- Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Văn phòng Quốc hội, có chức năng giúp Chủ nhiệm Văn phòng
2.2.1.2. Giúp việc cho Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong lĩnh vực giám sát
đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong lĩnh vực giám sát
Văn phòng đã tham mưu giúp Quốc hội xây dựng chương trình giám sát hàng năm, triển khai thực hiện giám sát tại kỳ họp Quốc hội; phục vụ các Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Văn phòng còn giúp Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội trong việc tổng hợp, rút kinh nghiệm về công tác này. Phạm vi phục vụ công tác giám sát cũng rất đa dạng, phong phú, tập trung vào những vấn đề nổi cộm trong lĩnh vực kinh tế, ngân sách, văn hóa, xã hội, thi hành pháp luật
đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và hoạt động đối ngoại… Bên cạnh đó, Văn phòng đã phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí để thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội. Từ năm 1994 đến nay, Văn phòng đã tổ chức phát thanh, truyền hình trực tiếp các phiên chất vấn tại kỳ họp và gần đây là cả các phiên họp thảo luận về các dự án luật, giám sát các chuyên đề… được đông đảo cử tri cả nước quan tâm, theo dõi và hoan nghênh.
Nhận thức rõ giám sát là một trong những chức năng cơ bản của Quốc hội, Văn phòng đã luôn quan tâm nghiên cứu, tham mưu, đề xuất và từng bước cải tiến công tác phục vụ, góp phần quan trọng để Quốc hội thực hiện tốt nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Tháng 6-2003, Văn phòng đã phối hợp phục vụ việc xây dựng và trình Quốc hội thông qua Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội tạo cơ sở pháp lý quan trọng để Quốc hội thực hiện chức năng giám sát của mình một cách đầy đủ và có hiệu quả. Trong quá trình triển khai thực hiện luật này, Văn phòng đã có nhiều cố gắng đổi mới công tác phục vụ như tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Luật Hoạt động giám sát; phục vụ Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến và phục vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết về chương trình hoạt động giám sát hàng năm; tổ chức các đoàn giám sát của Quốc hội tại các bộ, ngành và nhiều địa phương trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh, dân tộc, miền núi; phục vụ Quốc hội thực hiện giám sát tối cao tại kỳ họp đối với các chuyên đề quan trọng như tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo; đầu tư xây dựng cơ bản; chất lượng giáo dục…
Từ năm 2004, Văn phòng đã thực hiện việc tổng hợp chương trình và tình hình hoạt động giám sát hàng tháng, hàng quý để giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội có cơ sở tiến hành giám sát một cách tích cực và chủ động. Trong các năm từ 2004 đến nay, Văn phòng đã phục vụ Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát nhiều
chuyên đề lớn liên quan đến các vấn đề phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục; công tác tư pháp và ban hành văn bản quy phạm pháp luật… Thông qua hoạt động giám sát, Văn phòng đã tham mưu cho các cơ quan của Quốc hội kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan hữu quan sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật cho phù hợp với tình hình thực tế. Văn phòng còn phối hợp với Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan trong việc phục vụ thực hiện quyền chất vấn của đại biểu Quốc hội đối với các Bộ trưởng và người đứng đầu các cơ quan Nhà nước tại các kỳ họp Quốc hội. Đặc biệt, bắt đầu từ kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khóa XI, Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại Hội trường. Đây là nét đổi mới trong hoạt động giám sát của Quốc hội góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động chất vấn, được đông đảo cử tri cả nước hoan nghênh.
Năm 2007, Văn phòng Quốc hội tiến hành Nghiên cứu, tham mưu phục vỦyUỷ ban thường vụ Quốc hội chuẩn bị thực hiện hoa ̣t đô ̣ng chất vấn tại các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đến năm 2008, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bắt đầu tiến hành tổ chức chất vấn, trả lời chất vấn tại 2 phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với 3 Bộ trưởng và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Đây là một bước đổi mới trong hoạt động của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội trong việc thực hiện đầy đủ hơn quy định của pháp luật về hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động chất vấn cũng như trách nhiệm của người trả lời chất vấn trong hoạt động quản lý, điều hành. Đồng thời, làm cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn từng bước trở nên thường xuyên; gắn chặt hơn nữa hoạt động giám sát của Quốc hội với những vấn đề thời sự mới phát sinh trong thực tế cuộc sống, góp phần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, hỗ trợ tích cực cho hoạt động xây dựng pháp luật.
Riêng năm 2009, Cùng với hoạt động giám sát thường xuyên theo quy định của pháp luật, Văn phòng Quốc hội đã phục vụ Quốc hội giám sát tối cao
và thông qua nghị quyết về 2 chuyên đề; Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát 2 chuyên đề khác, giám sát việc giải quyết một số ý kiến, kiến nghị cụ thể của cử tri; tiến hành chất vấn Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Trưởng ngành tại 2 kỳ họp Quốc hội và 2 phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đồng thời, phục vụ Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội giám sát về những nội dung thuộc nhiệm vụ của Hội đồng, Ủy ban phụ trách. Nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác phục vụ hoạt động giám sát, Văn phòng Quốc hội đã thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan, phân công nhiệm vụ cụ thể đối với các Vụ, Cục, đơn vị trong việc tổng hợp, tham mưu giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều hòa hoạt động giám sát của các cơ quan của Quốc hội; phục vụ các Đoàn giám sát làm việc với Bộ, ngành và địa phương; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện lời hứa của đại biểu đã trả lời chất vấn tại kỳ họp; chủ động đề xuất việc áp dụng những kết quả nghiên cứu khoa học để cải tiến việc tiến hành các hoạt động giám sát…