Nghị viện và các cơ quan đại diện địa phương

Một phần của tài liệu Quan niệm của John Stuart Mill về chính thể trong tác phẩm Chính thể đại diện (Trang 83)

Các cách thức hình thành và làm việc của Nghị viện cùng mối quan hệ quyền lực giữa trung ương và các chính quyền địa phương cũng là một mối quan tâm lớn trong việc thiết lập chính thể của mỗi quốc gia. Trong “Chính thể đại diện”, Mill đưa ra quan niệm về các nhiệm kỳ của Nghị viện và việc cam kết của các thành viên Nghị viện. Ông cũng quan tâm tới hệ thống lưỡng viện. Nhà tư tưởng này còn bàn tới các chính quyền đại diện địa phương trong mối quan hệ với trung ương.

Ông băn khoăn rằng, nhiệm kỳ của nghị viện nên trong bao lâu? Theo ông, thành viên nghị viện không nên có nhiệm kỳ quá lâu khiến cho họ quên mất trách nhiệm của mình cũng như nhận thấy nhiệm vụ của họ là quá dễ dàng. Từ đó, thành viên này có thể mang những tư lợi cá nhân vào công việc chung. Thêm nữa, họ cũng dễ rời xa, không chú ý tới các cuộc hội họp công khai với các cử tri của họ. Mặt khác, thời hạn của nhiệm kỳ cũng phải đủ lâu để công chúng có thể nhận xét người đại diện đó không chỉ qua các hành động đơn lẻ mà thấy được cả đường lối hoạt động của họ trong cả một thời gian nhất định. Cuối cùng, Mill nhận định, “việc kiểm tra được thực thi tốt nhất là sau một thời gian đủ để người đại diện biểu lộ được mọi phẩm chất của mình, và chứng minh được rằng người đại diện cũng có thể đảm bảo được sự tin cậy và tôn trọng của cử tri bằng một cách khác hơn là chỉ biết đơn thuần bỏ phiếu và phát biểu chiều theo ý kiến của cử tri” [23, tr. 324].

Tiếp đó, ông liên hệ với tình hình nước Anh thời này “như tình hình hiện nay, thời hạn bảy năm là không nhất thiết, nhưng khó mà đáng phải thay đổi vì bất cứ điều lợi nào; nhất là vì khả năng giải tán sớm [nghị viện] lúc nào cũng treo lơ lửng khiến những thành viên Nghị viện luôn có động cơ phải duy trì sự quý mến của cử tri” [23, tr. 325]. Như vậy, phương pháp đặt họ vào khả năng bị sa thải bất kỳ khi nào cũng sẽ khiến họ có trách nhiệm hơn với cử tri và những nhiệm vụ của mình. Đặc biệt, “cá nhân thành viên phải từ nhiệm khi hết thời hạn kể từ ngày đắc cử, và không có việc bầu lại toàn thể Nghị viện” [23, tr. 326].

Ông đề xuất, “thật là bổ ích nếu có được một sự tổng tập hợp theo

định kỳ [Tác giả luận văn in nghiêng] của các lực lượng đối lập để đánh giá

tình trạng tinh thần của quốc gia và xác định dứt khoát tương quan lực lượng của các đảng phái và của các chính kiến khác nhau” [23, tr. 327]. Theo cách này, việc giám sát hoạt động của chính quyền sẽ dễ dàng hơn.

Mill cũng bàn tới việc liệu có nên đòi hỏi các thành viên nghị viện cam kết hay không? Ông cho rằng, điều đó là nên nhưng rất khó cho việc tham khảo ý kiến của dân chúng khi họ chỉ sở hữu lượng tri thức bình dân.

Mill khẳng định nhiều lần về vai trò và tầm quan trọng của đạo đức hiến pháp: “Những vấn đề đạo đức hiến pháp có tầm quan trọng thực tiễn

không hơn những vấn đề liên quan đến bản thân hiến pháp” [23, tr. 332].

Chính đạo đức hiến pháp sẽ khiến cho chính quyền đó luôn hoạt động hướng tới lợi ích của dân chúng. Ông viết: “Chỉ nhờ vào sự tôn trọng với các châm ngôn của đạo đức hiến pháp mà hiến pháp có thể duy trì được sự

tồn tại của mình” [23, tr. 333].

Mặc dù, việc cam kết hay không không ảnh hưởng tới sự tồn tại hay sụp đổ của các chính thể đại diện, nhưng theo Mill, nó rất cần thiết cho việc tác động tới các chính thể này để họ lưu ý đến những lợi ích của đông đảo nhân dân.

Để hài hòa, Mill đưa ra ý kiến của mình về tầm quan trọng ngang nhau giữa Cử tri và Trí tuệ cao cấp “trách nhiệm phục vụ lợi ích của cử tri; và gắn liền với nó là điều kiện quan trọng hơn, ấy là thu được lợi ích từ trí tuệ cao cấp, được luyện rèn trong những suy tư dài lâu và trong chuyên môn thực tiễn cho nhiệm vụ riêng biệt, phục vụ cho chức năng của chính thể” [23, tr. 333 - 334]. Những tài năng thường có đánh giá và nhận định khác biệt so với những bộ óc bình thường và “ý kiến của người đại diện rất thường là ý kiến đúng đắn hơn. Do vậy, các cử tri sẽ hành động không khôn ngoan, nếu cố đòi người đại diện phải tuyệt đối uốn theo ý kiến của mình như một điều kiện để giữ được chiếc ghế đại diện” [23, tr. 334].

Mill lưu ý rằng, điều quan trọng là các cử tri phải lựa chọn một vị đại diện có kiến thức cao hơn họ, có trách nhiệm với họ, nghĩa là ứng viên ấy phải đảm bảo được sự “tín nhiệm” đối với cử tri.

Việc cam kết cũng rất khó thực hiện khi mà rất có thể người đại diện mà cử tri bầu lên lại thuộc một tầng lớp khác, như vậy người đại diện này

không thể đi ngược lại lợi ích của tầng lớp họ được. Thêm nữa, nếu một cử tri đã quyết định bầu chọn và tin tưởng người đại diện cho mình rồi thì họ cần phải tiếp tục tin tưởng và theo ý kiến mà mình đã lựa chọn: “rất quan trọng là các cử tri phải chọn những người minh triết hơn bản thân họ làm đại diện cho họ, và họ phải tán thành được cai trị theo sự minh triết cao hơn ấy” [23, tr. 337].

Mill đề cập tới một hạn chế của sự bình đẳng. Ông cho rằng, ý niệm “bình đẳng” ngăn cản việc thừa nhận ai đó nổi trội, “thế nhưng cũng chính nền dân chủ, trong chính ngay bản chất của nó, xem trọng việc tất cả mọi người đều có quyền được bình đẳng, hơn là việc biện minh rằng một người này có quyền ưu đãi hơn một người khác, cho nên sự kính trọng trước tính ưu việt cá nhân dường như sẽ không được xem trọng đúng mức” [23, tr. 339]. Từ đó, nhấn mạnh vai trò của giáo dục “các thiết chế của đất nước phải in dấu ý kiến của những người thuộc tầng lớp có giáo dục cao hơn, như là những người được quyền có trọng lượng lớn hơn những người kém giáo dục: và tôi vẫn còn phải tranh đấu cho sự phân chia nhiều lá phiếu hơn cho tính ưu việt được xác nhận của học thức” [23, tr. 339].

Ông gợi ý về con đường tìm được đại diện xứng đáng của cử tri. Trước hết, đó là những người minh triết. Thứ nữa, họ phải là những người từng trải nghiệm về một vai trò chính trị nào đó hay thậm chí đó là sự trải nghiệm trong suy ngẫm về các vấn đề chính trị, họ cũng “xứng đáng với sự tin cậy giống như những người đã chứng tỏ bản lĩnh chính khách trong chức vị” [23, tr. 341]. Nếu họ là người chưa từng trải nghiệm thì điều cần nhất là phải có danh tiếng và tài năng. Thậm chí, giả định một số ứng viên mới được bầu ra lần đầu, không thể đáp ứng được tiêu chí trên thì cử tri cần “uốn nắn cảm xúc riêng của anh ta là điều cần thiết trước nhất” [23, tr. 342]. Nghĩa là, dù ứng viên ấy không minh triết, không trải nghiệm hay tài năng, danh tiếng thì việc người đó biết cách lắng nghe ý kiến của người khác, biết cách thừa nhận những giá trị trí tuệ của người khác hay không, đó cũng là

biểu hiện của một ứng viên tốt. Bởi, “sự tôn trọng trí tuệ cao hơn không đi

đến chỗ tự thủ tiêu – từ bỏ mọi ý kiến cá nhân” [23, tr. 342]. Ngay cả khi

người đại diện tài giỏi, hiểu biết và trải nghiệm thì cũng không nên bỏ ngoài tai những ý kiến của cử tri.

J. S. Mill nói tới vai trò của một người tài trong việc xem xét, quyết định các ý kiến “một người có lương tâm và tài năng được biết đến thì phải kiên trì sự tự do đầy đủ trong hành động theo sự xét quyết riêng mà mình cho là tốt nhất; và phải không đồng ý phục vụ cho bất kỳ điều kiện nào khác” [23, tr. 343]. Song, Mill cũng khẳng định, các cử tri có quyền được biết ý nghĩa hành động dự tính của ứng viên là thế nào.

Như vậy, quan điểm của Mill là cử tri nên ủng hộ quyết định, ý kiến của người đại diện, bởi lẽ nếu cử tri là người khôn ngoan thì họ nên bỏ qua sự khác biệt giữa những ý kiến của ứng viên và của họ để chấp nhận “giá trị toàn thể” – những lợi thế và ưu điểm, của ứng viên đó.

Tựu trung lại, “không được đòi hỏi cam kết thực sự, trừ phi do hoàn cảnh xã hội không thuận lợi, hay do các thiết chế có sai sót, mà các nhà cử tri thu hẹp sự lựa chọn của mình tới mức buộc phải cố định sự lựa chọn ấy với một người đoán chừng là chịu ảnh hưởng mang tính thù địch với lợi ích của họ” [23, tr. 345]. Cử tri cần ủng hộ sự minh triết của người đại diện.

Mill mường tượng ra con đường cho những người dân bị hạn chế về tri thức “lối thoát duy nhất khỏi sự lập pháp giai cấp trong hình thức hẹp hòi nhất và sự ngu dốt chính trị trong hình thức nguy hiểm nhất, hẳn là nằm ở sự sắp xếp sao cho người không học thức phải chọn người có học thức làm đại diện và làm theo ý kiến của họ” [23, tr. 347].

Về vấn đề quan hệ quyền lực giữa trung ương và địa phương, Mill cho rằng “ít nhất là bộ phận lập pháp của quyền lực nhà nước, quá bận rộn với các công việc địa phương” [23, tr. 393]. Trong khi đó, “Một số lượng khổng lồ các công việc riêng tư choán hết thời gian của Nghị viện và sự suy nghĩ của các cá nhân thành viên của nó, làm họ xao lãng khỏi công việc

đích thực của một đại hội đồng của quốc gia, là điều được tất cả các nhà tư tưởng và những người quan sát nhận thấy như một điều xấu nghiêm trọng, và tệ hơn nữa là điều xấu ấy đang gia tăng” [23, tr. 393].

Trên thực tế như vậy, Mill cho rằng, chỉ cần dựa trên nguyên tắc phân công lao động thì khối lượng công việc chắc chắn sẽ phải được chia sẻ giữa trung ương và địa phương.

J. S. Mill gợi ý một số công việc thuộc thẩm quyền của địa phương “Việc bổ nhiệm ngay từ đầu, chức năng giám sát và kiểm tra họ [các viên chức hành pháp], trách nhiệm cung ứng hay từ chối, cung ứng các trợ cấp cần thiết cho những hoạt động của họ, đó là những việc phải dựa vào dân chúng địa phương chứ không phải dựa vào nghị viện quốc gia hay nền hành pháp quốc gia” [23, tr. 394]. Ông thừa nhận một thực tế rằng, “những tổ chức ấy tồn tại ở nước Anh [Nghị viện đại diện cấp dưới], nhưng rất không đầy đủ, rất không chính quy và thiếu hệ thống” [23, tr. 395]. Ông cho rằng, nước Anh cần phải bổ sung thêm hội đồng đại diện cấp thành phố hay tỉnh lỵ.

Việc thành lập các hội đồng này như thế nào và phạm vi về chức năng của các hội đồng ấy ra sao, Mill tiếp tục bàn luận.

J. S. Mill yêu cầu “làm thế nào để bản thân công việc địa phương được làm tốt nhất; và làm thế nào để việc thực hiện những công việc ấy có thể biến thành công cụ hữu hiệu nhất bồi dưỡng tinh thần công cộng và phát triển trí tuệ” [23, tr. 395]. Ông đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc giáo dục công cộng cho các công dân. Công cụ chủ yếu để thực hiện công việc đặc biệt quan trọng này chính là các thiết chế hành chính địa phương. Như vậy, những công dân bình thường có thể tham gia vào nền chính trị chung như thế nào? Ông khẳng định, “đọc báo chí, và có thể viết bài cho báo, các cuộc mít tinh hội họp công cộng, và sự góp ý đủ loại gửi tới các cơ quan quyền lực chính trị, ấy là phạm vi tham gia của các công dân bình thường vào nền chính trị chung trong thời kỳ giữa một cuộc bầu cử Nghị viện này với một cuộc bầu cử Nghị viện kia” [23, tr. 396]. Ông

nhấn mạnh, bằng những việc như vậy, công dân sẽ được rèn luyện nhiều về mặt tư duy.

