Hiến pháp mới có nhiều quy định kế thừa của Hiến pháp 1992, cụ thể:
Thứ nhất, về tên gọi chính thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vẫn đƣợc quy định trong Hiến pháp mới. Tên gọi chính thể này xuất hiện từ Bản Hiến pháp 1980. Điều 1, Hiến pháp 1980 quy định: “nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, vùng trời, vùng biển và các hải đảo” [23, tr.66]. Điều này cũng đƣợc nhắc lại trong Điều 1, Hiến pháp 1992 và bây giờ là tại Điều 1 của bản Hiến pháp mới.Tên gọi chính thể phần nào phản ánh mong muốn chính trị của Đảng, nhà nƣớc, nhân dân ta là xây dựng một chế độ cộng hòa mà ở đó nhân dân là chủ nhân của đất nƣớc, xây dựng một xã hội phồn vinh, ai cũng đƣợc hƣởng tự do, hạnh phúc, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng đƣợc học hành. Muốn đƣợc nhƣ vậy chúng ta phải xây dựng thành công nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa. Nói về con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta có thể thấy rằng đây không phải con đƣờng bằng phẳng mà đầy chông gai, thử thách.
Sự tan rã, sụp đổ của Đông Âu và Liên Xô đã làm cho con đƣờng của nhân loại bỏ qua chủ nghĩa tƣ bản tiến thẳng lên con đƣờng xã hội chủ nghĩa trở nên quanh co, phức tạp hơn bao giờ hết nhƣng không phải vì thế mà nhân loại lại quay về con đƣờng đi qua chủ nghĩa tƣ bản rồi mới tiến lên chủ nghĩa xã hội. Văn kiện đại hội Đảng VII, và văn kiện Đại hội Đảng VIII của Đảng ta đã nhận định nội dung cơ bản của thời đại chúng ta vẫn là sự quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới mà mở đầu là thắng lợi của Cách mạng tháng Mƣời Nga vĩ đại.
thì tại sao nhân dân ta đã lựa chọn con đƣờng xã hội chủ nghĩa rồi, lựa chọn từ Cƣơng lĩnh đầu tiên khi Đảng ra đời cũng nhƣ khẳng định sự lựa chọn vào năm 1954 trên nửa nƣớc, năm 1975 trên cả nƣớc, lại dại dột thay đổi sự lựa chọn của mình để bên trong thì phản lại nguyện vọng cơ bản, sâu xa của nhân dân, bên ngoài thì ngƣợc lại trào lƣu của nhân loại. Nội dung thời đại, xu thể chung của nhân loại đòi hỏi Đảng ta, nhân dân ta không có con đƣờng nào khác, phải tiếp tục kiên định con đƣờng phát triển xã hội chủ nghĩa mà mình đã lựa chọn và bác bỏ con đƣờng tƣ bản chủ nghĩa trƣớc bất cứ hình thù và mầu sắc nào [29, tr.53].
Thứ hai, Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo Đảng trong tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nƣớc. Điều 4, Hiến pháp 1992 quy định:
Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - LêNin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, là lực lƣợng lãnh đạo Nhà nƣớc và xã hội [24, tr.123 - 124].
Trên cơ sở đó Hiến pháp mới tiếp tục quy định vai trò của Đảng cộng sản nhƣ một minh chứng khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng luôn có vị trí quan trọng trong tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nƣớc. Tuy nhiên Hiến pháp này có những điểm mới bổ sung quan trọng cho vai trò lãnh đạo của Đảng, điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn.
Thứ ba, Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc. Nội dung của nguyên tắc này thể hiện: sự kết hợp hài hòa giữa sự chỉ đạo, lãnh đạo tập trung thống nhất của cấp trên, trung ƣơng với việc mở rộng dân chủ cho cấp dƣới, bảo đảm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nƣớc. Cụ thể, Điều 6, Hiến pháp 1992 quy định: “Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ
chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ” [24, tr.124]. Nguyên tắc này lần nữa đƣợc ghi nhận trong Khoản 1 Điều 8, Hiến pháp 2013: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ” [25]. Nội dung nguyên tắc này thể hiện ở hai khía cạnh tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc,
Ở khía cạnh tổ chức Bộ máy nhà nƣớc: Nƣớc ta là nƣớc dân chủ, quyền lực nhà nƣớc tập trung trong tay nhân dân, nhân dân bầu ra các cơ quan đại diện cho quyền và lợi ích của mình, các cơ quan này thay mặt nhân dân thực hiện những chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao và phải chịu sự giám sát của chủ thể quyền lực nhà nƣớc là nhân dân. Khi không làm đƣợc việc thì những ngƣời đảm nhiệm những quyền hạn nhân dân giao phó sẽ bị nhân dân bãi miễn khi không còn sự tín nhiệm của dân. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất – nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nƣớc, cũng là nơi khởi nguồn của các cơ quan nhà nƣớc.Quốc hội có thấm quyền trực tiếp thành lập hoặc gián tiếp thành lập các cơ quan nhà nƣớc khác. Các cơ quan này phải chịu trách nhiệm và báo cáo hoạt động trƣớc cơ quan đã thành lập ra mình đồng thời chịu sự giám sát của cơ quan đó. Các cán bộ, công chức nhà nƣớc phải chịu trách nhiệm trong phần việc mình đƣợc phân công phụ trách.
