Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh tại Công ty ĐTXD và PTKT hạ tầng Sơn Vũ.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sự dụng vốn tại công ty đầu tư xây dựng và phát kiển kỹ thuật hạ tầng Sơn Vũ (Trang 41)

a. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh tại Công ty ĐTXD và PTKT hạ tầng Sơn Vũ. PTKT hạ tầng Sơn Vũ.

Để đánh giá được hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh tại công ty, ta xem xét các chỉ tiêu trong bảng sau:

Bảng 2.5. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh tại công ty

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012

So sánh năm 2012/2011 Số tuyệt đối Số tương đối

1. Doanh thu thuần 98,640,397,803 110,550,700,000 11,910,302,197 12,07

2. Lợi nhuận trước thuế 2,613,041,800 3,294,333,433 681,291,633 26,07

3. Lợi nhuận sau thuế 1,959,781,350 2,470,750,075 510,968,725 26,07

4. VKDbq 36,496,947,187 41,646,867,650 5,149,920,463 14,11

5. VCSHbq 12,220,245,904 15,398,380,135 3,178,134,231

26

6. Hệ số doanh thu trên

VKDbq 2,7 2,65 -0,05 -1,85

7. Hệ số lợi nhuận trên

VKDbq 0,072 0,079 0,007 9,72

8. Tỷ suất LNST/VCSHbq

(ROE) (%) 16,04 16,05 0,01 0,06

(Nguồn: Phòng kế toán ) Nhận xét:

- Hệ số DT trên VKDbq năm 2012 giảm 1,85% so với năm 2011. - Hệ số LN trên VKDbq năm 2012 tăng 9,72% % so vơi năm 2011.

Ta thấy Lợi nhuận trên VKDbq tăng ít trong khi doanh thu trên VKDbq lại giảm, điều này cho thấy tình hình kinh doanh của công ty không khả quan. Công ty cần tăng cường đầu tư theo chiều sâu, cải thiện tình trạng này để thu được lợi nhuận cao hơn.

Tỷ suất LNST trên VCSH (ROE) của công ty năm 2012 tăng 0,06% so với năm 2011 nhưng ở cả 2 năm tỷ suất này lớn hơn 15% (năm 2011 là 16,04 %, năm 2012 là 16,05%). Điều này cho thấy công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông . Vì vậy, công ty cần phát huy và có biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cổ đông để ngày càng thu hút nhiều cổ đông hơn.

b. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty ĐTXD và PTKT hạ tầng Sơn Vũ Hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty năm 2011 và 2012 được đánh giá qua bảng sau:

Bảng 2.6. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012

So sánh năm 2012/2011 Số tuyệt đối Số tương đối

1.Doanh thu thuần 98,640,397,803

130,550,700,

000 31,910,302,197 32,35

2.Lợi nhuận trước thuế 2,613,041,800 3,294,333,433 681,291,633 26,07

3. VLĐ bq 36,806,118,583

40,543,695,652 95,652

3,737,577,

069 10,15

4.Hệ số doanh thu trên VLĐbq 2,68 3,22 0,54 20,15

5.Hệ số lợi nhuận trên VLĐbq 0,071 0,081 0,01 14,08

6.Vòng quay VLĐ 2,81 3,31 0,5 17,79

7.Số ngày chu chuyển VLĐ 128 109 -19 -14,83

8.Hệ số đảm nhiệm VLĐ 0,36 0,3 -0,06 -16,67

Nhận xét:

Vốn lưu động là một trong hai bộ phận tài sản tạo nên VKD. Việc sử dụng hiệu quả VLĐ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của công ty. Đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty ta cần đánh giá các chỉ tiêu sau:

- Hệ số doanh thu trên VLĐbq năm 2011 là 2,68 có nghĩa là 1 đồng VLĐ sử dụng mang lại cho công ty 2,68 đồng doanh thu thuần, năm 2012 đạt 3,22 đồng doanh thu thuần trên 1 đồng VLĐ. Điều này có nghĩa là sức sản xuất của VLĐ của công ty tăng 0,54 tương ứng tỷ lệ tăng 20,15%.

- Hệ số lợi nhuận trên VLĐ năm 2012so với năm 2011 tăng 0,01, tỷ lệ tăng 14,08%. Con số khả quan này cho ta thấy được việc sử dụng VLĐ của công ty là hợp lý và mang lại hiệu quả.

- Vòng quay vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết VLĐ đã quay được bao nhiêu vòng (tức là trải qua được bao nhiêu chu kỳ kinh doanh) trong 1 năm. Qua bảng cho thấy năm 2012 VLĐ quay được 3,31vòng tăng so với năm 2011 là 0,5 vòng (tức 17,79%). Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động đang ngày càng tăng dần, cũng như hiệu quả sử dụng vốn lưu động được nâng cao rõ rệt.

- Số ngày chu chuyển VLĐ: là một chỉ tiêu ngược với số vòng quay của VLĐ. Số ngày luân chuyển VLĐ có xu hướng giảm xuống phản ánh hiệu quả sử dụng vốn gia tăng như đã phân tích ở trên. Năm 2011 công ty mất 128 ngày để luân chuyển được 1 vòng VLĐ và năm 2012 chỉ mất 109 ngày. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy việc quản lý hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty đang được cải thiện. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh tự do, công ty cần nỗ lực hơn nữa nhằm nâng cao tốc độ luân chuyển VLĐ, nâng cao hiệu quả hoạt động, chỉ có thế mới đảm bảo được một chỗ đứng vững chắc và sự phát triển lâu dài của công ty.

