Quan điểm định hướng và phát triển của ngành chè Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp đáp ứng tiêu chuẩn môi trường đối với mặt hàng chè xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của công ty cổ phần sản xuất – xuất nhập khẩu Thanh Hà (Trang 34)

Theo Hiệp hội chè Việt Nam: đến năm 2015, cả nước phấn đấu đạt 130.000 ha chè, sản lượng chè búp khô đạt 260.000 tấn. Hiện tại, có khoảng 2 triệu lao động vùng miền núi, trung du, vùng sâu vùng xa sống chủ yếu bằng nghề chè. Thế nhưng giá trị xuất khẩu của sản phẩm chè Việt mới chỉ bằng 60% giá bình quân trên thế giới. Phát huy lợi thế, tiềm năng để Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất chè lớn, xuất khẩu nhiều với giá trị cao… nhiều bài toán đặt ra cần tìm lời giải trong hiện tại và tương lai.

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới, ngành chè Việt Nam có những cơ hội lớn như: thời gian qua, trong nước đã lai tạo một số giống chè mới như PH1, LDP1, LDP2, Bát Tiên, Ngọc Thuý… nên có cơ hội thay thế mới cho toàn bộ vùng nguyên liệu; thị trường trong nước vẫn còn rộng mở cho 4 mặt hàng chè xanh, chè đen, ôlong và chè lá tươi; có cơ hội đầu tư với doanh nghiệp nước ngoài. Đồng thời, theo cam kết WTO, hội nhập sẽ mở rộng thời cơ cho các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam tuy có thách thức bởi sự cạnh tranh khốc liệt nhưng sẽ tạo điều kiện cho người sản xuất chè mở rộng khách hàng, học tập kỹ thuật, công nghệ mới… Tuy nhiên để vươn ra thị trường nước ngoài, ngành chè đang đứng trước những thách thức to lớn. Đó là phần lớn các nước trồng và xuất khẩu chè trên thế giới đều có công nghệ cao, chất lượng về an toàn thực phẩm tốt hơn; thị trường đòi hỏi chất lượng ngày càng cao; nhu cầu về lượng trên thị trường tăng chậm hơn khả năng tăng sản lượng chè của toàn thế giới; doanh nghiệp trong nước chịu sự cạnh tranh mạnh từ công ty nước ngoài; mặt khác sản phẩm chè cũng chịu sự cạnh tranh từ “thức uống” cà phê…

Để ngành chè Việt Nam phát triển, xuất khẩu với sản lượng lớn, giá trị kinh tế cao, theo Hiệp hội chè Việt Nam: Thời gian tới, cần thực thi một số giải pháp phát triển trọng yếu nhằm khắc phục những mặt bất cập. Trong các giải pháp ấy, có một giải pháp cơ bản là phải tiến hành quy hoạch vùng trồng chè để nâng cao năng suất, chất lượng và tính an toàn của nguyên liệu chè búp tươi. Theo đó, cần quy hoạch lại vùng chè một cách khoa học, mạnh dạn giảm bớt diện tích chè nếu tại vùng đó diện tích chè hiện quá lớn làm mất sự cân bằng môi trường sinh thái. Không mở rộng diện tích nếu đã đạt những ngưỡng quy định. Dựa vào đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng mà quy hoạch vùng chè ứng với giống chè nhằm phát huy tối đa ưu thế từng vùng, ưu thế từng giống chè; tạo điều kiện sản xuất những sản phẩm đặc sản. Những năm qua, một số dự án quốc tế đang triển khai ở các tỉnh trồng chè cần được tổng kết. Hiện nay, dự án “Nâng cao chất lượng và an toàn nông sản và phát triển khí sinh học QSEAP (2009 – 2015)” có vay vốn từ ADB đang giúp các tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên, Sơn La, Yên Bái, Lâm Đồng quy hoạch và xây dựng các vùng sản xuất chè an toàn SAZ, tài trợ đầu tư xây dựng hạ tầng, thay thế giống mới, tập huấn VietGAP… cần được đánh giá, nhân rộng để lan toả sang các vùng trồng chè khác…

Một phần của tài liệu Giải pháp đáp ứng tiêu chuẩn môi trường đối với mặt hàng chè xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của công ty cổ phần sản xuất – xuất nhập khẩu Thanh Hà (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w