Chính sách đất đai, phát triển cơ sở hạ tầng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM (Trang 36 - 37)

Trong các chính sách hiện hành, có nhiều chính sách liên quan trực tiếp đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong đó có chính sách đất đai, phát triển cơ sở hạ tầng, chính sách thương mại... Dưới đây là một số nét về chính sách đất đai và phát triển cơ sở hạ tầng.

Chính sách đất đai còn nhiều điểm chưa rõ ràng, việc quy định không được sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích (thậm chí cả việc dùng đất nông nghiệp để xây dựng các cơ sở công nghiệp) là chưa thoả đáng, không khuyến khích sử dụng đất có hiệu quả hơn.

Vì vậy, cần nghiên cứu để mở rộng quyền cho các cấp chính quyền địa phương trong việc quản lý đất cho thuê và cấp đất. Kết quả điều tra cho thấy: 63,2% số ý kiến đánh giá đất và mặt bằng sản xuất bình thường. Nhưng thực tế, khi tiến hành điều tra sâu cho thấy, chính sách đất đai được đánh giá là khó

khăn nhất trong các vấn đề liên quan tới đất đai (khả năng mở rộng mặt bằng, chính sách đất đai, giá đất...)

Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế. Trong điều kiện kinh tế còn khó khăn như ở Việt Nam (tích luỹ kinh tế trong nền kinh tế quá thấp...) không thể chỉ trông đợi vào ngân sách Nhà nước. Điều quan trọng là phải phát huy được sức mạnh tổng hợp: Nhà nước và nhân dân cùng làm, trên cơ sở phát huy nguồn vốn của Nhà nước, sức và vốn của nhân dân, có sự đóng góp của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Mô hình này đã phát huy hiệu quả cao ở nhiều địa phương trong cả nước. Kết quả điều tra cho thấy, giao thông kém được coi là khó khăn nhất trong các yếu tố về cơ sở hạ tầng.

Có thể nói, đầu tư vào cơ sở hạ tầng là một trong những hướng hỗ trợ trực tiếp và chủ yếu của Nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là hướng mà Nhà nước cần phát huy nhiều hơn nữa trong tương lai.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w