Ở khía cạnh hoạt động của bộ máy nhà nƣớc: các cơ quan nhà nƣớc trung ƣơng sẽ quyết định những công việc thuộc thẩm quyền của mình, các quyết định này sẽ đƣợc giao cho cơ quan cấp dƣới thực hiện. Cơ quan cấp dƣới có trách nhiệm phục tùng mệnh lệnh của cơ quan nhà nƣớc cấp trên. Tuy nhiên khi đƣa ra quyết định, các cơ quan nhà nƣớc cấp trên cũng phải xem xét ý kiến các cơ quan nhà nƣớc cấp dƣới, xét điều kiện hoàn cảnh địa phƣơng để ra quyết định sao cho phù hợp nhất. Còn các cơ quan cấp dƣới trong quá trình thực hiện sẽ triển khai quyết định của cơ quan cấp trên đúng với nội
dung của quyết định đó nhƣng có sự vận dụng sáng tạo sao cho phù hợp với đặc điểm của cơ quan mình, địa phƣơng nơi mình hoạt động, đảm bảo không trái với chỉ thị, mệnh lệnh cấp trên nhƣng vẫn đảm bảo hiệu quả tốt nhất của công việc đƣợc giao.
Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ có ý nghĩa to lớn trong tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nƣớc. Nó góp phần đảm bảo sự tập trung thống nhất của cơ quan nhà nƣớc cấp trên với việc phát huy tính dân chủ, sáng tạo của cơ quan nhà nƣớc cấp dƣới, hạn chế sự chuyên quyền độc đoán của cơ quan cấp trên, phát huy đƣợc sự sáng tạo của cấp dƣới, đồng thời khi thực hiện nguyên tắc này tạo điều kiện cho nhân dân tham gia đóng góp ý kiến trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Có thực hiện nguyên tắc này mới đảm bảo xóa bỏ tình trạng vô chính phủ, làm việc không có trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức nhà nƣớc bị tha hóa về phẩm chất chính trị, yếu kém về năng lực chuyên môn.
Thứ tư, đảm bảo nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Trong hiến pháp 1992 chƣa có quy định về nhà nƣớc pháp quyền nhƣng quy định thiếu hụt này đã đƣợc bổ sung ngay tại Điều 1 của Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp 1992 năm 2001 của QH khóa X: “nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân” [26, tr.178]. Chế định này một lần nữa đƣợc quy định trang trọng ngay tại khoản 1 Điều 2, Hiến pháp 2013: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” [25]. Đây là một tƣ tƣởng tiến bộ, tƣ tƣởng về xây dựng nhà nƣớc của dân do dân và vì dân - một trong những biểu hiện của nhà nƣớc pháp quyền, đã xuất hiện từ sớm trong tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh, và đƣợc ghi nhận ngay Lời nói đầu trong bản Hiến pháp đầu tiên - Hiến pháp 1946: “thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân” [21, tr.7]. Tuy
nhiên thuật ngữ “nhà nƣớc pháp quyền” bắt đầu xuất hiện trong Báo cáo của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VII về các văn kiện trình Đại hội VIII do đồng chí Đỗ Mƣời, Tổng bí thƣ, trình bày ngày 28-6-1996. Nội dung bản Báo cáo xác định tăng cƣờng khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, xây dựng và hoàn thiện nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó xác định: “nhà nước ta là cột trụ của hệ thống chính trị, là công cụ thực hiện quyền lực nhân dân. Việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước được tiến hành trên cơ sở quán triệt các quan điểm cơ bản” [9, tr.638-639]. Một trong những quan điểm cơ bản đó là “tăng cường pháp chế, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức” [9, tr.639]. Với quan điểm này việc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền đƣợc hiến định trong bản Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001 và tiếp tục đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp mới. Muốn xây dựng thành công nhà nƣớc dân chủ, nhà nƣớc văn minh, tiến bộ phải xây dựng thành công nhà nƣớc pháp quyền. Về bản chất nhà nƣớc pháp quyền khác hẳn các mô hình nhà nƣớc khác trong lịch sử. Nhà nƣớc pháp quyền phải là một nhà nƣớc dân chủ, hoà bình, quyền lực nhà nƣớc thuộc về nhân dân, nhân dân làm chủ cuộc sống của chính mình. Đó cũng là nhà nƣớc phải dựa trên cơ sở của pháp luật, pháp luật thể hiện ý chí của toàn thể nhân dân, có sự kiểm soát và hạn chế quyền lực nhà nƣớc nhằm mục đích bảo vệ lợi ích cho ngƣời dân. Tuy là nhà nƣớc của đa số ngƣời dân nhƣng nhà nƣớc pháp quyền cũng có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của thiểu số, cá nhân, bảo vệ ngƣời yếu. Trong nhà nƣớc này khẳng định tính tối thƣợng của Hiến pháp, mọi tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp.