Triết học chính trị của John Stuart Mill dựa trên hai nguyên tắc nền tảng là nguyên tắc công lợi và nguyên tắc tự do. Đây là hai nguyên tắc cơ bản Mill dựa vào để tiếp cận và nghiên cứu những vấn đề chính trị. Là một nhà triết học thực chứng, mọi ý tưởng của Mill đều dựa trên cơ sở các hành vi. Mục đích hành vi được đánh giá theo tiêu chuẩn hành vi đó có đem lại hạnh
phúc gì cho những người có liên quan tới nó không? Chuỗi logic Hành vi –
Hạnh phúc – Công lợi – Tự do có thể hình dung như một tòa tháp mà viên
triết lý chính trị, xã hội độc đáo và sâu sắc của Mill tạo thành một hệ thống đồ sộ, vững chắc và có tầm ảnh hưởng vô cùng rộng rãi.
Trên cơ sở đánh giá cao vai trò của việc tự thân phát triển, Mill cho rằng tự do là quyền cơ bản của con người. Nếu như nhiều triết gia khác bàn về “tự do” một cách trừu tượng về mặt khái niệm, ví dụ như, trong tác phẩm “Tinh thần pháp luật”, Montesquieu cho rằng: “không có một từ nào lại có nhiều cách định nghĩa theo những lối suy nghĩ khác nhau như là từ “tự do”” [3, tr. 98]; từ đó ông đưa ra khái niệm “Tự do là quyền được làm tất cả những điều mà luật cho phép. Nếu một công dân làm điều trái luật thì anh ta không còn được tự do nữa; vì nếu để anh ta tự do làm thì mọi người đều được làm trái luật cả” [3, tr. 99]. Với Mill, ông nói đến tự do là những quyền tự do cụ thể. Đó là ba quyền tự do của cá nhân nhất thiết phải được bảo vệ: quyền tự do tư tưởng, tự do thảo luận; tự do lựa chọn lối sống và tự do lập hội.
Trước hết, về tự do tư tưởng và tự do thảo luận. Mill đưa ra hai lý do tại sao không nên hạn chế tính hữu ích của tự do tư tưởng và tự do thảo luận đối với hạnh phúc của tập thể. Ông cho rằng, bất cứ người nào cũng có thể mắc sai lầm. Lý do thứ hai là về những ý kiến đang hiện hành có thể không được đông đảo thừa nhận là đúng, cũng có thể ý kiến đó không quyết định được đúng, sai. Như vậy, sự phê phán là có lợi ở chỗ cả quan điểm đúng sai đều có thể bổ sung, điều chỉnh cho nhau.
Thứ hai, về tự do lựa chọn lối sống. Quan niệm của Mill về tính có thể sai lầm của con người và quan niệm về hạnh phúc cho thấy xã hội không thể giới hạn sự tự do trong việc chọn lựa lối sống và can thiệp vào lĩnh vực riêng tư của cá nhân bởi vì về nguyên tắc xã hội vẫn có thể sai lầm. Tất nhiên, cá nhân có thể sai lầm trong lựa chọn của mình, nhưng theo Mill, xác suất ấy thấp hơn nhiều so với xã hội. Vì thế, cá nhân phải được quyền theo đuổi quan niệm hạnh phúc riêng của mình mà không có sự can thiệp của xã hội, miễn là không làm liên lụy đến người khác.
Mill cho rằng, cá tính chính là thành tố phát triển xã hội như dưới góc độ là tính độc đáo, thiên tài hay lập dị. Chính vì thế, cần phải cho phép cá nhân được sống, được thể hiện và phát triển để thúc đẩy xã hội ngày càng tiến bộ hơn.
Quyền tự do cuối cùng Mill bàn tới là quyền tự do lập hội. Ông lập luận quyền tự do tư tưởng, tự do thảo luận và tự do lựa chọn cuộc sống của riêng mình là những tiền đề để con người có quyền tự do lập hội. Theo ông, đây là quyền bao gồm quyền tự do tổ hợp giữa các cá nhân được suy ra từ quyền tự do cá nhân và nằm trong cùng giới hạn của quyền tự do cá nhân. Bởi vậy mà, lý luận về quyền tự do tư tưởng, tự do thảo luận, tự do lựa chọn lối sống đồng thời cũng là lý luận về quyền này [Đọc thêm công trình cùng tác giả luận văn, tài liệu 26].
