Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra trang sử mới cho nƣớc nhà, từ đây dân ta làm chủ dân ta và tại cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên, nhân dân Việt Nam đã bầu ra QH. Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên. Hiến pháp 1946 đã ghi nhận những “thắng lợi to lớn của nhân dân ta, nêu cao ý chí của toàn thể dân tộc kiên quyết giữ gìn nền độc lập và thống nhất của tổ quốc bảo vệ tự do và quyền lợi dân chủ của nhân dân” [22, tr.25]. Nhƣng tình hình đất
nƣớc giai đoạn này có nhiều biến chuyển mới, phức tạp. Đế quốc Pháp đƣợc sự giúp đỡ của đế quốc Mỹ lại gây chiến tranh xâm lƣợc hòng biến nƣớc ta thành thuộc địa lần nữa. Trƣớc tình thế đó dƣới sự lãnh đạo của Đảng lao động Việt Nam, lại thêm sự ủng hộ nhiệt tình ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên đánh đổ quân xâm lƣợc, giành lại độc lập cho nƣớc nhà. Chiến thắng Điện biên phủ là mốc son lịch sử đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn chế độ cai trị thực dân mà Pháp đã thiết lập lại trên đất nƣớc ta. Miền Bắc đƣợc hoàn toàn giải phóng nhƣng miền Nam vẫn chịu sự thống trị của thực dân, phong kiến. Hoàn cảnh cách mạng đó đòi hỏi chúng ta phải tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và thực hiện đấu tranh thống nhất nƣớc nhà. Hiến pháp 1959 đƣợc ra đời thay cho bản Hiến pháp 1946 nhằm thực hiện sứ mệnh của mình trong tình hình mới.
2.2.2. Hình thức chính thể nhà nước
Sang Hiến pháp 1959, tên gọi của chính thể nhà nƣớc vẫn là Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhƣng có nhiều điểm khác so với chính thể trong Hiến pháp 1946. Cụ thể: nếu nhƣ trong Hiến pháp 1946, Chủ tịch nƣớc là một chế định nằm trong cơ cấu của Chính phủ thì đến Hiến pháp 1959 Chủ tịch nƣớc đƣợc tách ra một chế định riêng không nằm trong Chính phủ nữa, nhƣ vậy Chủ tịch nƣớc không còn là ngƣời trực tiếp điều hành cơ quan hành pháp. Điều 61, Hiến pháp 1959 quy định: “Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là người thay mặt cho nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về mặt đối nội và dối ngoại” [22, tr.45], chính thức hóa các quyết định của Quốc hội, Ủy ban thƣờng vụ quốc hội hoặc Hội đồng chính phủ, Điều 63 Hiến pháp 1959 quy định:
Chủ tịch nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa căn cứ vào quyết định của QH hoặc Ủy ban thƣờng vụ QH mà công bố pháp luật, pháp lệnh; bổ nhiệm, bãi miễn Thủ tƣớng và các thành viên khác của Hội đồng chính phủ; bổ nhiệm, bãi miễn Phó Chủ tịch và các
thành viên khác của Hội đồng quốc phòng; công bố lệnh đại xá và lệnh đặc xá; tặng thƣởng huân chƣơng và danh hiệu vinh dự của Nhà nƣớc; tuyên bố tình trạng chiến tranh; công bố lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố lệnh giới nghiêm [22, tr.45]. Ngoài ra quy định Chủ tịch nƣớc không phải chịu một trách nhiệm nào ngoài tội phản bội tổ quốc đƣợc quy định trong Hiến pháp 1946 thì đã đƣợc bãi bỏ ở Hiến pháp 1959. Rõ ràng chủ tịch nƣớc trong Hiến pháp 1959 không còn những thẩm quyền rộng rãi nhƣ trƣớc nữa mà có phần nghiêng về chức năng tƣợng trƣng cho sự bền vững, thống nhất của dân tộc nhƣ chế định Nguyên thủ quốc gia ở các nƣớc theo hình thức chính thể cộng hòa đại nghị và quân chủ đại nghị. Tuy nhiên:
Chính thể Việt Nam dân chủ cộng hòa khác với chính thể cộng hòa đại nghị ở chỗ việc tổ chức quyền lực nhà nƣớc đƣợc đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam (hiện nay là Đảng cộng sản Việt Nam). Sự lãnh đạo này đƣợc nêu rõ trong “Lời nói đầu” của Hiến pháp. Mục đích của nhà nƣớc Việt Nam Dân chủ cộng hòa là xây dựng chủ nghĩa xã hội [6, tr.149].
