Chính sách giá

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ CHÍNH SÁCH MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HÀ NỘI (Trang 37)

2. Thực trạng chính sách marketing của công ty

2.2Chính sách giá

Ngày nay, giá cả không phải là yếu tố cạnh tranh hàng đầu nhưng vẫn luôn được coi là yếu tố cạnh tranh quan trọng trong việc thu hút khách hàng

đặc biệt là ở những thị trường mà thu nhập của dân cư còn thấp như tại Việt Nam. Trong việc phát triển sản phẩm công ty phải có chính sách giá thích hợp để tạo cho sản phẩm có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Trong chính sách giá đối với sản phẩm, công ty theo đuổi những mục tiêu cơ bản sau đây:

- Để tồn tại (giá cao hơn chi phí) - Để tối đa hoá lợi nhuận trước mắt - Để tăng thị phần

- Để thu hồi vốn nhanh -Để dẫn đầu về chất lượng

-Các mục tiêu khác: có thể dựng giá để phục vụ cho một số mục tiêu cụ thể hơn. Công ty có thể đặt giá ở mức thấp để ngăn chăn cạnh tranh hay đặt giá bằng giá của đối thủ cạnh tranh để giữ ổn đinh thị trường. Giá có thể được quyết đinh ở mức giữ uy tín cũng như hỗ trợ các hãng buôn hay để tránh sự can thiệp của Chính phủ.

Chính sách giá hớt váng và giá thâm nhập thị trường

Khi xác định giá cho một sản phẩm, nhất là sản phẩm mới, công ty xem xét nên áp dụng chính sách giá hớt váng thị trường hay giá thâm nhập thị trường. Chính sách giá hớt váng thị trường: hớt váng thị trường liên quan đến việc định giá cao so với giá thị trường. Chính sách này đặc biệt thích hợp với các sản phẩm mới vì:

- Trong giai đoạn đầu của chu kỳ sống của một sản phẩm, giá cả không phải là yếu tố quan trọng nhất

- Thị trường sẽ được phân định theo thu nhập nhờ giá cao - Nó có thể là một yếu tố bảo vệ một khi giá cả xác định sai

- Giá cao ban đầu sẽ hạn chế nhu cầu ở mức sản xuất ban đầu của doanh nghiệp

Chính sách giá thâm nhập thị trường: Trong chiến lược này, một mức giá thấp ban đầu sẽ giúp sản phẩm có được thị phần lớn ngay lập tức. Tuy nhiên, để áp dụng chính sách này, nên có những điều kiện sau:

- Sản phẩm có mức cầu giãn lớn;

- Giá đơn vị của sản phẩm sẽ phải giảm đi đáng kể khi sản phẩm được sản xuất theo quy mô lớn;

- Doanh nghiệp cần dự tính trước là sản phẩm đó sẽ phải chịu cạnh tranh mạnh ngay khi nó xuất hiện trên thị trường;

Chiết khấu số lượng: Các đơn đặt hàng có thể giảm chi phí sản xuất và vận chuyển hàng hoá.

Giá cả rất quan trọng nó ảnh hưởng đến khả năng cung cầu trên thị trường và giữ vai trò quyết định trong cạnh tranh. Trên thị trường còn nhiều đối thủ cạnh tranh do đó cơng ty phải thận trọng đưa ra chiến lược giá phù hợp. Công ty chủ trương giảm giá một số mặt hàng , tăng giá một số mặt hàng trong từng giai đoạn khác nhau để có thể tiêu thụ sản phẩm với mục tiêu doanh thu và lợi nhuận tối đa, để có thể cạnh tranh với công ty khác trên thị trường. Thay đổi tư duy tính giá thành sản phẩm theo truyền thống, việc tính giá thành phải bắt nguồn từ phía khách hàng thông qua các đơn đặt hàng ( chuỗi giảm giá ).

Công ty có dựng chính sách phân biệt giá cho từng loại sản phẩm ở từng thị trường nhất định. Đối với những sản phẩm có chất lượng cao được tiêu thụ ở thành thị, xuất khẩu thì công ty áp dụng mức giá cao hơn vì ở đoạn thị trường này sự nhạy cảm về giá là không cao. Đối với sản phẩm có chất lượng mức trung bình dành cho thị trường tiêu thụ là nông thôn với giá mức sàn để khuyến khích và mở rộng thị trường.

Tìm biện pháp để hạ giá thành sản phẩm với chất lượng không thay đổi như giảm chi phí thu mua nguyên liệu đầu vào. Do nguồn nguyên liệu chủ yếu là hạt nhựa nhập khẩu nên chi phí cao vì thế đối với những sản phẩm có thể sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước mà chất lượng như nhau thì sẽ tận dụng sử dụng.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ CHÍNH SÁCH MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HÀ NỘI (Trang 37)