Mill cũng áp dụng nguyên tắc tự do để bàn về các vấn đề bình đẳng, đặc biệt là bình đẳng giới.
Cuốn “Sự khuất phục của phụ nữ” được xuất bản tại Anh năm 1869 là tác phẩm nổi tiếng của Mill mà trong đó ông trình bày nhiều quan điểm bình đẳng của mình. Đây được coi là một tác phẩm rất có giá trị trong thời đại Victoria khi các quyền của người phụ nữ còn xa lạ và rất khó để đạt được. Đặc biệt, trong lịch sử, người đàn ông vẫn luôn chiếm một vị trí trung tâm. Ngay từ phần mở đầu của tác phẩm “Sự khuất phục của phụ nữ”, Mill đã khẳng định, sự bất bình đẳng giới chính là một trong những cản trở chủ yếu của quá trình hoàn thiện con người “Đó là quy tắc điều chỉnh sự tồn tại của các quan hệ xã hội giữa hai phái nam và nữ - sự lệ thuộc về mặt pháp lý của phái này đối với phái kia - tự bản thân nó là sai lầm, và hiện nay, nó là một trong những trở ngại chủ yếu đối với sự phát triển của nhân loại; nó nên được thay thế bằng một nguyên tắc về sự bình đẳng hoàn toàn, nguyên tắc này thừa nhận không có một quyền lực hay đặc
quyền nào trong tay phái này để áp đặt cho phái kia”1
[55, tr. 1]. Ông coi sự bình đẳng giữa nam và nữ là điều hiển nhiên. Các nguyên tắc bình đẳng được Mill đề cập tới có thể kể đến là ba nguyên tắc sau: Nguyên tắc cơ hội bình đẳng đối với các phúc lợi xã hội (Equal Opportunity for Welfare); nguyên tắc ích lợi xã hội (Social Utility) và nguyên tắc các quyền tự do cơ bản (Basic Liberties). Từ cơ sở này, ông đưa ra lời phản bác đối với những ý kiến bênh vực sự bất bình đẳng. Về ý kiến cho rằng phụ nữ có các phẩm chất yếu kém hơn nam giới, tự nhiên sinh ra đã yếu hơn nam giới, Mill phản đối bằng việc liệt kê nhiều phẩm chất mà phụ nữ có ưu thế hơn nam giới. Ông cũng đưa ra quan niệm về hai loại năng lực đó là năng lực thực tế và năng lực tiềm năng. Như vậy, nếu người phụ nữ không được hưởng nền giáo dục tốt như nam giới thì những năng lực tiềm năng của họ không có điều kiện để trở thành những năng lực thực tế. Theo đó, Mill ủng hộ một nền giáo dục dành cho tất cả mọi người, nam cũng như nữ, ông ủng hộ các cơ hội theo đuổi nghề nghiệp của người phụ nữ cũng như quyền bầu cử hay cơ hội tham gia vào các công việc nhà nước của họ.
Cùng với những tuyên bố về tự do và bình đẳng, Mill cũng bàn nhiều tới Dân chủ. Trong tác phẩm “Chính thể đại diện”, ông dành một phần lớn để nói về nền dân chủ nào là nền dân chủ thực sự và nền dân chủ nào chỉ là dân chủ giả hiệu. Nếu như bậc tiền bối của J. S. Mill là Bentham và James Mill cho rằng dân chủ là hình thức tốt nhất có thể đảm bảo hạnh phúc cho tất cả mọi người thì Mill không hoàn toàn đồng ý. Sâu xa hơn, Mill còn nói về những hạn chế, những ảnh hưởng tiêu cực của nền dân chủ tới con người. Về điểm này, ông chịu ảnh hưởng khá nhiều từ nhà tư tưởng người Pháp Tocqueville. Mill cho rằng, nền dân chủ sẽ tạo điều kiện cho số đông lạm dụng quyền hạn của mình và tạo ra sự chuyên chế. Chính ở điểm này,
1
“That the principle which regulates the existing social relations between the two sexes — the legal subordination of one sex to the other — is wrong itself, and now one of the chief hindrances to human improvement; and that it ought to be replaced by a principle of perfect equality, admitting no power or privilege on the one side, nor disability on the other”
Mill đã đưa ra một lời cảnh báo đối với chính thể Anh đương thời. Không những vậy, ông còn đề xuất những giải pháp để làm giảm sự chuyên chế ấy, tạo điều kiện cho những cá nhân tài năng phát triển và tham gia tích cực vào các công việc chính trị của đất nước. Nói đến việc thực thi những tư tưởng dân chủ, Mill bàn về cách thức để một ý tưởng tiến bộ được thử nghiệm và áp dụng rộng rãi thông qua ví dụ về việc áp dụng hệ thống của Thomas Hare (1806–1891).
