2. 8.1.Phân tích:
Tình hình cho vay và nợ quá hạn:
Đơn vị tính: tỷ đồng
Ch ỉ tiêu 2002 2003 2004 qu ý 1 / 2005
Dư nợ cho vay 516 575 695 185
Nợ quá hạn 2 1,8 1,5 0,57
Nợ khó đòi 0,017 0,013 0,014 0,014
Tỉ lệ nợ khó
đòi / nợ quá hạn 0,0085 0,0072 0,0093 # Tỉ lệ nợ quá hạn
Dựa vào bảng số liệu trên tài sản thấy tình hình nợ quá hạn của ngân hàng diễn ra rất tốt. Mức nợ quá hạn giảm dần qua các năm. Từ 2 tỷ đồng năm 2002 xuống còn 1,8 tỷ năm 2003 rồi giảm còn 1,5 tỷ năm 2004 trong khi mức dư nợ cho vay tăng đều qua các năm.
Trong năm 2003, mức dư nợ cho vay tăng 11,44% so với năm 2002 với mức tăng trưởng 59 tỷ đồng. Bên cạnh đó nợ quá hạn đã giảm 0,2 tỷ đồng so với năm 2002, ứng với tỷ lệ giảm 10%.
Trong năm 2004, mức dư nợ cho vay tăng 20,87% so với năm 2003 với mức tăng trưởng 120 tỷ đồng. Bên cạnh đó nợ quá hạn đã giảm 0,3 tỷ đồng so với năm 2003, ứng với tỷ lệ giảm 6%. Đây cũng là một dấu hiệu tốt.
Tỉ lệ nợ khó đòi / nợ quá hạn tính tới cuối năm 2004 là 0,0093 (0,93%). Trên phương diện một ngân hàng thì nguyên tắc hoạy động là luôn cố gắng để đưa tỉ lệ này tiến tới 0%. Vì thế tâm lý người cho vay (ngân hàng) luôn muốn thu hồi lại số vốn mình đã cho vay ( có thể thấy rõ vấn đề này thông qua quá trình xét duyệt cho vay của ngân hàng ). Tuy nhiên với tâm lí của người đi vay thì họ sẽ hành động theo phương cách nào có lợi cho họ kể cả từ chối hoàn trả khoản nợ đã vay nếu có thể. Nếu xảy ra trường hợp vào thời điểm phải hoàn trả lại vốn vay mà chủ thể đi vay không có khả năng trả nợ, và đồng thời tài sản mà họ đem thế chấp cho ngân hàng cũng giảm giá trị trên thị trường, hay chính vào thời điểm này họ cũng đang là chủ nợ của một món nợ khó đòi khác (trường hợp này tồn tại rất nhiều) thì đây rõ ràng là một rủi ro về khả năng không thu hồi lại được vốn của ngân hàng. Nếu như trường hợp này xảy ra thì nó hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát cua ngân hàng , và cũng không phải do nguyên nhân yếu kém về năng lực của cán bộ ngân hàng . Thông số đã được ngân hàng tổng kết vào cuối năm 2004 về tỉ lệ nợ khó đòi / nợ quá hạn là 0,0093 ( 0,93 %) dù đã không thể hieän được mong muốn của ngân hàng nói chung nhưng nếu đem so với tình hình chung của các ngân hàng thì đây hoàn toàn là một tỉ lệ rất thấp và hoàn toàn có thể chấp nhân được.
“Tính đến cuối tháng 9/2004 số nợ vốn vay xây dựng cơ bản thuộc 5 ngân hàng thương mại nhà nước đối với các đơn vị thi công khoảng 24.500 tỷ đồng,
575-516 516
695-575 575
trong đó nợ quá hạn là 1.344 tỷ đồng . Đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam, đến cuối năm 2004, tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ cho vay đã giảm xuống mức 4%. Tính theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế IAS thì tỷ lệ nợ xấu thực tế của các ngân hàng thương mại quốc doanh dao động ở mức 40% tổng dư nợ, gấp 8 lần tiêu chuẩn an toàn cho phép, trong đó 58% là nợ quá hạn không có khả năng thu hồi.”
Một yếu tố cũng rất quan trọng cần phải tính đến khi phân tích nợ quá hạn là tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay. Tỷ lệ này qua 3 năm đều ở mức rất thấp so với tỷ lệ cho phép là 5%. Có thể thấy rằng tình hình nợ quá hạn của ngân hàng rất an toàn. Hoạt động tín dụng an toàn và hiệu quả.
Tỷ lệ nợ quá hạn thấp góp phần làm cho tình hình tài chính của ACB-SG thêm lành mạnh. Làm được điều này là do ACB có cơ chế xét cấp tín dụng chặt chẽ, phán quyết cho vay dựa trên sự thống nhất phê chuẩn của Hội đồng tín dụng. Giữa các khâu thẩm định, đánh giá, xét duyệt trong quy trình tín dụng có sự độc lập và khách quan. Công tác đánh giá tín dụng thường xuyên được thực hiện nhằm giám sát, dự báo rủi ro tín dụng để có các biện pháp ngăn ngừa hoặc xử lý kịp thời.
Kết quả đạt được trong năm 2004 cua ngân hàng ACB Sài Gòn càng đáng được trân trọng hơn, khi nền kinh tế Việt Nam trong năm qua bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á làm cho giảm phát mạnh. Vốn của các ngân hàng bị ứ đọng mạnh, nợ quá hạn tăng lên quá cao. Đặc biệt là sau vụ dân chúng đổ xô đi rút tiền tại ngân hàng Á Châu do nguồn tin đồn thất thiệt đã làm cho ngân hàng Á Châu gặp rất nhiều khó khăn. Đây tưởng chừng như đã là điều không thể vượt qua đối với một ngân hàng thương mại cổ phần, thế nhưng ACB đã vượt qua và đứng vững trước khó khăn này. Có thể nói ACB đã tích cực góp phần nâng cao hiệu quả của ngân hàng và thúc đẩy sản xuất kinh doanh trên địa bàn phát triển. Điều này không những đem lại nguồn lợi tài chính mà còn tạo ra tác động tích cực đến sự phát triển của xã hội.