Trả nợ gốc và lãi đúng hạn là nguyên tắc gắn liền với bản chất của hệ thống tín dụng. Khi nguyên tắc hoàn trả của tín dụng bị vi phạm thì quan hệ tín dụng sẽ không có lí do gì để tồn tại. Tài sản thế chấp là bất động sản, là điểm mấu chốt của họat động sản xuất kinh doanh của tổ chức kinh tế. Nếu NH xử lí bằng cách xiết nợ tài sản để phát mại thì quy mô sản xuất kinh doanh của con nợ bị thu hẹp ,thậm chí ngừng họat động và có thể sẽ phá sản, kéo theo nhiều hậu quả kinh tế xã hội khác. Vì thế, xiết nợ tài sản thế chấp để phát mãi thu nợ là biện pháp bất đắc dĩ mà NH buộc phải làm để không mất vốn ho vay. Về phía ngân hàng thì xiết nợ để phát mại TS thế chấp chẳng khác gì đoạn tuyệt
với khách hàng không may của mình, ngân hàng chỉ thực hiện sau khi đã thẩm định, phân tích khả năng tồn tại để sản xuất kinh doanh của đơn vị vay. Nếu sản phẩm, dịch vụ của đơn vị vẫn được thị trường chấp hành thì đơn vị nên tiếp tục gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ .
Trong thời gian qua, việc xử lý tài sản bằng hình thức phát mại được thực hiện rất chậm chạp. Những nam 1997-1998 & đầu năm 1999 là thời gian các ngân hàng tồn đọng nợ quá hạn nhiều nhất thì tỉ lệ phát mại thu hồi vốn chỉ đạt từ 3 đến 5% số nợ quá hạn có TS bảo đảm.
Với biện pháp đưa ra trung tâm bán đấu giá, khó khăn đầu tiên mà NH gặp phải là nếu trong trường hợp đồng thế chấp, người đi vay đã cam kết với NH là nếu không trả được nợ thì đồng ý để NH phát mại tài sản, trong hợp đồng cũng ghi nhận giá trị tài sản đảm bảo do hai bên thỏa thuận. Hợp đồng được chứng minh nhưng không có giá trị khi đưa ra trung tâm đấu giá. Chủ sở hữu tài sản, tức người thế chấp cầm cố phải đồng ý đưa ra đấu giá và phải thỏa thuận về giá tối thiểu để đấu giá thì mới có giá trị. Vì vậy, một số khách hàng cố tình trì trệ, không ký vào ủy quyền để đưa tài sản ra đấu giá hoặc đồng ý đấu giá nhưng với một mức giá tối thiểu quá cao, không người nào có thể mua được, vấn đề thiết lập giá khởi điểm để đưa ra đấu giá là một vấn đề nan giải, nếu định giá quá cao thì trung tâm không bán được. Ngược lại, nếu định giá thấp thì chủ sở hữu không muốn giao tài sản, vì thế quyền lợi của người mua không được bảo hộ, gây ách tắc trong quan hệ mua bán.
Tài sản đảm bảo hiện nay chủ yếu là bất động sản. Một số được định giá vào thời điểm đỉnh cao của cơn sốt nên giá rất cao, đến thời điểm phát mại giá bất động sản hạ. Mặt khác, thị trường bất động sản Việt Nam còn tự phát nên có nhiều vướng mắc về pháp lý.
Tài sản thế chấp thuộc sở hữu tư nhân thì việc xử lý dễ dàng hơn vì chủ sở hữu có đầy đủ quyền năng với tài sản. Tuy nhiên, cũng có nhiều khó khăn vì liên quan đến vấn đề đồng sở hữu khi tài sản được tạo bởi nhiều cá nhân như nhà cửa, sổ tiết kiệm, là tài sản gia đình nhưng do một người đứng tên. Nhà ở, đất ở nông thôn, đất sản xuất nông nghiệp có giấy tờ hợp lệ cũng rất khó bán vì người mua là nông dân, yếu tố tình làng nghĩa xóm rất quan
trọng, họ không nỡ làm cho đồng hương trắng tay, mất đất, mất nhà, một số người do mê tín cũng không muốn mua lại đất, nhà của người đã phá sản.
Đối với cho vay doanh nghiệp nhà nước thì tài sản thế chấp thường là đất đai, máy móc. Doanh nghiệp chỉ có quyền quản lý, sử dụng tài sản. Việc sử dụng tài sản phải có sự tham gia của nhiều ngành, đặc biệt có sự tham gia của Tổng cục Quản lý Vốn và tài sản. Các tài sản chuyên dùng, có giá trị rất lớn, có khi hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng như kho hàng, nhà xưởng, khách sạn lớn thì việc phát mại cực ký khó khăn.
Với các tài sản đảm bảo là máy móc, thiết bị đều dễ bị mất giá do hư hỏng, hao mòn vô hình nên việc phát mại rất khó khăn. Bên cạnh đó, mua bán bằng cách đấu giá chưa phổ biến tại Việt Nam.
Ngoài ra việc khai thác tài sản bảo đảm đưa vào kinh doanh sẽ liên quan đến thủ tục xin giấy phép, đăng ký kinh doanh. Như vậy sẽ liên quan đến nội dung hoạt động trên giấy phép hoạt động.