Những quan niệm trên đây của J. S. Mill về tự do, bình đẳng, dân chủ là những tiền đề để ông xây dựng nên hệ thống triết học chính trị của mình. Hệ thống đó xoay quanh những vấn đề về chính phủ, cách thức quản lý nhà nước, nguyên tắc đa số phiếu, tính thích hợp dành cho các tổ chức xã hội, mối quan hệ giữa trung ương và chính quyền địa phương hay về các chính phủ liên bang.
Quan niệm về chính phủ của Mill cũng khác so với những nhà tư tưởng trước đó. Nếu như một số nhà tư tưởng thời trước Mill thường bàn tới Quyền tự nhiên hay Khế ước xã hội, thì Mill lại bàn luận nhiều về hình thức chính thể (hay các loại hình chính phủ). Ông cho rằng, tiêu chuẩn để đánh giá hình thức của chính phủ chính là mức độ mà chính phủ đó cho phép mỗi người dân thực hiện và phát triển theo cách riêng và năng lực của bản thân họ để họ đạt được hạnh phúc và những điều tốt đẹp hơn. Sự phát triển đó vừa là mục đích tối hậu của mỗi cá nhân, vừa là cách thức khiến cho cộng đồng phát triển và hướng đến một xã hội phồn vinh, hạnh phúc cho tất cả mọi người. Ông là người ủng hộ loại hình chính thể mang tính đại diện, được coi là chính phủ duy nhất là “chính phủ được toàn dân tham dự là thỏa mãn đầy đủ mọi nhu cầu cấp bách của tình trạng xã hội, rằng bất cứ sự tham dự nào, kể cả trong chức năng công cộng nhỏ bé nhất, cũng là
hữu ích” [23, tr. 128].
Về con đường bầu cử hình thành nên Nghị viện trong chính thể đại diện cũng là một vấn đề mà Mill quan tâm sâu sắc. Ông đưa ra đề nghị về
nguyên tắc đa số phiếu với yêu cầu về sự mở rộng quyền bầu cử. Dù cử tri thuộc đa số hay thiểu số dân chúng thì cũng đều tìm được người đại diện của mình. Ông đưa ra quan điểm về lá phiếu bổ sung. Đề cao sự hiểu biết của những người có giáo dục, theo Mill, những người này cần được bổ sung thêm lá phiếu hơn so với những người thất học. Từ đây, ông đề cao giáo dục, mà đặc biệt là giáo dục chính trị, sẽ khiến cho dân chúng sáng suốt hơn khi lựa chọn những người đại diện cho mình. Đồng thời, đây cũng là điều kiện để họ luôn có khả năng bảo vệ các quyền tự do cho mình. Mill là người không ủng hộ bỏ phiếu kín bởi cách thức này sẽ tạo điều kiện cho lạm quyền, tham nhũng và hối lộ gia tăng. Nhằm mục đích tránh những điều xấu xa này, Mill ủng hộ một hệ thống bầu cử mở. Ông cũng đề cao vai trò của bầu cử trực tiếp hơn là bầu cử hai giai đoạn. Theo ông, những lợi ích mà bầu cử gián tiếp đem lại thì bầu cử trực tiếp cũng có được. Hơn nữa, bầu cử trực tiếp sẽ nâng cao trách nhiệm của cử tri hơn khi họ thấy mình là người quan trọng đối với kết quả của cuộc bầu cử. Cuối cùng, để công việc bầu cử thực sự là một cách thức trao quyền lực cho nhân dân và để họ sử dụng đúng đắn nhất quyền lợi của mình, Mill nhấn mạnh đến nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là giáo hóa tinh thần và trí tuệ chính trị cho người dân.
