Hình 3.29. Ảnh AFM của màng SZO (2%) theo độ dày khác nhau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng quang xúc tác của ZnO pha tạp SnO2 (Trang 73)

Mẫu 46 (1489A0): Màng quá mỏng nên lượng vi tinh thể không nhiều điều này phù hợp với kết quả nhiễu xạ Xray nói trên, độ gồ ghề bề mặt thấp.

Mẫu 8 (2471A0): Hình thái bề mặt màng khá đồng đều, kích thước hạt nhỏ do đó diện tích bề mặt hiệu dụng lớn nên khả năng quang xúc tác tốt.

Mẫu 45(5084A0): Hình thái bề mặt không đồng đều, thời gian phún xạ lâu nên hạt xếp chặt hơn và hình thành những khối có kích thước lớn, diện tích bề mặt hiệu dụng giảm đi, màng có khả năng xúc tác kém đi.

Tiến hành đo phổ hấp thu của dung dịch MB 1ppm không chứa màng và dung dịch MB 1ppm chứa màng SZO 2% (25 phút phún xạ) theo thời gian chiếu UV bằng máy đo phổ truyền qua UVis. Kết quả thu được như hình 3.30 và hình 3.31.

Mẫu 45 (5084A0).

Hình 3.30. Phổ hấp thu của ddMB 1ppm theo thời gian chiếu UV.

Hình 3.31. Phổ hấp thu của ddMB 1ppm chứa SZO 2% theo thời gian chiếu UV.

Theo hình 3.30 khi không có màng, ta thấy đỉnh hấp thu cực đại ban đầu của dung dịch MB là ở bước sóng 662 nm, sau thời gian 150 phút chiếu UV thì ta vẫn còn thấy khá rõ đỉnh hấp thu cực đại này.

Theo hình 3.31, khi có màng SZO 2%, ta thấy đỉnh hấp thu cực đại 662 nm ban đầu sau 150 phút chiếu UV đã biến mất.

Như vậy, sau 150 phút chiếu UV tới dung dịch MB chứa màng SZO 2%, ta thấy rằng chúng đã làm phân hủy mạnh dung dịch MB. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả quang xúc tác trình bày ở hình 3.26 bên trên.

3.4.5 Khảo sát tính năng siêu thấm ướt của màng SZO (2%)

Sau khi khảo sát các điều kiện phún xạ, ta thấy màng SZO (2%) cho điều kiện quang xúc tác tốt nhất ở các thông số là:

o Nồng độ pha tạp: 2% o Công suất phún xạ: 50W

o Thời gian phún xạ: t = 25 phút.

o Khoảng cách bia đế: h = 3,5 cm x 3,5 cm.

Tiến hành đo khả năng thấm ướt. Màng được chiếu sau khoảng thời gian 360 phút, sau đó đem thử tính năng siêu ưa nước bằng cách thử nhỏ giọt nước hình cầu lên bề mặt màng, sau đó chụp lại bằng máy chụp hình Samsung ES17p. Góc tiếp xúc được đo bằng phần mềm chuyên dụng Fta32 video 2.1.

Hình 3.32. Kết quả đo thấm ướt của màng SZO (2%).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng quang xúc tác của ZnO pha tạp SnO2 (Trang 73)