Vào cuối thập niên 80, 90 tình hình thế giới cũng nhƣ trong nƣớc có những biến động. Chiến tranh lạnh kết thúc, kéo theo sự sụp đổ một loạt các nƣớc Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu khiến Việt Nam và các quốc gia xã hội chủ nghĩa còn lại mất đi chỗ dựa vững chắc. Hơn nữa sau một thời gian thực hiện Hiến pháp 1980, chúng ta vấp phải những khó khăn nhất định, nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp không còn phù hợp với xu hƣớng phát triển của đất nƣớc trong giai đoạn mới. Trƣớc tình thế đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI – năm 1986, Đảng đã nhận ra những sai lầm và trên cơ sở nhận thức đúng đắn về Chủ nghĩa xã hội đã vạch ra những chủ trƣơng, đƣờng lối phát triển đất nƣớc.
Ngày nay với đƣờng lối đổi mới, chúng ta phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trƣờng dƣới sự quản lý của Nhà nƣớc, theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa là chúng ta trở lại đúng quy luật về
con đƣờng xã hội chủ nghĩa ở một nƣớc mà chủ nghĩa tƣ bản chƣa phát triển, chứ hoàn toàn không phải là đang đi chệch hƣớng sang chủ nghĩa tƣ bản nhƣ các nhà tƣ tƣởng phƣơng tây đang rêu rao và những ngƣời thiếu bản lĩnh kiên định đang phân vân [29, tr.490 – 491].
Sau nhiều ngày thảo luận sôi nổi, ngày 15 tháng 4 năm 1992, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp 1992. Đây là bản Hiến pháp của thời kỳ đổi mới, là sản phẩm kết tinh trí tuệ của nhân dân cả nƣớc.
2.4.2. Hình thức chính thể nhà nước
Chính thể của nhà nƣớc ta theo quy định tại Hiến pháp 1992 vẫn là hình thức Cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Đây là sự thể hiện kiên định quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về con đƣờng chính trị mà nhân dân ta đã chọn, khẳng định mục tiêu phấn đấu không đổi là xây dựng cho đƣợc mô hình xã hội chủ nghĩa, cho dù tình hình thế giới cũng nhƣ trong nƣớc giai đoạn này diễn ra rất phức tạp. Bản chất của nhà nƣớc vẫn đƣợc khẳng định là nhà nƣớc của dân nhƣng có sự quy định rõ ràng hơn không chỉ “của nhân dân” mà còn “do nhân dân, vì nhân dân”, đồng thời cũng làm rõ khái niệm “nhân dân” ở đây có “nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp tri thức” [24, tr.23] không quy định chung chung nhƣ trong Hiến pháp 1980.
Quyền lực nhân dân vẫn đƣợc thực hiện thông qua hai hình thức: dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Ở hình thức dân chủ trực tiếp, ngƣời dân thực hiện thông qua quyền bầu cử, quyền ứng cử vào các chức danh trong cơ quan nhà nƣớc, có quyền tham gia quản lý nhà nƣớc và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của Nhà nƣớc và địa phƣơng, kiến nghị với cơ quan nhà nƣớc, biểu quyết khi Nhà nƣớc tổ chức trƣng cầu ý dân… Hình thức dân chủ đại diện, nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua các cơ quan dân cử: QH và HĐND các cấp. Tại Điều 6 bản Hiến pháp này có quy định rõ: “Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và
quan đại diện cho sự kỳ vọng, tâm huyết mà ngƣời dân tin tƣởng gửi gắm tâm tƣ, nguyện vọng của mình thông quan đội ngũ cán bộ, công chức thay mình thực hiện quyền lực nhà nƣớc nhằm mục đích cuối cùng phục vụ cho lợi ích của chính bản thân ngƣời dân. Và do vậy tại Điều 8 quy định rõ:
Các cơ quan nhà nƣớc, cán bộ, viên chức Nhà nƣớc phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng [24, tr.25].
Việc bầu cử diễn ra đảm bảo bốn nguyên tắc: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Đại biểu QH và Đại biểu HĐND các cấp là những ngƣời đại diện cho nhân dân, thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nƣớc, nói một cách khác họ là “nô bộc” của dân, phục vụ cho nhân dân. Do vậy khi họ không còn làm đƣợc việc, không thực hiện đƣợc mục đích đem lại lợi ích cho nhân dân thì họ sẽ bị chính những ngƣời bầu nên họ bãi nhiệm. Mặt khác tại Điều 11, Hiến pháp 1992 quy định nhân dân “thực hiện quyền làm chủ của mình ở cơ sở bằng cách tham gia công việc của Nhà nước và xã hội, có trách nhiệm bảo vệ của công, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giữ gìn an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, tổ chức đời sống công cộng” [24, tr.26], tham gia thảo luận các vấn đề chung của nhà nƣớc, của xã hội, biểu quyết khi nhà nƣớc tổ chức trƣng cầu ý dân, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, kiến nghị với các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền…
Về cơ cấu tổ chức nhà nƣớc vẫn theo nguyên tắc tập quyền, quyền lực nhà nƣớc tập trung vào QH nhƣng có sự phân công phân nhiệm giữa các cơ quan. Quốc hội vẫn đƣợc quy định là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất, là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp. Hội đồng nhà nƣớc đƣợc tách thành hai cơ quan độc lập với chức
năng lập pháp và hành pháp là Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội và Chủ tịch nƣớc. Trong đó chức năng “hoạt động thƣờng xuyên của Quốc hội” đƣợc giao cho Ủy ban thƣờng vụ QH và vai trò thay mặt Nhà nƣớc thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại đƣợc giao cho Chủ tịch nƣớc. Điều này khác hoàn toàn so với quy định về chế định Hội đồng nhà nƣớc trong Hiến pháp 1980 (trong Hiến pháp 1980, Hội đồng nhà nƣớc là cơ quan cao nhất hoạt động thƣờng xuyên của Quốc hội, là chủ tịch tập thể của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Theo đó toàn bộ những chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng Nhà nƣớc đƣợc quy định trong Điều 100 - Hiến pháp 1980 thì trong Hiến pháp 1992 đã đƣợc phân ra cho hai cơ quan cụ thể là Ủy ban thƣờng vụ QH và Chủ tịch nƣớc, mỗi cơ quan đảm nhiệm chức năng, quyền hạn cụ thể phù hợp với vị trí của mình trong tổ chức Bộ máy nhà nƣớc. Chế định Hội đồng bộ trƣởng cũng đổi tên thành Chính phủ. Điều đáng nói ở đây là, nếu trong bản Hiến pháp 1980 luôn đề cao vai trò tập thể lãnh đạo thì sang bản Hiến pháp này có sự tăng cƣờng tính chịu trách nhiệm của các nhân đứng đầu Chính phủ và các thành viên khác trong tổ chức Bộ máy nhà nƣớc. Trƣớc chế định Chủ tịch nƣớc là tập thể lãnh đạo thì nay thay bằng cá nhân lãnh đạo, Điều 101 quy định: “chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại” [24, tr.158]. Đây là chức năng hành pháp tƣợng trƣng. Với những phân tích ở trên chúng ta nhận thấy hình thức chính thể của nhà nƣớc ta có những điểm giống với hình thức chính thể cộng hòa đại nghị. Nhƣng chúng ta cũng có những điểm khác nhất định, điều này làm nên cái riêng cho nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa nói riêng và các nƣớc Xã hội chủ nghĩa nói chung. Nguyên tắc tổ chức quyền lực của nhà nƣớc ta là: quyền lực nhà nƣớc là thống nhất nhƣng có sự phân công, phối hợp giữa ba quyền: lập pháp, hành pháp, tƣ pháp. Việc tổ chức quyền lực nhà nƣớc phải đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Vậy những điểm khác đó là gì?
Thứ nhất, Hiến pháp Việt Nam quy định việc tổ chức quyền lực nhà nƣớc đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, điều này khác ở các nƣớc tƣ bản là đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng giai cấp tƣ sản. Mà Đảng của giai cấp tƣ sản không phải là Đảng của đa số ngƣời dân, điều này rất khác so với Đảng cộng sản Việt Nam - là Đảng của đa số ngƣời dân trong xã hội, mà nòng cốt là liên minh của công nhân - nông dân và tầng lớp tri thức, tầng lớp chiếm đại đa số trong xã hội Việt Nam. Đảng cộng sản Việt Nam có sơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác - lenin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam trong mọi hành động. Đảng đề ra đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách trên cơ sở đó mọi tổ chức, hoạt động của Bộ máy nhà nƣớc phải tuân theo ngay cả vấn đề lập pháp. Đó không phải là sự áp đặt hay “chụp mũ” của Đảng mà thể hiện quan điểm chính trị của Nhà nƣớc ta “Đảng lãnh đạo, Nhà nƣớc quản lý, nhân dân làm chủ”. Suy cho cùng những quan điểm, chủ trƣơng, đƣờng lối đó là ý chí của nhân dân thông qua tổ chức chính trị là Đảng cộng sản trên cơ sở đó Nhà nƣớc tổ chức thực hiện. Thực tế đã chứng minh dƣới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng nhân dân ta đã tiến hành Cách mạng tháng Tám thành công, giải phóng miến Bắc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội và sau này là lãnh đạo nhân dân cả nƣớc tiến hành cách mạng miền Nam, thống nhất nƣớc nhà, hai miền Nam Bắc hòa chung một mối, nhân dân cả nƣớc hồ hời tiến hành xây dựng xã hội chủ nghĩa, xây dựng con ngƣời mới, cuộc sống mới. Ngày nay trong giai đoạn mới Đảng vẫn tiếp tục “lãnh đạo hệ thống chính trị và là một phần của hệ thống ấy” [10, tr.473], cùng nhân dân cả nƣớc xây dựng một nƣớc Việt Nam hòa bình, thống nhất, ngƣời dân ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng đƣợc học hành. Tuy nhiên trong quá trình lãnh đạo đôi lúc Đảng cũng mắc những sai lầm nhất định nhƣng Đảng đã nhận ra và khắc phục sai lầm, khuyết điểm đấy, Đảng đã tiến hành đổi mới và gặt hái đƣợc những thành
công nhất là sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI. Vai trò to lớn của Đảng là không thể phủ nhận, do vậy việc ghi nhận vai trò đó của Đảng đã trở thành nguyên tắc hiến định, đƣợc cụ thể hóa tại Điều 4, Hiến pháp 1980:
Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mƣu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, đƣợc vũ trang bằng học thuyết Mac - Lenin, là lực lƣợng duy nhất lãnh đạo nhà nƣớc, lãnh đạo xã hội; là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng tồn tại và phấn đấu vì lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam [23, tr.67-68].
và Điều 4, Hiến pháp 1992:
Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lenin và tƣ tƣởng Hồ chí Minh, là lực lƣợng lãnh đạo Nhà nƣớc và xã hội [24, tr.23-124].
Việc quy định vai trò của Đảng trong Hiến pháp là một điều rất khác biệt của Hiến pháp Việt Nam so với Hiến pháp của các quốc gia khác cũng có Đảng lãnh đạo. Điều này khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của Đảng đƣợc toàn thể nhân dân Việt Nam thừa nhận.
Thứ hai, việc tổ chức quyền lực nhà nƣớc không theo nguyên tắc phân quyền nhƣ nhiều chính thể của các nhà nƣớc khác mà theo nguyên tắc là quyền lực nhà nƣớc là thống nhất nhƣng có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc trong việc thực hiện các quyền hành pháp, tƣ pháp, lập pháp.
Nguyên tắc quyền lực nhà nƣớc thống nhất thể hiện quyền lực nằm trong tay một chủ thể cụ thể, nhƣng có sự phân công một cách hợp lý, đồng thời có sự phối kết hợp trong việc thức hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp một cách có hiệu quả và khoa học. Nhân dân là chủ thể của quyền lực
nhà nƣớc, quyền lực nhà nƣớc là của dân, thuộc về dân. Đại diện cho chủ thể này là QH - cơ quan thâu tóm quyền lực của nhà nƣớc, các cơ quan nhà nƣớc khác đƣợc hình thành trực tiếp thông qua QH. Lý do để giải thích QH là cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất đó là QH là cơ quan duy nhất trong bộ máy nhà nƣớc do nhân dân cả nƣớc bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nƣớc. Hiến pháp - đạo luật cơ bản của nhà nƣớc do QH ban hành, đây là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp. Việc quy định nhƣ vậy là hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ cơ quan đại diện cho nhân dân cả nƣớc cũng phải là cơ quan ban hành ra văn bản pháp quy thể hiện ý chí của nhân dân cả nƣớc phù hợp với nguyện vọng của toàn thể nhân dân và có sự tự nguyện thực hiện theo của nhân dân cả nƣớc. Có nhƣ vậy văn bản pháp quy đó mới dễ dàng thực hiện đƣợc trong cuộc sống, đảm bảo mọi hoạt động xã hội luôn diễn ra trong khuôn khổ nhất định, có nhƣ vậy nền kinh tế mới phát triển, xã hội ổn định ngƣời dân mới có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Thứ ba, Chính thể Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khác với mô hình tổ chức nhà nƣớc của chủ nghĩa tƣ bản, là đƣợc xây dựng, tổ chức, hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Tập trung ở đây đƣợc hiểu là quyền lực nhà nƣớc có sự tập trung trong tay cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất, mọi cơ quan khác phải chịu sự phân công nhiệm vụ từ cơ quan đó và có trách nhiệm báo cáo hoạt động.
Bản chất của nguyên tắc tập trung dân chủ thể hiện sự thống nhất biện chứng giữa chế độ tập trung lợi ích của Nhà nƣớc, sự trực thuộc phục tùng của các cơ quan nhà nƣớc cấp dƣới với các cơ quan nhà nƣớc cấp trên và chế độ dân chủ tạo điều kiện cho việc phát triển sáng tạo, chủ động và quyền tự quản của các cơ quan nhà nƣớc cấp dƣới. Trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc, nguyên tắc tập trung dân chủ thể hiện ở nhiều lĩnh vực, nhƣng tập trung cao nhất là cách tổ chức và phân công quyền lực giữa các cơ quan
cấp cao của Nhà nƣớc, ở sự phân công giữa chính quyền trung ƣơng và địa phƣơng, ở chế độ giao quyền tự chịu trách nhiệm về sản xuất kinh doanh giữa cơ quan nhà nƣớc với tổ chức kinh tế quốc doanh trực thuộc. Nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nƣớc thƣờng đƣợc thể hiện ở các mặt sau đây: các cơ quan nhà nƣớc đƣợc thành lập bằng bầu cử, bằng bổ nhiệm; trong hoạt động các cơ quan nhà nƣớc thực hiện chế độ bàn bạc tập thể, các nhân chịu trách nhiệm về phần việc đƣợc phân công theo chế độ thủ trƣởng; quyết định của các cơ quan nhà nƣớc cấp trên buộc các cơ quan nhà nƣớc cấp dƣới phải thi hành; khi ra quyết định, các cơ quan nhà nƣớc cấp trên phải tính đến lợi ích của cơ quan nhà nƣớc cấp dƣới; trong phạm vi quyền hạn của mình các cơ quan nhà nƣớc đƣợc quyền quyết định, không có sự can thiệp vào công việc thuộc phạm vi quyền hạn của các cơ quan nhà nƣớc cấp dƣới [6, tr.62].
Thứ tư, nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân, có mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa. Giai cấp công nhân ở Việt Nam ngày càng đƣợc củng cố về số lƣợng, chất lƣợng, tính kỷ luật ngày càng cao, tính cách mạng triệt để, tính tập thể cao nên ngày càng chiếm vị trí chủ chốt trong xã hội. Đảng do giai cấp công nhân khởi xƣớng, ở đó nông dân, tầng lớp tri thức luôn tìm thấy lợi ích của mình, do vậy giai cấp nông dân