Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sự dụng vốn tại công ty đầu tư xây dựng và phát kiển kỹ thuật hạ tầng Sơn Vũ (Trang 47)

PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT HẠ TẦNG SƠN VŨ

3.1.2Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu đạt được công ty cũng bộc lộ một số hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn như:

- Tốc độ chu chuyển và khả năng hoạt động của VLĐ còn nhiều hạn chế, chứng tỏ công ty sử dụng vốn lưu động chưa thật sự có hiệu quả. Bên cạnh đó, công tác quản lý vốn lưu động chưa chặt chẽ và chưa thật sự được chú trọng mặc dù vốn lưu động chiếm tỷ lệ chủ yếu trong cơ cấu vốn của công ty. Hơn nữa, công ty cũng chưa có các chỉ tiêu, tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ.

- Công ty chưa chú trọng nhiều đến vai trò của công tác đánh giá hiệu quả: Công ty không có một hệ thống tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng VLĐ.

- Trong cơ cấu vốn lưu động các khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng rất cao, năm 2011 là 71,1% và năm 2012 là 63,05%. Điều này gây ra tình trạng vốn bị ứ đọng nhiều trong khâu thanh toán, gây thiếu vốn trầm trọng. Bên cạnh đó nếu công ty vẫn không giảm được các khoản phải thu thì một số khoản trở thành nợ khó đòi đối với công ty, ảnh hưởng không nhỏ đến việc kế hoạch hóa ngân quỹ công ty cũng như tốc độ luân chuyển và hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Nguyên nhân làm cho các khoản phải thu của công ty lớn là do công tác thanh quyết toán các hạng mục công trình đã hoàn thành bị chậm lại. Trên thực tế thời gian từ khi công ty hoàn thành thi công công trình đến khi được bên kia thanh toán đầy đủ thường lâu hơn nhiều so với thời gian thi công thực tế của công trình do bên kia cần có thời gian để thẩm định chất lượng công trình hoặc chưa có đủ tiền để thanh toán cho công ty. Điều đó gây khó khăn cho công ty trong việc thu hồi vốn, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn bị ảnh hưởng.

- Tỷ trọng hàng tồn kho của công ty tăng khá nhanh, năm 2011 là 18,7%, năm 2012 tăng lên đến 24,56%. Điều này chứng tỏ công ty còn tồn đọng nhiều sản phẩm sản xuất dở dang, tồn đọng nguyên vật liệu trong kho.

Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là khoản mục duy nhất trong hàng tồn kho nằm trong các công trình đang thi công dở dang của công ty. Trước khi thi công

TSCĐ cần thiết, ngoài ra công ty phải ứng trước một khoản đầu tư vào tài sản lưu động, nguyên liệu vật liệu,…phục vụ cho công trình. Nếu công tác thi công công trình theo đúng tiến độ thi công thì không có vấn đề nhưng ngược lại công trình không hoàn thành đúng tiến độ sẽ dẫn đến tình trạng vốn bị ứ đọng ở công trình, thiết bị vật tư, nhân lực, kéo dài thời gian ngừng sản xuất, một số chi phí tăng lên: chi phí thuê máy móc, lương nhân công, tiền lãi vay,…

Nguyên nhân chính làm tăng tỷ trọng hàng tồn kho của công ty là do thiếu vốn, một công trình muốn hoàn thành đúng tiến độ phải luôn có sự sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu vốn để đầu tư cho TSCĐ và tài sản lưu động cần thiết trong quá trình thi công.. Điều này đã gây khó khăn rất lớn cho công ty, số liệu về cơ cấu nguồn vốn của công ty cho thấy phần lớn vốn của công ty có được là do chiếm dụng và từ các khoản nợ ngắn hạn. Như vậy công ty sẽ đứng trước nguy cơ thanh toán và phải trả lãi rất cao trong một năm. Chính vì vậy công ty cần phải cân nhắc quyết định vay vốn lưu động của công ty và các tổ chức khác dẫn đến một số công trình bị thiếu vốn không hoàn thành đúng kế hoạch làm tăng chi phí kinh doanh dở dang của công ty.

- Tỷ trọng TSCĐ trong cơ cấu tài sản năm 2011 tăng lên và khá hợp lý nhưng hiệu quả sử dụng TSCĐ lại giảm so với năm trước. Nguyên nhân là do công ty chưa xử lý dứt điểm các TSCĐ hư hỏng hoặc không sử dụng được nhằm thu hồi vốn cố định để tái đầu tư cho TSCĐ mới. Bên cạnh đó, công ty còn đầu tư vào những TSCĐ, nhập phải trang thiết bị máy móc, công nghệ lạc hậu hoặc không phù hợp, không đáp ứng được mong muốn về kỹ thuật, chất lượng gây lãng phí.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sự dụng vốn tại công ty đầu tư xây dựng và phát kiển kỹ thuật hạ tầng Sơn Vũ (Trang 47)