Ngoài ra quy định về bầu Chủ tịch nƣớc ở Hiến pháp 1959 có điểm khác so với Hiến pháp 1946. Cụ thể, nếu Hiến pháp 1946 quy định Chủ tịch nƣớc đƣợc chọn ra trong Nghị viện nhân dân và phải đƣợc hai phần ba tổng số Nghị viên bỏ phiếu thuận (Điều 45) thì sang Hiến pháp 1959 quy định này đã mở rộng hơn ngoài việc Chủ tịch nƣớc đƣợc Quốc hội bầu ra thì Chủ tịch nƣớc cũng có thể là công dân Việt Nam từ 35 tuổi trở lên có quyền ứng cử. Quy định này thể hiện tính dân chủ trong tổ chức Bộ máy nhà nƣớc tạo điều kiện những công dân Việt Nam từ 35 tuổi trở nên nếu đủ năng lực, phẩm chất đạo đức cũng có thể đƣợc bầu làm Chủ tịch nƣớc mà không nhất thiết phải là Đại biểu quốc hội nhƣ quy định tại Hiến pháp 1949.
Quốc hội trong Hiến pháp 1959 vẫn đƣợc khẳng định là cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất. Ở Điều 44 của Hiến pháp này đã quy đinh rõ: “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” [22, tr.38-39]. Đây là điểm mới so với Hiến pháp 1946, Điều 23 Hiến pháp 1946 chỉ quy định chung chung là: “Nghị viện nhân dân… đặt ra các pháp luật” [21, tr.12]. Các quyền hạn cụ thể của Quốc hội giống nhƣ quy định trong Hiến pháp 1946. Việc trƣng cầu ý dân trong Hiến pháp này giao cho Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội đƣợc quy định tại Điều 53 nhƣng không quy định cụ thể nhƣ Hiến pháp 1946.
Còn chế định Hội đồng Chính phủ trong Hiến pháp 1959 đƣợc quy định rõ hơn tại Điều 71: “Hội đồng Chính phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” [22, tr.47-48]. Hội đồng Chính phủ vẫn đƣợc thành lập trên cơ sở của QH và chịu trách nhiệm trƣớc QH. Trong Hội đồng Chính phủ không còn chức danh Chủ tịch nƣớc nữa. Thủ tƣớng là ngƣời đứng đầu Hội đồng chính phủ, chủ tọa phiên họp Hội đồng và lãnh đạo công tác của Hội đồng. các Bộ trƣởng giúp việc chịu trách nhiệm lãnh đạo công tác của ngành mình dƣới sự lãnh đạo thống nhất của Hội đồng bộ trƣởng. Thủ tƣớng trong chính thể này vẫn do Quốc hội cử ra theo đề nghị của Chủ tịch nƣớc.
Nhƣ vậy chính thể nhà nƣớc trong hai bản Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959 là chính thể dân chủ cộng hòa. Bộ máy nhà nƣớc đƣợc xây dựng nhằm củng cố thắng lợi mà nhân dân ta đã đạt đƣợc trong Cách mạng tháng Tám và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tiến tới thống nhất nƣớc nhà.
