Hỗ trợ các doanh nghiệp đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn môi trường

Một phần của tài liệu Giải pháp đáp ứng tiêu chuẩn môi trường đối với mặt hàng chè xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của công ty cổ phần sản xuất – xuất nhập khẩu Thanh Hà (Trang 39)

của Hoa Kỳ

• Hỗ trợ thông tin

Thông tin có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do vậy nhà nước nên tạo điều kiện cung cấp thông tin một cách tốt nhất cho các doanh nghiệp như các trang web, các trung tâm cung cấp thông tin,… Hiện nay một số trang web cũng cung cấp thông tin về thị trường như: Bộ Thương Mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,… nhưng các thông tin này vẫn chưa đầy đủ, không cập nhật kịp thời, không có tính hệ thống.

Nhà nước có thể xây dựng các hiệp hội ngành hàng để từ đó phối hợp quản lý, trao đổi thông tin cần thiết giữa các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước. Bên cạnh đó có thể tổ chức các cuộc hội thảo giới thiệu cho các doanh nghiệp về những quy định chất lượng, môi trường của Hoa Kỳ đối với từng loại hàng hóa. Từ đó cập nhật những quy định, tiêu chuẩn mới, đưa ra các định hướng, hướng dẫn các doanh nghiệp khắc phục các rào cản kỹ thuật này.

• Hỗ trợ tài chính

Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên rất hạn chế vốn trong việc đổi mới công nghệ máy móc cũng như đầu tư các trang thiết bị xửa lý môi trường. Vì vậy nhà nước nên có các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp về mặt tài chính như:

- Khuyến khích các doanh nghiệp bằng cách dành thuế ưu đãi đặc biệt cho các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác môi trường, có thể miễn thuế thu nhập cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu từ 1-4 năm.

- Ưu tiên cho các doanh nghiệp vay vốn với lãi suất ưu đãi

- Nhà nước dành ngân sách hỗ trợ đầu tư cho các chương trình quy hoạch vùng sản xuất, các trung tâm giống quốc gia để tạo ra các giống sạch và có chất lượng.

• Hỗ trợ đào tạo nhân lực

Ngoài việc thành lập các trung tâm kiểm định, giám sát chất lượng sản phẩm. Nhà nước có thể đầu tư cho việc đào tạo các chuyên gia về xây dựng và đánh giá tiêu chuẩn chất lượng và môi trường trong mỗi ngành nghề, nâng cấp các thiết bị chuyên phục vụ công tác đó. Xây dựng các chương trình đào tạo thí điểm đối với các doanh nghiệp xuất khẩu.

Hỗ trợ giải quyết tranh chấp vi phạm các quy định và tiêu chuẩn của Hoa Kỳ, bảo vệ lợi ích doanh nghiệp thông qua đàm phán thương mại. Nhà nước nên tư vấn cho các doanh nghiệp vè mặt chuyên môn pháp lý, cung cấp hoặc giới thiệu các luật sư tin cậy chuyên trách về giải quyết tranh chấp thương mại.

Một phần của tài liệu Giải pháp đáp ứng tiêu chuẩn môi trường đối với mặt hàng chè xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của công ty cổ phần sản xuất – xuất nhập khẩu Thanh Hà (Trang 39)