của dân, do dân và vì dân” [20, tr. 10]. Đỉnh cao của bạo lực cách mạng được sử dụng ở Cách mạng tháng Tám chính là sử dụng lực lượng chính trị và lực lượng quân sự, gắn kết hai hình thức đấu tranh là đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, tạo nên sức mạnh tổng hợp của cách mạng để tiến lên giành chính quyền.
Như vậy, Hồ Chí Minh đã đặt ra và giải quyết thành công nhiều vấn đề, nhiều mối quan hệ cơ bản trong đường lối chiến lược và sách lược, bảo đảm
cho phong trào cách mạng phát triển đúng hướng, phát huy được sức mạnh của cả dân tộc. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp và phát-xít Nhật, xóa bỏ chế độ thực dân và phong kiến, lập ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở châu Á, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là sự kiện quan trọng to lớn trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Đó cũng là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác - Lênin ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến, thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh và đây chính là những kinh nghiệm quý báu để nhân dân ta tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ suốt 30 năm, tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới giành những thành tựu quan trọng trong suốt 25 năm gần đây.
2.2.1.2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân
Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân: Dân là người chủ đất nước, Nhà nước là công cụ quản lý đất nước của dân, mọi quyền lực Nhà nước đều ở nơi dân, mọi tài sản của Nhà nước đều là của dân, mọi quyền lực Nhà nước đều ở nơi dân. Đó là bản chất chính trị, bản chất nhân dân cực kỳ quan trọng của Nhà nước ta.
Tư tưởng đó thể hiện sự thống nhất về bản chất chính trị, bản chất nhân dân của hệ thống chính trị nước ta, không mâu thuẫn hoặc triệt tiêu lẫn nhau, vì Đảng và Nhà nước ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân. Dân là chủ thì dân phải làm chủ, dân làm chủ thì dân phải có quyền quyết định, đó là lẽ tự nhiên, nếu chưa làm được như thế thì dân chưa làm chủ một cách đầy đủ và thực chất. Vận dụng triệt để tư tưởng Hồ Chí Minh trong vấn đề này, Đảng và Nhà nước ta thể hiện quan điểm sâu sắc Dân làm chủ, Nhà nước quản lý, Đảng lãnh đạo trong nhiều văn kiện lịch sử như Hiến pháp của
đất nước, văn kiện Đại hội của Đảng qua các nhiệm kỳ và trong cả cuộc sống sinh động thường nhật với phương châm dân vận cụ thể hiện nay là: “Dân biết, Dân bàn, Dân làm, Dân kiểm tra”.
- Cho dù tên gọi ở từng giai đoạn lịch sử có khác nhau nhưng bản chất nhà nước của dân, do dân và vì dân luôn được các Hiến pháp của nhà nước Việt Nam khẳng định. Hiến pháp năm 1992 có ghi: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân do nhân dân và vì nhân dân” (điều 2) [17, tr.1]. “Nhân dân là toàn thể các dân tộc cùng sinh sống hòa bình trên lãnh thổ Việt Nam” (điều 5) [17, tr.2]. “Nhân dân làm chủ nhà nước bằng cách sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân” (điều 6) [17, tr.3]. Ngoài ra, điều 8 hiến pháp cũng quy định rằng "Các cơ quan Nhà nước, cán bộ, viên chức Nhà nước có nghĩa vụ phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng" [17, tr.4].
- Về tinh thần và nội dung của phương châm “Dân biết, Dân bàn, Dân làm, Dân kiểm tra” chúng ta đã hiểu và làm theo quy định của pháp luật. Pháp luật đã quy định tương đối đầy đủ các quyền của Dân (Luật hình sự, Luật dân sự, Luật cư trú, Luật lao động, Luật hôn nhân và gia đình,… là những luật thể hiện tương đối rõ nét các quyền của người dân). Tuy nhiên, có một chức năng, một quyền quan trọng nhất của người làm chủ, đó là quyền quyết định của dân. Quyền quyết định trực tiếp và quyết định gián tiếp của dân thông qua các cơ quan đại diện (Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp) đã được pháp luật quy định khá cụ thể. Nhân dân ta đã, đang và sẽ thực hành ngày càng tốt hơn các quyền của mình đã và sẽ được pháp luật quy định. Thực tiễn cuộc sống chỉ ra rằng, “dân bàn” ít nhất cũng có hai cách: Một là, để tham gia ý
Hai là, để làm cơ sở cho việc tự mình quyết định, quyết định trực tiếp của dân hay quyết định của các cơ quan đại diện. Quyền quyết định là quyền của cả Dân và Đảng, mỗi thành viên đều có quyền quyết định theo chức năng của mình, không thể quyết định thay nhau được: Đảng thuộc phạm trù người lãnh đạo đất nước được Dân suy tôn, quyết định của Đảng là quyết định của một tổ chức chính trị, quyết định chủ trương chính trị để lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Dân thuộc phạm trù người chủ đất nước, quyết định của Dân là quyết định của người chủ đất nước. Quyết định trực tiếp của Dân hay quyết định của các cơ quan đại diện do Dân bầu ra, quyết định của các cơ quan hành pháp và tư pháp đều thuộc về quyền lực nhà nước, là quyền lực của nhân dân uỷ quyền, được quy định trong pháp luật. Đây là quyền lực nhà nước, quyền lực được Hiến pháp và pháp luật quy định, được thực hành trong cuộc sống bằng bộ máy nhà nước (Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp), có hiệu lực và sức mạnh cưỡng chế trên quy mô toàn xã hội. Khi có quyền "quyết định" thì dân quyết định có thể diễn ra theo hai chiều hướng: Một là, quyết định mang tính hình thức, quyết định để thể chế hoá một vấn đề đã được an bài, quyết định chưa dựa trên cơ sở thảo luận kỹ của chính mình, chưa dựa trên cơ sở ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Hai là, quyết định một cách thực chất, quyết định do chính mình cân nhắc lựa chọn phương án phù hợp với quy luật và thực tiễn khách quan, phù hợp với lòng dân. Dân làm chủ bằng hình thức trực tiếp thì quyết định bằng hình thức trực tiếp, ví dụ như trực tiếp quyết định bầu cho ai trong việc lựa chọn bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, bầu cử trưởng thôn,…Dân làm chủ bằng hình thức gián tiếp (thông qua cơ quan đại diện: Quốc Hội và Hội đồng nhân dân các cấp) thì quyết định bằng hình thức gián tiếp: Quốc hội, Hội đồng nhân dân thay mặt nhân dân, được uỷ quyền, thể theo ý chí và nguyện vọng của nhân dân mà quyết định những vấn đề hệ trọng của đất nước và địa phương theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Tuy nói “Dân kiểm tra" nhưng chủ yếu và thường xuyên là dân thực hiện chức năng "giám sát". Quốc hội và Hội đồng nhân dân
các cấp cũng chỉ có chức năng giám sát, không có chức năng kiểm tra. Thanh tra nhân dân trong Luật thanh tra, của Luật Mặt trận, Luật Công đoàn và luật