Ông là một nhà tư tưởng luôn quan tâm đến giáo dục chính trị, “thực hiện sự giáo dục chính trị quan trọng, chính là phương tiện giao lưu với tầng lớp thấp hơn trong xã hội. Cho nên, do việc giáo dục tinh thần cho dân chúng ở các công việc địa phương giữ một vai trò quan trọng hơn so với những công việc chung của nhà nước, và nhất là trong trường hợp này, những lợi ích sống còn không phụ thuộc quá nhiều vào chất lượng của việc quản lý, nên cho phép ta ưu tiên xem trọng mục đích giáo dục tinh thần

hơn là chất lượng quản lý công việc chung của cả đế chế” [23, tr. 397].

Về cách thực vận hành một hội đồng đại diện địa phương, theo Mill, cũng giống như những cách thức áp dụng cho đại diện quốc gia. Nghĩa là các hội đồng địa phương cũng do nhân dân địa phương bầu ra. Ông nêu ra nhiệm vụ chính của các hội đồng địa phương là “đánh thuế và chi tiêu tiền đóng thuế địa phương, nên quyền bầu cử phải trao cho tất cả những người đóng góp thuế địa phương, và loại trừ tất cả những người không đóng góp” [23, tr. 397-398].

Mill lên án kiểu cách hình thành những hội đồng địa phương thời ông sống “Kiểu cách hình thành những hội đồng ấy là dị thường nhất, họ chẳng được bầu ra cũng không được chỉ định theo bất cứ ý nghĩa thích đáng nào của ngôn từ, mà lại giữ những chức năng quan trọng” [23, tr. 399]. Theo ông, “thiết chế, về nguyên tắc là mang tính quý tộc nhiều nhất, đến nay vẫn còn lại ở nước Anh; quý tộc hơn nhiều so với Thượng nghị viện” [23, tr. 399]. Ông phê phán “Các tầng lớp quý tộc của chúng ta ngoan cố bám chặt lấy nó; nhưng nó hiển nhiên mâu thuẫn với tất cả những nguyên tắc là nền tảng của chính thể đại diện” [23, tr. 400].

J. S. Mill ủng hộ việc nên có hội đồng thành phố từ nguyên tắc mà ông gọi là “cộng đồng lợi ích địa phương”. Bởi, “các khu phố khác nhau của cùng một thành phố ít khi, hoặc chẳng bao giờ có lợi ích địa phương

khác biệt nhau; tất cả họ đều đòi hỏi cùng những thứ cần phải làm, cùng những chi phí phải gánh chịu” [23, tr. 401]. Và nếu việc xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường trạm mà “tổ chức khác nhau ở các khu phố khác nhau trong cùng một thành phố thì nhất định sẽ lãng phí lớn và bất tiện rất nhiều” [23, tr. 401]. Thêm một nguyên tắc nữa cũng rất quan trọng, đó là “trong mỗi khu vực địa phương chỉ nên có một hội đồng được bầu ra mà thôi” [23, tr. 401].

Mill nói về cơ cấu của hội đồng địa phương, ở đây cũng “giống như Nghị viện quốc gia, có công việc thích đáng cho mình là xem xét lợi ích của địa phương như một tổng thể bao gồm những bộ phận, mà những bộ phận ấy phải ăn khớp với nhau và chăm lo cho tầm quan trọng theo trật tự và tỷ lệ của mình” [23, tr. 402-403], nghĩa là ở hội đồng địa phương cũng phân chia thành những ban ngành khác nhau với những nhiệm vụ khác nhau. Tất nhiên, mỗi viên chức ở từng vị trí cũng phải có trình độ chuyên môn riêng. Để bảo vệ luận điểm này, Mill tiếp tục đưa ra một lý do nữa là vì “trình độ thấp kém về trí tuệ và tinh thần của những người thực hiện các thiết chế ấy” [23, tr. 403] nên cần được thống nhất vào trong một hội đồng để biến nó thành “trường học cho khả năng chính trị và trí tuệ tổng quát” [23, tr. 403]. Ở trường học mà Mill hình dung sẽ có những người làm thầy giáo để dạy cho những người học với mục đích “đưa những đầu óc thấp kém tiếp xúc với những trí tuệ cao cấp” [23, tr. 403]. Với nhiệm vụ này, Mill yêu cầu “mỗi hội đồng như vậy phải bao gồm một phần những trí tuệ tốt nhất của địa phương: như thế họ sẽ tạo được điều kiện tiếp xúc một cách

Một phần của tài liệu Quan niệm của John Stuart Mill về chính thể trong tác phẩm Chính thể đại diện (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)