- Chức năng thứ 5 Bảo vệ an ninh: Chủ tịch nghị viện nắm quyền điều hành an ninh nghị viện, Vụ An ninh nhận nhiệm vụ do Chủ tịch viện
2.1. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ MÁY GIÚP VIỆC (VĂN PHÒNG
QUỐC HỘI) QUỐC HỘI VÀ ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI TRONG GIAI
ĐOẠN NÀY
Cho đến thời điểm hiện tại, trước nhu cầu đổi mới và hoàn thiện cơ cấu, tổ chức các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng như việc kiện toàn cơ cấu tổ chức của bộ máy giúp việc Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, xét tổng thể mô hình Văn phòng Quốc hội hiện tại được tổ chức như sau:
Đứng đầu Văn phòng Quốc hội là Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch Quốc hội về công tác của Văn phòng. Các Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội giúp Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội thực hiện nhiệm vụ. Chủ nhiệm, các Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Văn phòng Quốc hội có số lượng cán bộ, công chức phục vụ khá đông. Theo thống kê sơ bộ, tổng số cán bộ, công chức của Văn phòng Quốc hội (tính đến 30/6/2009) có 795 người (trong đó gồm: 615 biên chế, 196 hợp đồng dài hạn), còn đến 30/9/2010, tổng số cán bộ phục vụ Văn phòng đã lên đến hơn 1000 người (850 trong biên chế, còn lại là hợp đồng khoán gọn). Do chức năng được quy định, Văn phòng Quốc hội là cơ quan thực hiện nhiệm vụ chính trị, giúp việc cho cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất nên cán bộ, công chức trong bộ máy giúp việc là những người có bản lĩnh chính trị vững vàng; nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước; có khả năng
thể hiện và bảo vệ những chủ trương, đường lối trong mọi hoạt động, đặc biệt trong lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ.
Văn phòng Quốc hội được tổ chức thành các Vụ và các đơn vị tương đương cấp Vụ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định. Các phòng trực thuộc Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và phòng trực thuộc Vụ do Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quyết định.