NH có thể chọn cách thức khởi kiện tại tòa án trong các trường hợp cho vay tín chấp, cầm cố tài sản nhưng các bên thỏa thuận giải quyết bằng cơ quan tòa án. Lúc này, NH có thể gặp khó khăn như thời gian kéo dài qua thủ tục hành chính rườm rà. Thời gian từ khi tòa án nhận đơn đến khi xét xử vụ án là từ 75 đến 80 ngày. Trong khoản thời gian này, NH bị triệu tập nhiều lần để giải quyết và tốn phí. Đến khi tòa án đã tuyên thì thủ tục thi hành án cũng kéo dài.
2.6.Thực trạng tình hình huy động vốn của ACB-SG.
2.6.1.Các sản phẩm dịch vụ dùng để huy động vốn.
Để hoạt động huy động vốn đạt hiệu quả cao, ACB cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ đa dạng như:
- Dịch vụ tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán gồm : tiền gởi thanh toán không kỳ hạn, tiền gởi thanh toán có kỳ hạn, tiền gởi ký quỹ…
- Các phương tiện thanh toán cho khách hàng: cheque, uỷ nhiệm chi, hối phiếu ngân hàng…
- Chấp nhận các phương tiện thanh toán do nơi khác phát hành: cheque du lịch, thẻ ngân hàng…
2.6.2.Thực trạng hoạt động huy động vốn của ACB-SG. Đơn vị tính: tỷ đồng Loại tiền gửi Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Quý I/05 Chênh lệch 2003-2002 Chênh lệch 2004-2003 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Tiền gửi thanh toán 175 231 343 380 56 32% 112 48% Doanh nghiệp 73 106 151 166 33 45% 45 42% Cá nhân 102 125 192 214 23 22% 67 54% Tiền gửi tiết kiệm 1630 1664 2154 2370 34 2% 490 29% Tổng 1805 1895 2497 2750 90 5% 602 32%
Vốn huy động của ACB-SG tăng ổn định qua từng năm qua. Cụ thể :
Ngân hàng đã huy động được khốI lượng tiền tệ rất lớn đạt 2497 tỷ đồng vượt mức 132% so với năm 2003. Trong đó, nguồn vốn huy động bằng tiền tiết kiệm tăng nhanh từ 1664 tỷ đồng lên 2154 tỷ đồng với mức độ tăng trưởng 50%. Bên cạnh đó, nguồn huy động từ tiền gửi thanh toán cũng tăng từ 231 tỷ đến 343 tỷ đồng với mức tăng trưởng là 112 tỷ (tỷ lệ tăng là 48,5%) nhưng không đáng kể so với tiền gửi tiết kiệm.
Nhìn chung tốc độ tăng trưởng vốn huy động tại ACB-SG trong năm 2004 có biểu hiện ngày càng tăng, nguyên nhân là do:
- Ngân hàng áp dụng mức lãi suất hấp dẫn đối với khách hàng, ngoái ra còn có chương trình mở thưởng hàng năm cho những khách hàng có tham gia dự thưởng.
- Uy tín và chất lượng phục vụ của ACB-SG đối với khách hàng ngày càng được nâng cao và càng thể hiện được đây là Ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam.
- Năm 2003, vốn huy động tăng 5% (90 tỷ đồng) so với năm 2002. Năm 2004, vốn huy động tăng 32% (602 tỷ đồng) so với năm 2003. Nguồn
vốn huy động chủ yếu là nguồn tiền gửi tiết kiệm của khách hàng và đây cũng là nguồn vốn tăng ổn định nhất.
- Năm 2003, tìên gửi thanh toán tăng 32%(56 tỷ đồng)so với năm 2002. Trong đó, tiền gửi thanh toán doanh nghiệp tăng 45% ( 33 tỷ đồng), tiền gửi thanh toán cá nhân tăng 22% (43 tỷ đồng). Tiền gửi tiết kiệm tăng 2% (34 tỷ đồng) so với năm 2002.
- Năm 2004, tiền gửi thanh toán tăng 48% (112 tỷ đồng) so với năm 2003.Trong đó, tiền gửi thanh toán doanh nghiệp tăng 42% (45 tỷ đồng), tiền gửi thanh toán cá nhân tăng 54% (67 tỷ đồng). Tiền gửi tiết kiệm tăng 29% (490 tỷ đồng) so với năm 2003.
Có thể thấy rằng trong năm 2003, tiền gửi thanh toán doanh nghiệp tăng mạnh là do ngân hàng ACB-SG lập ra phòng khách hàng doanh nghiệp chuyên phục vụ khối khách hàng doanh nghiệp. Qua công tác tiếp thị cũng như khuyến khích doanh nghiệp vay vốn tại ACB-SG sử dụng dịch vụ thanh toán của ACB- SG đã làm tăng lượng tiền gửi thanh toán lên.
Đặc biệt, chỉ trong quý I/2005 ACB-SG đã khá thành công trong công cuộc huy động vốn mà cụ thể :
Tiền gửi thanh toán trong quý đầu năm 2005 cao hơn cả năm 2004 là 37 tỷ đồng, tiền gửi tiết kiệm huy động được nhiều hơn 216 tỷ đồng.Tiền gửi của khách hàng tăng liên tục qua các năm, đó là thành công của ACB-SG cũng như của ACB trong việc thực hiện chiến lược huy động vốn. ACB cung ứng một hệ thống sản phẩm dịch vụ huy động vốn đa dạng phù hợp với nhu cầu của khách hàng, công tác phục vụ nhiệt tình và năng động, đây chính là nguyên nhân góp phần làm tăng lượng khách hàng của ACB-SG ngày một đông.