2.3. Hình thức chính thể nhà nước trong Hiến pháp năm 1980
2.3.1. Hoàn cảnh ra đời Hiến pháp năm 1980
vẹn trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Sau ba mươi năm chiến đấu gian khổ, miền Nam, thành đồng Tổ quốc, được hoàn toàn giải phóng” [23, tr.62]. Nhân dân Việt Nam hồ hởi xây dựng đất nƣớc trong giai đoạn mới. Trong thời gian này nhân dân ta lại phải đối đầu với bọn cƣờng quyền Trung Quốc xâm lƣợc ở biên giới phía bắc và bè lũ tay sai của chúng ở Campuchia trong cuộc chiến biên giới ở Tây - Nam. Bằng sự chiến đấu ngoan cƣờng cùng lòng yêu nƣớc nồng nàn
Cách mạng Việt Nam liên tiếp giành đƣợc thắng lợi to lớn là do Đảng cộng sản Việt Nam vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lenin, vạch ra đƣờng lối đúng đắn để lãnh đạo cách mạng nƣớc ta; giƣơng cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, củng cố liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo… [23, tr.64]. Với chiến thắng mùa xuân năm 1975 lịch sử nhân dân ta đã hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nƣớc. Đất nƣớc từ đây đã hoàn toàn độc lập, cả nƣớc tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Ngày 25/5/1976, cử tri cả nƣớc tiến hành bỏ phiếu bầu cử QH Khóa VI, với 492 vị đại biểu. Từ ngày 25/6 đến ngày 3/7/1976 Quốc hội tiến hành Kỳ họp thứ nhất, tại Kỳ họp này QH đã quyết định đổi tên nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa thành nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tổ chức và hoạt động của nhà nƣớc dựa trên cơ sở Hiến pháp 1959 của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa, cũng tại Kỳ họp này QH đã quyết định sửa đổi Hiến pháp năm 1959 và thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Sau hơn 4 năm chuẩn bị, ngày 18/12/1980, tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội Khóa VI đã biểu quyết thông qua Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980. Bản Hiến pháp này ra đời trong hoàn cảnh nhân dân hồ hởi sau đại thắng mùa xuân năm 1975 nên có những nội dung không tránh khỏi những hạn chế, nhƣợc điểm.
2.3.2. Hình thức chính thể nhà nước
Hình thức chính thể nhà nƣớc trong Hiến pháp 1980 đƣợc khẳng định tại Điều 2 là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa, khẳng định bản chất của nhà nƣớc là “nhà nước chuyên chính vô sản” [23, tr.67]. Quyền lực nhà nƣớc thuộc về nhân dân vẫn đƣợc khẳng định rõ nét. Tại Điều 6, Hiến pháp 1980:
Nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nƣớc thông qua QH và HĐND các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trƣớc nhân dân [23, tr.68-69] và công dân có quyền tham gia quản lý công việc của Nhà nƣớc và của xã hội [23, Điều 56].
Quyền lực chính trị của nhân dân vẫn đƣợc thực hiện theo hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp nhƣ đã quy định trong hai bản Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959. Ở thời kỳ này, Nhà nƣớc phát triển hai loại hình sở hữu cơ bản là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Quốc hội vẫn là cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất, có quyền lập hiến, lập pháp. Trong bản Hiến pháp này Hội đồng Bộ trƣởng (tức Chính phủ) do QH bầu ra, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trƣớc QH.
Điểm khác biệt trong Hiến pháp 1980, nếu trong hai bản Hiến pháp trƣớc, chế định Nguyên thủ quốc gia do cá nhân đảm nhiệm thì ở bản Hiến văn này, nguyên thủ quốc gia là Hội đồng nhà nƣớc, là cơ chế tập thể lãnh đạo. Điều 98 quy định: “Hội đồng nhà nước là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội, là chủ tịch tập thể của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [23, tr.99]. Và Hội đồng nhà nƣớc đƣợc QH bầu ra và chịu trách nhiệm báo cáo trƣớc QH (trong Hiến pháp 1946 thì Ban thƣờng vụ và hiến pháp 1959 là Ủy ban thƣờng vụ QH là cơ quan thƣờng trực của QH nhƣng ở Hiến pháp 1980 thì cơ quan thƣờng trực QH lại là Hội đồng nhà nƣớc). Hội đồng nhà nƣớc trong bản Hiến pháp 1980 thực hiện đồng thời hai
chức năng: thứ nhất với vai trò là cơ quan thƣờng trực của Quốc hội, thực hiện các nhiệm vụ của một Ủy ban thƣờng trực nhƣ: tuyên bố và chủ trì việc bầu cử đại biểu quốc hội, triệu tập các kỳ họp của quốc hội, ra pháp lệnh, trƣng cầu ý kiến nhân dân…; thứ hai, với vai trò là Chủ tịch tập thể: bổ nhiệm, miễn nhiệm và triệu hồi các đại diện toàn quyền ngoại giao của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyết định hàm và cấp quân sự, ngoại giao và những hàm và cấp khác, quyết định đặc xá…
Nhƣ vậy Hiến pháp 1980 nhấn mạnh bản chất nhà nƣớc là chuyên chính vô sản và nguyên tắc làm chủ tập thể: Hội đồng Bộ trƣởng là cơ quan chấp hành, cơ quan hành chính do tập thể hội đồng lãnh đạo gồm: chủ tịch Hội đồng, các phó chủ tịch Hội đồng, các Bộ trƣởng và chủ nhiệm Ủy ban Nhà nƣớc; còn Hội đồng nhà nƣớc là chủ tịch tập thể.