Để bảo vệ quyền lợi cho đông đảo các tầng lớp nhân dân, Mill đã luận giải về vấn đề: Phản đối sự can thiệp của chính quyền. Đây chính là những ranh giới mà Mill đề ra để chính phủ không thể xâm phạm tới quyền lợi của người dân. Điều này được Mill tóm gọn trong ba loại sau:
“Loại thứ nhất là khi sự việc có lẽ để cho các cá nhân làm thì tốt hơn là để cho chính phủ làm” [22, tr. 240]. Ở đây, Mill đưa ra vấn đề “lợi ích”, rằng không ai có thể thích hợp hơn để quyết định những vấn đề liên quan đến lợi ích của chính mình bằng mình.
Loại thứ hai, tôn trọng quyền tự do của các cá nhân, Mill khẳng định “Trong nhiều trường hợp, mặc dù các cá nhân có thể làm một việc đặc biệt nào đó không được tốt bằng, tính trung bình mà nói, so với
các quan chức của chính phủ, thế nhưng việc để cho các cá nhân làm vẫn đáng mong muốn hơn là để cho chính phủ” [22, tr. 240]. Nghĩa là, chính phủ cung cấp cho họ những điều kiện vật chất, tinh thần nhưng không phải là sự độc đoán, áp đặt mà để cho họ tự do lựa chọn và quyết định. Khi đưa ra luận cứ này, Mill cho rằng, nó còn có ý nghĩa sâu sắc hơn nhiều, đó là “là các vấn đề của phát triển”, mục tiêu hướng tới tiến bộ xã hội của Mill.
“Lí do thứ ba và là lí do có sức thuyết phục nhất để hạn chế sự can thiệp của chính phủ, đó là điều rất xấu xa của việc trao thêm quyền lực không cần thiết cho chính phủ” [22, 242]. Ông cho rằng, điều này một mặt sẽ khiến cho công chúng e sợ, mặt khác, khi trao thêm quyền lực cho chính phủ sẽ nảy sinh những vấn đề xã hội nan giải như xuất hiện “bọn bám đít của chính phủ”, những kẻ trông chờ vào chính phủ để thăng tiến. Ông khẳng định “nếu mà như thế thì mọi quyền tự do báo chí, hoạt động quần chúng về lập pháp có nguy cơ biến đất nước này cũng như bất kỳ nước nào khác thành đất nước tự do chỉ ở tên gọi mà thôi” [22, tr. 243].
Mặt khác, Mill cũng nhận định, Dân chủ và Chính phủ đại diện cũng đóng góp vào sự phát triển của cá nhân nếu cho phép họ được đóng góp bằng những bài phát biểu tự do và việc thành lập các tổ chức xã hội phù hợp dựa trên nhu cầu của người dân. Mill cũng cho rằng, nhà nước có quyền được giáo dục khi các thành viên xã hội tồn tại trong phần sơ kỳ của họ, nhà nước được phép giáo dục, tạo uy lực dư luận nhưng không được phép ra lệnh, bắt ép. Mill ủng hộ phương pháp thuyết phục hơn là phương pháp cưỡng bách, mặc dù phương pháp cưỡng bách đôi khi được chấp nhận cho sử dụng.
Một điểm khác biệt nữa so với Bentham và cha ông - James Mill là J. S. Mill cho rằng các tổ chức xã hội phải thích nghi và phù hợp với thời gian và địa điểm nơi chúng hoạt động. Ông cũng đặc biệt nhấn mạnh vai trò của
các cơ quan chính quyền địa phương. Ông rất băn khoăn về tình trạng hỗn
này, Mill cho rằng, chính quyền trung ương chỉ nên giải quyết những vấn đề thực sự quan trọng và ảnh hưởng tới toàn thể đất nước. Chính phủ nên chia sẻ công việc với các chính quyền địa phương, do đó các công việc này sẽ được thực hiện tốt hơn nhiều so với khi chính phủ ôm đồm tất cả.
Bàn về cách thức tốt nhất để quản lý nhà nước như một chỉnh thể, Mill đưa ra quan điểm về một chính quyền dựa trên những viên chức chuyên nghiệp. Những viên chức chuyên nghiệp này sẽ được tuyển lựa công khai hoặc bổ nhiệm từ những vị thủ trưởng cơ quan (Thủ tướng trong Nghị viện hay Thị trưởng ở các chính quyền địa phương). Đặc biệt, Mill nhấn mạnh đến sự phù hợp giữa chức năng và vị trí của các viên chức để đem lại kết quả làm việc hiệu quả nhất.
Ngoài những quan niệm trên, Mill cũng đề cập tới loại hình chính thể
liên bang như một loại hình có thể “vừa để ngăn chặn các cuộc chiến tranh