- Hệ số đảm nhiệm VLĐ của công ty cho thấy năm năm 2011 mất 0,36 đồng VLĐ để tạo ra được 1 đồng doanh thu thuần nhưng đến năm 2012 công ty chỉ mất 0,3 đồng để tạo ra được 1 đồng doanh thu thuần. Hệ số này giảm khá nhanh (16,67%) phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đang được cải thiện hơn.

Qua phân tích các chỉ tiêu trên ta có thể nói rằng việc quản lý và sử dụng VLĐ của công ty có dấu hiệu rất khả quan. Với thành quả đó, công ty cần tích cực phát huy hơn nữa trong việc đưa ra những giải pháp để ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

c. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty ĐTXD và PTKT hạ tầng Sơn Vũ

Hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty trong hai năm 2011 và năm 2012 được đánh giá thông qua các chỉ tiêu trong bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.7. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty

Đơn vị tính: đồng

Năm 2011 Năm 2012 So sánh năm 2012/2011 Số tuyệt đối

Số tương

đối

1.Doanh thu thuần 98,640,397,803.000 130,550,700,000 31,910,302,197 32,35 2.Lợi nhuận trước thuế 2,613,041,800.000 3,294,333,433 681,291,633 26,07 3. Vốn cố định bq 7,918,308,485 10,879,225,000 2,960,916,515 37,39 4. Nguyên giá TSCĐ bq 7,4 15,048,976 10,452,174,683 3,037,125,707 40,96 5.Hệ số doanh thu trên

VCĐbq 1 1,5 12 0,5 4,35 6.Hệ số LN trên VCĐbq 0,33 0, 3 -0,03 -9,09 7.Sức sản xuất TSCĐ 13,3 12,5 -0,8 -6 8.Sức sinh lời TSCĐ 0,35 0,32 -0,03 -9 9.Sức hao phí TSCĐ 2,84 3,17 0,33 1,2 (Nguồn: Phòng kế toán ) Nhận xét:

Qua bảng trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty trong năm 2012 tăng so với năm 2011, cụ thể:

- Hệ số doanh thu trên VCĐbq: năm 2011 cứ một đồng vốn cố định tham gia vào SXKD trong kỳ tạo ra được 11,5 đồng doanh thu, năm 2012 cứ một đồng vốn cố

định tham gia vào SXKD trong kỳ tạo ra được 12 đồng doanh thu. Hệ suất này tăng nhẹ cho thấy tình hình sử dụng nguồn VCĐ của công ty đang sử dụng tốt nguồn vốn cố định. Công ty cần nâng cao nguồn thu từ việc sử dụng VCĐ để nâng cao hơn trong việc tái sản xuất sau này.

- Hệ số lợi nhuận trên VCĐ: năm 2011 cứ một đồng vốn cố định tham gia vào SXKD trong kỳ tạo ra được 0,33 đồng lợi nhuận, năm 2012 cứ một đồng vốn cố định tham gia vào SXKD trong kỳ tạo ra được 0,03 đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này giảm 9,09% so với năm trước. Công ty cần tìm hiểu nguyên nhân doanh thu tăng nhưng lợi nhuận lại giảm để góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty.

Như chúng ta đã biết, TSCĐ là bộ phận chính của vốn cố định cho nên để đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty ta phải đánh giá các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ.

- Về sức sản xuất của TSCĐ:

Năm 2011 cứ 1 đồng nguyên giá TSCĐ đem lại cho công ty 13,3 đồng doanh thu, còn năm 2012 cứ 1 đồng nguyên giá TSCĐ đem lại cho công ty 12,5 đồng doanh thu. Điều này cho thấy sức sản xuất của TSCĐ của công ty có xu hướng giảm đi, chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ đang xấu đi. DN cần có biện pháp khắc phục. - Về sức sinh lời của TSCĐ:

Một đồng nguyên giá TSCĐ năm 2012 đem lại 0,32 đồng lợi nhuận ít hơn 0,03 đồng so với năm 2011 giảm 9%. Nguyên nhân là do các chi phí tăng lên làm giảm lợi nhuận của công ty làm cho khả năng sinh lợi giảm đáng kể.

- Về sức hao phí TSCĐ:

Sức hao phí TSCĐ là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu sức sinh lời của TSCĐ. Nó cho biết năm 2012 để tạo ra một đồng lợi nhuận thì công ty phải đầu tư 3,17 đồng tăng 0,33

tương ứng 1,2% so với năm 2011. Sức hao phí TSCĐ có xu hướng tăng tức là chi phí cũng tăng lên, điều này ảnh hưởng không tốt tới lợi nhuận của công ty. Vì vậy công ty cần

có biện pháp để tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận (cụ thể là hao phí TSCĐ vì TSCĐ chiếm tỷ trọng khá lớn trong VCĐ của công ty).

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sự dụng vốn tại công ty đầu tư xây dựng và phát kiển kỹ thuật hạ tầng Sơn Vũ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w