Chính đây là sự biểu hiện hiến định của nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách - nguyên tắc phổ biến của các nƣớc xã hội chủ nghĩa trƣớc đây. Những quy định của Hiến pháp đã đáp ứng các nhu cầu và nhiệm vụ của xây dựng chế độ làm chủ tập thể và một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao và bao cấp [2, tr.246]. Về vai trò lãnh đạo của Đảng, nếu nhƣ trong Hiến pháp 1959, sự lãnh đạo của Đảng mới dừng lại ở nội dung đƣợc nhắc đến trong Lời nói đầu:
Dƣới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Lao động Việt Nam, Chính phủ nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà và Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân ta đoàn kết rộng rãi trong Mặt trận dân tộc thống nhất, nhất định sẽ dành đƣợc thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và thực hiện thống nhất nƣớc nhà [ 22, tr.28]. Đến Hiến pháp 1980 lần đầu tiên vai trò lãnh đạo của Đảng đã đƣợc quy định một cách cụ thể và mạnh mẽ tại Điều 4, Hiến pháp 1980: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của
giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang bằng học thuyết Mác - Lenin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội, là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam” [23, tr.67-68].
Tuy nhiên, khi đất nƣớc rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế, nền kinh tế tập trung bao cấp trở thành sự kìm hãm phát triển xuất phát từ tƣ tƣởng chủ quan, nóng vội, duy ý chí. Chức năng của các cơ quan nhà nƣớc trở nên chồng chéo, nguyên tắc “đảng lãnh đạo, nhà nƣớc quản lý” không rõ ràng dẫn đến tình trạng chức năng của Đảng trong một số lĩnh vực “lấn sân” làm thay chức năng của Nhà nƣớc. Trƣớc tình trạng đó Đảng chủ trƣơng đề ra đƣờng lối đổi mới đƣa đất nƣớc thoát khỏi thời kỳ khủng hoảng. Theo đó Quốc hội tiến hành sửa đổi Hiến pháp 1980 để đáp ứng yêu cầu và tình hình mới, Hiến pháp 1992 ra đời.
2.4. Hình thức chính thể nhà nước trong Hiến pháp năm 1992
2.4.1. Hoàn cảnh ra đời của Hiến pháp năm 1992
Vào cuối thập niên 80, 90 tình hình thế giới cũng nhƣ trong nƣớc có những biến động. Chiến tranh lạnh kết thúc, kéo theo sự sụp đổ một loạt các nƣớc Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu khiến Việt Nam và các quốc gia xã hội chủ nghĩa còn lại mất đi chỗ dựa vững chắc. Hơn nữa sau một thời gian thực hiện Hiến pháp 1980, chúng ta vấp phải những khó khăn nhất định, nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp không còn phù hợp với xu hƣớng phát triển của đất nƣớc trong giai đoạn mới. Trƣớc tình thế đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI – năm 1986, Đảng đã nhận ra những sai lầm và trên cơ sở nhận thức đúng đắn về Chủ nghĩa xã hội đã vạch ra những chủ trƣơng, đƣờng lối phát triển đất nƣớc.
Ngày nay với đƣờng lối đổi mới, chúng ta phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trƣờng dƣới sự quản lý của Nhà nƣớc, theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa là chúng ta trở lại đúng quy luật về
con đƣờng xã hội chủ nghĩa ở một nƣớc mà chủ nghĩa tƣ bản chƣa phát triển, chứ hoàn toàn không phải là đang đi chệch hƣớng sang chủ nghĩa tƣ bản nhƣ các nhà tƣ tƣởng phƣơng tây đang rêu rao và những ngƣời thiếu bản lĩnh kiên định đang phân vân [29, tr.490 – 491].
Sau nhiều ngày thảo luận sôi nổi, ngày 15 tháng 4 năm 1992, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp 1992. Đây là bản Hiến pháp của thời kỳ đổi mới, là sản phẩm kết tinh trí tuệ của nhân dân cả nƣớc.
2.4.2. Hình thức chính thể nhà nước
Chính thể của nhà nƣớc ta theo quy định tại Hiến pháp 1992 vẫn là